Thơ tứ tuyệt trong nền thơ ca Việt Nam - nhìn trên góc độ khái quát

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 32 - 43)

CHƯƠNG 1 CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VỀ THƠ TỨ TUYỆT - THƠ TỨ TUYỆT CỦA HỒ CHÍ MINH

1.1. Chung quanh vấn đề thơ tứ tuyệt

1.1.5. Thơ tứ tuyệt trong nền thơ ca Việt Nam - nhìn trên góc độ khái quát

Thơ tứ tuyệt đến Việt Nam rất sớm, cũng như các thể loại khác của thơ Đường, thơ tứ tuyệt đã có mặt ngay từ buổi đầu hình thành nền văn học thành văn ở nước ta và đã góp phần rất lớn vào sự hình thành nền móng của văn học nước nhà. Thời kỳ đầu ở Việt Nam, những bài thơ tứ tuyệt do các nhà thơ Việt Nam sáng tác cũng đã đạt đến đỉnh cao của giá trị nội dung và nghệ thuật. Phan Huy Chú trong mục giới thiệu về "Giới Hiên thi tập" của Nguyễn Trung Ngạn đã từng ca ngợi: "Lời thơ phần nhiều hào mại, phóng khoáng, có khí phách và cốt cách Đỗ Lăng"; "ngoài ra, những câu hay rất nhiều, không kể hết. Thơ tứ tuyệt lại càng hay, không kém gì thơ thịnh Đường" [14; 66]. Sự đánh giá ấy đã chứng minh rằng: người Việt Nam cũng có đủ khả năng để sử dụng xuất sắc thể loại thơ tứ tuyệt - một thể loại độc đáo đƣợc tiếp nhận từ

Trung Quốc. Việc ông Phan huy Chú so sánh tứ tuyệt Việt Nam với tứ tuyệt của Trung Quốc là xuất phát từ ý thức trân trọng và lòng tự hào dân tộc sâu sắc .

Trong suốt mười thế kỷ nền văn học cổ điển Việt Nam (từ thế kỷ thứ thứ X đèn đầu thế kỷ XX) trải qua các nền văn học của các triều đại: Lý -Trần - Lê - Nguyễn... các nhà thơ Việt Nam ở mọi thế hệ luôn dành cho thể loại tứ tuyệt một sự quan tâm đặc biệt, thể tài tứ tuyệt đƣợc sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần xã hội.

Thời Lý - Trần, thể tài tứ tuyệt đƣợc phát triển ở Việt Nam và đƣợc sử dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực của cuộc sống tinh thần xã hội. Tứ tuyệt thời Lý xuất hiện đậm nét với chức năng ngoài văn học. Các nhà thơ sử dụng thể loại tứ tuyệt như là một phương tiện thể hiện những tư tưởng chính trị. Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt do nhà sư Pháp Thuận viết để trả lời vua Lê Đại Hành khi được hỏi về vận nước là một ví dụ điển hình:

Quốc tộ nhƣ đằng lạc Nam thiên lý thái bình Vô vi cƣ điện các Xư xứ cước đao binh.

(Ngôi nước như mây cuốn, Trời Nam mở thái bình;

Vô tri trên điện gác, Chốn chốn tắt đao binh).

Dùng thơ tứ tuyệt vào mục đích chính trị còn thể hiện rất rõ ở hình thức là những lời

"sấm vĩ tuyên truyền cho triều đại nhà Lý, tạo dƣ luận cho Lý Công Uẩn làm vua:

Thụ căn diều diều Mộc biểu thanh thanh

Hoa đao mộc lạc Thập bát tử thành

(Gốc cây thăm thẳm, ngọn cây xanh xanh, cây hoa đao rụng, mười tám hạt thành). Tương truyền những bài thơ tứ tuyệt này là của nhà sƣ Vạn Hạnh với dụng ý ghép chữ: Hoa, đao, mộc, lạc kết hợp thành chữ Lê để chỉ nhà tiền Lê; Thập, bát, tử kết hợp thành chữ Lý để chỉ sự thành lập của nhà lý khi nhà tiền Lê kết thúc.

Lịch sử những cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam còn ghi nhớ một bài thơ được đọc trong hoàn cảnh chiến đấu nước sôi lửa bỏng để bảo vệ chủ quyền đất nước, có tác dụng uy hiếp quân thù, động viên tinh thần ba quân tướng sĩ lại là một bài thơ tứ tuyệt -

"Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt được sử dụng dưới hình thức một tuyên ngôn của thần thánh, đã góp phần làm nên chiến thắng và được lưu truyền mãi mãi vào sử sách như là một bản "Tuyên ngôn" đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Ở thời kỳ này, tứ tuyệt còn là phương tiện hữu hiệu để các nhà sư thực hiện mục đích truyền đạo và ngộ đạo. Để trả lời những câu hỏi của học trò các vị sư đắc đạo thường trả lời bằng những bài thơ bốn câu, sau đó tập hợp lại thành những bài "Tứ cú kệ" có ý tứ sâu sắc.

Trong những bài "tứ cú kệ" các nhà sƣ gửi gắm những nhận xét về triết lý bản thể đƣợc rút ra từ cuộc sống sinh động, hoặc từ thiên nhiên phong phú.

Cùng với chức năng ngoài văn học, tứ tuyệt thời kỳ này còn là phương tiện khá "đắc địa" để cho các nhà thơ là những nhà sƣ bộc lộ ra những nỗi niềm sâu kín của mình, "Thị đệ tử" của nhà sư Vạn Hạnh; "Thiên trường vãn vọng" của Trần Nhân Tông... tuy những bài thơ này được viết ra để minh họa cho tư tưởng thiền học với cái nhìn sắc không, nhưng chúng vẫn chứa đựng những cảm xúc sâu lắng của tâm hồn, điều ấy làm người đọc ngạc nhiên khi nhận ra rằng: ẩn sau chiếc áo cà sa vẫn là trái tim nhạy cảm của một nhà thơ.

Vì thế, Niculin đã nhận xét: "Nhiều bài kệ có nét tập trung toát lên một tâm trạng trong sáng, có dấu ấn một cách hiểu tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên và sự suy ngẫm bản chất cõi hư vô và cõi thực" [90; 33]. Nhƣ vậy, yếu tố "trữ tình thiền" đã bắt đầu hiện hữu nhƣng chƣa thật sự đậm nét trong thơ tứ tuyệt thời kỳ này.

Đến đời Trần, chức năng hành chức của thơ tứ tuyệt vẫn còn thể hiện rất rõ qua những bài thơ ca ngợi hào khí của cuộc chiến tranh vệ quốc chống kẻ thù xâm lƣợc của quân dân nhà Trần với niềm tự hào sâu sắc dân tộc và những khát vọng về một đất nước thanh bình bền vững nhƣ: "Tụng giá hoàn kinh sƣ" của Trần Quang Khải; "Bạch Đằng Giang" của Nguyễn Xưởng; "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão... bên cạnh đó, chúng ta còn thấy thơ tứ tuyệt thời kỳ này còn đƣợc sử dụng nhƣ một "văn bản bang giao". Bài thơ "Tống bắc sứ Ngưu Lượng"

của Trần Nghệ Tông đƣợc xem là một thông điệp ngoại giao xuất sắc. Đọc bài thơ của Trần Nghệ Tông làm chúng ta nhớ tới bài từ khúc của Ngô Chân Lưu một nhà sư và cũng là một vị quan dưới triều Lê Hoàn. Cả hai nhà thơ cũng đều sáng tác theo đề tài tống biệt sứ giả, nhưng tính chất "văn bản ban giao" từng thấy trong bài từ khúc của Ngô Chân Lưu dần dần mờ nhạt để thay thế vào đó là tâm tình cảm xúc của người đi kẻ tiễn, khiến cho thơ tống biệt đời Trần có được tính chất thanh cao, tiêu sái trong thơ ly biệt Đường Tống.

Vì vậy, mặc dù thơ tứ tuyệt thời Trần vẫn thể hiện chức năng hành chức ngoài văn học, nhƣng đặc điểm lớn nhất của thơ tứ tuyệt thời kỳ này là in đậm dấu ấn của yếu tố trữ tình trong sáng. Triều đại nhà Trần với những ông vua Trần tài hoa - vừa là nhà chính trị, nhà sƣ, lại là những thi nhân kiệt xuất đã đóng góp rất nhiều cho nền thơ ca dân tộc.

Thơ tứ tuyệt giai đoạn này rất đặc sắc, đấy là nguyên nhân làm cho các nhà nghiên cứu đời sau khi giới thiệu những bài thơ hay nhất của văn học thời

Trần thường chọn những bài thơ tứ tuyệt. Cụ thể trong "Hợp tuyển thơ văn Lý Trần" tập III đã giới thiệu 88 bài tứ tuyệt trong tổng số 343 bài thơ Trần đƣợc trích tuyển, chiếm tỷ lệ 25%.

ở "Tuyển thơ các vua Trần" số bài thơ tứ tuyệt đƣợc giới thiệu cũng chiếm tỷ lệ 60 bài trong tổng số 101 bài. Đặc biệt là những bài thơ tứ tuyệt đƣợc giới thiệu đều đi kèm với lời khen đầy tự hào.

Biểu hiện rất rõ của thơ tứ tuyệt thời Trần là ngày càng bộc lộ khuynh hướng ưu tiên cho sự bộc lộ cảm xúc, suy tƣ về những vấn đề của đời sống chính trị xã hội hay đời sống tâm linh. Vì thế, mảng thơ tứ tuyệt viết về đời sống thế tục ngày càng chiếm ƣu thế. Thơ tứ tuyệt ngày càng gần với cuộc sống, nên thực hơn, đẹp hơn và luôn chứa chan cảm xúc. Cảm hứng của các nhà thơ thời kỳ này thật phong phú - những bức tranh thiên nhiên tươi mát, đẹp đẽ chứa đựng những tâm sự riêng tư, những tình cảm dành cho quê hương đất nước rất chân thành và đằm thắm thường xuyên có mặt ở trong thơ. Ở các bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Trung Ngạn "Hứng muốn về"; "Đêm đậu thuyền ở bến kinh thành"... đều khắc khoải, một nỗi nhớ quê hương da diết; rồi cảm hứng thế sự đã bắt đầu xuất hiện trong thơ tứ tuyệt:

bài thơ "Đề Đường Minh Hoàng dục mã đồ" của Chu Đường Anh là một điển hình trong sáng tác của các nhà thơ thời cuối Trần. Điều ấy đưa đến một hiện thực là: nếu như trước đây trong những bài thơ tứ tuyệt thường chứa đựng cái nhìn thiền học, thì giờ đây ít nhiều đã có sự chuyển biến rõ rệt. Cảnh vật đƣợc miêu tả trong thơ không phải chỉ có khung cảnh nhàn nhạt hư ảo như trong "Thiên trường vãn vọng" của Trần Nhân Tông, mà còn có cả thiên nhiên sinh động gắn với cuộc sống thế tục hiện hữu trong thơ. Do đó, nếu so sánh những bài

"Tứ cú kệ" đời Trần với những bài "tứ cú kệ đời Lý thì kệ đời Trần có nhiều yếu tố tiến bộ hơn kệ thời Lý ở chất trữ tình triết lý ngày càng đậm nét, thể hiện khuynh hướng gia tăng mạnh yếu tố cảm xúc, tâm trạng khiến cho nó gần với thơ ca thế tục. Bằng chứng là đề tài tứ tuyệt đã mở rộng ở khắp các

phạm vi của đời sống từ chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc, đến cuộc sống tu hành ẩn dật, cuộc sống nơi làng quê thôn dã... đánh dấu một bước phát triển mới của thể tài tứ tuyệt trong nền văn học Việt Nam .

Đến triều Lê, nền văn học bác học Việt Nam đã có một đội ngũ văn nghệ sĩ khá hùng hậu, với những tên tuổi nhƣ Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trực, Đàm Thận Huy, Sái Thuận... Nguyễn Dữ đã nhận xét trong "Kim hoa thi thoại truyện" rằng:

"Từ khi triều Lê dựng nghiệp, thi sĩ có đến hơn 300 nhà" [18; 428],

Trong sáng tác thơ ca triều Lê tuy tứ tuyệt ít đƣợc dùng hơn về số lƣợng so với bát cú, nhƣng chất lƣợng không hề giảm sút. Vì thế, khi lựa chọn những bài thơ hay, tứ tuyệt vẫn đƣợc tuyển chọn cao. Ví dụ tập "Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông" có 207 thì 83 bài là tứ tuyệt, chiếm tỷ lệ 40%. Ở thời kỳ này, thơ tứ tuyệt bắt đầu đƣợc xem là mảnh đất riêng của các thi nhân trên lĩnh vực bộc lộ tâm tƣ tình cảm cá nhân - một nhu cầu không kém phần quan trọng trong đời sống tinh thần xã hội. Khảo sát 12 bài tứ tuyệt của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy đều thắm đượm chất trữ tình sâu lắng. Những bài tứ tuyệt thời Lê thường vẽ nên những bức tranh phong cảnh gợi nhớ không khí tĩnh mịch của cuộc sống ẩn cƣ, nhàn nhã với những cảm xúc đằm thắm của nhà thơ trước vẻ đẹp làng quê.

Triều Lê với tinh thần phục hƣng văn hóa Đại Việt, truyền thống thơ văn Lý - Trần được khôi phục. Cái nhìn sắc không mà các vị thiền sư, các ông vua đời Trần ở thế kỷ trước đã thể hiện, nay lại tiếp tục vang vọng trong âm hưởng các bài thơ đậm chất trữ tình của thời Lê. Bên cạnh đó, việc tích cực khai thác nguồn thi liệu ngôn ngữ văn học dân gian và tiếp thu những giá trị của nền thi ca Trung Quốc đã ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển thơ ca nói chung và thơ tứ tuyệt nói riêng. Điều đáng nói là: việc phát huy những giá trị văn hóa dân gian đã góp phần nuôi dưỡng dòng văn chương bác học bằng

chữ Nôm đậm đà bản sắc dân tộc, chính là nguồn động lực cho việc cách tân thơ ca thê kỷ XV - làm biến đổi một số yếu tố chuẩn mực trong quy cách của thơ bát cú và thơ tứ tuyệt.

Hiện tƣợng xen lẫn những câu sáu chữ vào câu bảy chữ của bài bát cú, hay tứ tuyệt là hiện tượng bình thường trong thơ Đường luật thời kỳ này. Bên cạnh đó, tất cả các thi liệu dân gian, mang theo cả hơi thở của cuộc sống bình dị cũng du nhập vào văn chương bác học.

Người đại biểu xuất sắc của giai đoạn này phải kể đến Nguyễn Trãi là người có công đầu trong việc đƣa ngôn ngữ hội thoại dân gian thành ngôn ngữ văn học, mở ra một tiền đề cho nền văn học trong những thế kỷ sau. Thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi là một thế giới rất gần gũi với thiên nhiên và những gì của cuộc sông thôn dã: làng quê, cỏ cây, chim muông, hoa lá... tất cả đều đƣợc miêu tả với những cảm xúc lắng đọng và tinh tế.

Đến những thế kỷ từ XVI - XIX, thơ tứ tuyệt đã thật sự có những bước chuyển mình quan trọng.

Cuộc nội chiến Nam Bắc triều thế kỷ XVI - XVII đã phá tan bầu không khí tĩnh lặng vốn có trong xã hội Việt Nam ở những thế kỷ trước và báo hiệu sự suy vong của nhà nước phong kiến Việt Nam sau năm thế kỷ ổn định. Sự biến động lịch sử ấy đã tác động đến toàn bộ nền văn học nói chung và thơ tứ tuyệt nói riêng. Chính những biến động xã hội không cho phép thơ ca tự khép kín trong thế giới tĩnh tại với những đề tài sơn, thúy hữu tình nhƣ trong thơ ca ở các thế kỷ trước. Giờ đây, trong thơ in đậm dấu ấn nhận thức, phản ánh đời sống - khuynh hướng cảm khái thời thế càng được quan tâm trong bối cảnh nội chiến tàn khốc. Đây chính là tiền đề làm bước chuyển cả nội dung lẫn hình của thơ ca những thế kỷ sau, trong đó có thơ tứ tuyệt.

Thế kỷ XVIII - XIX , các nhà thơ đã tách ra khỏi truyền thống với các hình ảnh thi vị, để khám phá các chi tiết tương đối xác thực của cuộc sống đời

thường, như nghèo khổ, đói khát, bệnh tật... chùm thơ tứ tuyệt "Thôn cư thập nhị vịnh" của Cao Bá Quát là một bằng chứng cho thấy cái nhìn thi vị hóa làng quê, giờ đây đƣợc thay bằng cái nhìn trung thực; còn chùm thơ tứ tuyệt của Nguyễn Du "Thương ngô trúc chi ca" lại là một chùm thơ mang tính "nhật ký" ghi chép những điều vụn vặt, chân thực của những sinh hoạt trong cuộc sống. Như vậy, một khuynh hướng mới đã hình thành trong thơ tứ tuyệt với sự cố gắng vƣợt khỏi các yếu tố quy phạm, mở rộng tầm nhìn, thay đổi cảm xúc và khắc phục các yếu tố tĩnh tại bằng cách xâu chuỗi nhiều bài tứ tuyệt vào một chủ đề chung đã mở ra cho thể loại tứ tuyệt khả năng phản ánh hiện thực không thua kém các thể loại thơ dài khác. Việc các nhà thơ đã chú ý đưa sự hội nhập của cuộc sống đời thường vào trong thơ, làm mở rộng các khuôn khổ quy phạm của thể loại, cùng với việc khai thác chi tiết các bức tranh đời thường và tâm trạng con người, đã đem đến cho thơ tứ tuyệt thời kỳ này một sắc màu mới.

Một sự kiện nổi bật của nền thi ca Việt Nam giai đoạn này là sự có mặt trở lại của thể loại thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Nôm, với những tên tuổi như: Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn khuyến... tuy số lượng khá khiêm tốn, song nó đã tạo được những ấn tượng sâu sắc về sự hồi sinh của một hình thức thơ ca đậm tính quy phạm trước đó trong một dáng dấp mới mẻ. Trong số này, người đại diện xuất sắc là nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Nôm của Hồ Xuân Hương, nhìn chung vẫn tuân thủ quy cách sáng tạo của thơ Đường luật, nhưng tỏ ra thành thục hơn so với thơ tứ tuyệt chữ Nôm thế kỷ XV - XVI. Bởi, đó là thời kỳ chữ Nôm mới có những thành công bước đầu trên con đường hội nhập vào văn chương bác học, nên còn nhiều bất cập, nhưng đến giai đoạn này, chữ Nôm đã có một bước tiến khá dài với nhiều thành tựu đỉnh cao, đó là điều kiện cần thiết cho những cách tân táo bạo của các nhà thơ. Trong thơ tứ tuyệt chữ Nôm của Hồ

Xuân Hương, bên cạnh những cách tân mới mẻ, thơ Bà còn đúc kết được cách nói, cách viết của thơ ca cổ điển truyền thống nhƣ: cách nói bỏ lửng, ngắn gọn, hàm súc... tạo nên những giá trị đa nghĩa trong một phạm vi ngôn ngữ nhỏ hẹp. Song điều đáng lưu ý là hệ thống đề tài trong thơ tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương rất phong phú, bên cạnh những bài thơ cảm khái, đề vịnh về danh lam thắng cảnh, nước non, núi đèo... mang âm hưởng của thơ Nôm Đường luật thời Hồng Đức, chúng ta còn thấy những bài tứ tuyệt viết về cuộc sống, từ cuộc sống cung đình đến cuộc sống dân giã - những cái "chúa quý, vua yêu" nhƣ "cái quạt" trong cung cấm, đến "quả mít" sần sùi biết bao gần gũi với người bình dân cũng đều có mặt trong thơ tứ tuyệt của bà. Song sự khác nhau giữa thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương với thơ Nôm tứ tuyệt thời Hồng Đức là ở chỗ: thơ Nôm thời Hồng Đức sáng tác dựa trên tiêu chí mỹ học của thơ ca cổ điển, còn thơ Nôm Hồ Xuân Hương sáng tác dựa trên tiêu chí mỹ học và văn hóa dân gian Việt Nam. Cho nên, trong thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương, cái nhìn của bà là cái nhìn của một nhà thơ sống giữa lòng dân - đây là sự khác nhau rất căn bản, cũng là sự đánh dấu một dáng vẻ mới của thơ tứ tuyệt. Vì vậy, mặc dù về hình thức, thơ tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương vẫn tuân thủ các quy phạm của thơ Đường Luật, nhưng với tiêu chí mỹ học mới, Bà đã đưa vào trong thơ đường luật dấu ấn của văn hóa dân gian Việt Nam. Những dấu tích của nghi lễ phồn thực cổ xƣa, những lễ hội truyền thống... rồi tất cả những hình ảnh vốn luôn được miêu tả trong môi trường cao nhã cũng đều bị "kéo xuống" dung tục hóa dưới cái nhìn của người bình dân. "con ốc nhồi", "quả mít"... là những hình ảnh thôn dã quen thuộc nay lại đƣợc khoác thêm cái áo của những "hoài niệm phồn thực"; "quả cau" lại trở thành nỗi khát khao hạnh phúc đời thường của những người lao động. Thơ tứ tuyệt của Bà luôn ấm áp những khát khao đời thường, Bà chống lại

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)