Không gian vũ trụ mang tính xã hội

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 112 - 123)

CHƯƠNG 1 CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VỀ THƠ TỨ TUYỆT - THƠ TỨ TUYỆT CỦA HỒ CHÍ MINH

2.2. Hình tƣợng không gian - thời gian

2.2.2. Không gian vũ trụ mang tính xã hội

Nhìn chung không gian nghệ thuật trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh chủ yếu là không gian xã hội - một không gian khá phổ biến trong thơ ca cách mạng hiện đại, nhƣng không gian ấy lại tràn đầy những hình ảnh thiên nhiên vũ trụ. Điểm lại gần hai trăm bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh viết trong và ngoài tập nhật ký trong tù, ta thấy không lúc nào trong cái không gian sinh hoạt của cuộc sống xã hội lại vắng bóng cảnh sắc thiên nhiên vũ trụ. Điều này chỉ có thể được giải thích bởi những lẽ sau đây: thứ nhất, Hồ Chí Minh là một con người giàu lòng tin yêu đối với đồng loại, nên cũng chính là con người rất dễ xúc động trước cảnh vật thiên nhiên: một ánh trăng trong soi qua cửa nhà giam đã đủ làm cho Người bồi hồi, xao xuyến; một cánh chim bay lúc hoàng hôn, một tia nắng sớm khi bình minh cũng gợi cho Người biết bao niềm hân hoan hi vọng; bắt gặp một làn hương hoa trước cửa nhà ngục, Người cũng xót xa, cảm thương cho cái đẹp mỏng manh bạc phận... những tình cảm Người dành cho thiên nhiên là xuất phát từ một tình yêu sâu sắc của Người đối với cuộc sống. Thứ hai, cảm thức thiên nhiên vũ trụ ấy cùng chính là cảm thức rất phương Đông ở con người Hồ Chí Minh. Người phương Đông thường

quan niệm con người là một "tiểu vũ trụ" luôn tồn tại trong cái "đại vũ trụ" với mối quan hệ

"Thiên địa vạn vật nhất thể" nên "thiên nhân tương dữ". Vì thế, người phương Đông sống giàu tình cảm đối với thiên nhiên, luôn tìm thấy nơi thiên nhiên sức mạnh của sự sống vĩnh hằng. Cảm thức phương Đông ấy thấm đậm một cách tự nhiên như một mạch sống ngầm trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Ở Người, nhu cầu giao cảm với thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên là nhu cầu rất tự nhiên và không thể thiếu đƣợc dù trong bất cứ hoàn cảnh nào:

Trong ngục tù Người cũng không thể bỏ qua một đêm trăng đẹp:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

(Trong tù không rƣợu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?)

(Ngắm trăng)

Hai câu thơ đọc lên nghe rất bình thường, nhưng điều rất đặc biệt của hai câu thơ ấy là ở chỗ, chỉ bằng một câu hỏi tu từ "nại nhược hà?" (biết làm thế nào?) trước một đêm trăng đẹp đã bộc lộ tâm trạng bối rối của nhà thơ, làm người đọc chuyển từ thái độ ngạc nhiên đến bàng hoàng trước cái cách bộc lộ tình yêu cuộc sông và tấm lòng đôi với thiên nhiên của nhà thơ, sao nó bình dị mà kỳ vĩ quá.

Đây chính là lý do để chúng ta hiểu vì sao trong thơ ca Hồ Chí Minh nói chung, thơ tứ tuyệt nói riêng luôn có sự hiện hữu sống động của hình tƣợng không gian vũ trụ. Tìm hiểu thơ tứ tuyệt của Người, từ "Nhật ký trong tù", đến những bài thơ ngoài nhật ký, đặc biệt là những bài thơ trữ tình đƣợc sáng tác trong thời kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc, tất cả đều tràn ngập cảnh sắc không gian vũ trụ - hàng trăm lƣợt cảnh trí, vật thể tự nhiên: rừng, núi, sông, mây, khói, mù sương, gió, trăng, hoa, mưa, nắng, ánh

sáng, bóng tối, mặt trời, hơi ấm vũ trụ, sao bắc đẩu, cây cối, chim muông, tiếng côn trùng, bầu trời, mùa xuân, mùa thu, bình minh, hoàng hôn, v.v... Tất cả đều bước thẳng vào thơ với nhịp sống đời thường hồn hậu chất phác. Có khi những hình ảnh thiên nhiên vũ trụ ấy đã được thông qua trí tưởng tượng của nhà thơ, nhưng cũng có khi nó chưa được chưng cất thanh lọc, chƣa có những ƣớc lệ, cho nên nó mang tính trực cảm cụ thể, nó mộc mạc gần gũi, tự nhiên và bình dị. Song một điều đáng lưu ý là: không gian nghệ thuật chứa đầy hình ảnh thiên nhiên vũ trụ trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh lại mang rõ nội dung xã hội, thời đại cụ thể. Do đó, nó vừa mang vẻ đẹp cổ điển, lại vừa chứa đựng một tinh thần hiện đại. Đây là một đặc điểm rất độc đáo trong hình tƣợng không gian của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.

Trước hết, vẻ đẹp cổ điển của bức tranh thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là một thiên nhiên có linh hồn - bởi cảm xúc của nhà thơ đƣợc "thổi" vào trong đó.

Điều này, Hồ Chí Minh gặp gỡ với cái đẹp của thơ truyền thống. Trong thơ của người xưa, thiên nhiên bao giờ cũng hữu tình, hữu linh, hữu cảm; thiên nhiên chia sẻ với con người niềm vui, nỗi buồn; thiên nhiên là nơi con người hướng ra vũ trụ, là nơi con người tìm về với sự siêu thoát. Cho nên, thiên nhiên là bầu bạn. Đây là tư tưởng của Lão Trang, Thiền gia và Hồ Chí Minh cũng ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng ấy. Vì vậy, trong thơ của Người:

Thiên nhiên là nơi gửi gắm tâm sự:

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân Giang tâm nhƣ kính tịnh vô trần (Mây chen dãy núi, núi chen mây.

Lòng sông như tấm gương không chút bụi) (Ức cố nhân)

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng cho những hoài bão lớn lao của cuộc đời:

Non xa xa nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là, Đây suối Lê - Nin kia núi Mác, Hai tay xây dựng một sơn hà.

(Pác Bó hùng vĩ)

Thiên nhiên còn mang trong nó cái khát vọng cháy bỏng của nhà thơ về tự do:

Bất đắc tự do thưởng thu nguyệt Tâm tùy thu nguyệt cộng du du (Chẳng được tự do mà hưởng nguyệt, Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu).

(Cảm thu)

Và mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên thường đồng nhất với nhau, đây là một kiểu chiếm hữu giống với người xưa. Thiên nhiên và con người luôn hòa quyện vào nhau, sự cảm nhận ấy ở thi nhân Hồ Chí Minh đƣợc biểu hiện rất sinh động:

Có khi người với trăng tự tình với nhau như đôi tình nhân tri kỷ:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

(Ngắm trăng) Có khi người và thiên nhiên như hoa quyện vào nhau:

Quân cơ quốc kế thương đàm liễu, Huề chẩm song bàng đối nguyệt miên.

(Việc quân, việc nước bàn xong,

Gối khuya ngon giấc bên song trăng dòm).

(Đối trăng)

Thi nhân Hồ Chí Minh rất giống với người xưa ở niềm say mê cái đẹp của thiên nhiên, nhưng cũng khác với người xưa trong sự phát hiện ra vẻ đẹp của "cõi người". Thi tiên Lý Bạch ngắm trăng thấy trong lòng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi: "Ngẩng đầu ngắm trăng sáng; cúi đầu nhớ cố hương" (Lý Bạch "Tĩnh dạ tư"); còn ở Hồ Chí Minh, người ngắm trăng mê trăng thì trăng cũng mê người: "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt" thì

"Nguyệt tòng song khích khán thi gia" đây không phải chỉ là cái hay của bút pháp mà còn là vẻ đẹp của một nhân sinh quan.

Đối với Hồ Chí Minh thiên nhiên không chỉ là bạn bè mà thiên nhiên còn là cứu cánh của con người. Hồ Chí Minh tìm đến với thiên nhiên, không phải để ẩn dật như tư tưởng của Lão Trang hay siêu thoát của Phật giáo, mà Người tìm đến với thiên nhiên, để thiên nhiên tiếp thêm sức mạnh cho mình trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, để mình đủ nghị lực chấp nhận đƣợc hoàn cảnh, rồi vƣợt lên trên hoàn cảnh ấy với tƣ thế luôn chủ động. Thiên nhiên thật sự là cái giá đỡ cho Người không gục ngã trong nỗi đắng cay của cảnh ngục tù:

Hĩnh tí tuy nhiên bị khẩn bang, Mãn sơn điểu ngữ dữ hoa hương, Tự do lãm thưởng vô nhân cấm, Lại thử chinh đồ giảm tịch lương.

(Dẫu trói chân tay đến ngặt nghèo, Khắp rừng hương ngát với chim kêu, Tự do thưởng ngoạn ai ngăn được, Cô quạnh đường xa, vợi ít nhiều)

(Trên đường)

Thiên nhiên trong bài thơ trên quả là có một sức mạnh diệu kỳ. Ở bài "Đêm ngủ ở Long Tuyền" cũng là một minh chứng nữa cho điều ấy:

Bạch thiên song mã bất đình đề Dạ vãn thường thường ngũ vị kê Sắt lãnh thừa cơ lai giáp kích Cách lân hân thính hiểu oanh đề

(Suốt ngày "đôi ngựa" không ngừng vó Đêm đến lại đƣợc nếm món "gà năm vị"

Rệp và giá rét thừa cơ cùng tiến công

Mừng nghe xóm bên chim oanh hót buổi sớm.

(Đêm ngủ ở Long Tuyền)

Bài thơ có một điều rất thú vị: chỉ có 4 câu thì hết 3 câu là diễn tả nỗi cơ cực mà người tù phải hứng chịu bằng cái giọng mỉa mai chua chát, nhưng đến câu thơ thứ 4 thì bài thơ chuyển từ giọng mỉa mai chua chát kia sang giọng trữ tình với một niềm vui xôn xang rạo rực. Bởi khi ấy, nhà thơ bỗng nghe đâu đây tiếng con chim oanh líu lo thánh thót báo bình minh - dấu hiệu của một ngày mới bắt đầu. Thời điểm ấy dễ mở ra cho tâm hồn người tù Hồ Chí Minh một không gian mơ ước. Vì thế, bao nhiêu nỗi đắng cay của cảnh tù đày dường như đều bị đẩy lùi xuống, tan biến hết để nhường chỗ cho một không gian yên bình với sự sống sinh sôi nẩy nở. Nhƣ vậy, chỉ cần một tín hiệu của thiên nhiên, tù ngục nhƣ không có chỗ để tồn tại trong cảm giác của nhà thơ. Cảm thức về thiên nhiên nhƣ thế thể hiện rất đậm nét trong rất nhiều bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. Một lần bị đi đày, nhìn cảnh vũ trụ vần xoay nhà thơ đã viết: "Noãn khí bao la toàn vũ trụ; Hành nhân thi hứng hốt gia nồng" (Hơi ấm bao la trùm vũ trụ; Người đi thi hứng bỗng thêm nồng -"Giải đi sớm").

Những điều vừa phân tích trên là lý do giải thích vì sao thiên nhiên xuất hiện trong thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng đẹp, nó không trầm u mặc tưởng, hay chứa chất cái cảm giác

"người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" mà chúng ta thường gặp trong thơ của các nhà thơ khác; mà ngƣợc lại, ở Hồ Chí Minh ngay trong hoàn cảnh thân bị tù tội thì sự cảm nhận về thiên nhiên trong tâm hôn Hồ Chí Minh vẫn quá ư là trong sáng. Vậy nên, khi người tù Hồ Chí Minh đến với thiên nhiên là lúc người đọc không thấy đâu cái thực tế chua cay phũ phàng của tù ngục, mà chỉ thấy một thiên nhiên hồn nhiên tươi sáng. Chính cái đẹp của tự nhiên ấy đã biến tù nhân thành tự do nhân : "Ngục trung lưu trú tự do nhân" (Vào nhà lao huyện Lĩnh Tây) hay tù nhân thành một thi gia: "nguyệt tòng song khích khán thi gia" (Ngắm trăng).

Ở đây nếu chúng ta là một phép so sánh sự giống và khác nhau trong mối quan hệ giữa con người - thiên nhiên trong thơ thơ ca của người xưa với thơ Hồ Chí Minh thì thấy rằng: con người trong thơ của người xưa luôn mang trong mình khát vọng trở thành vĩnh cửu trường tồn với trời đất, hòa hợp với thiên nhiên, khẳng định tầm vóc của mình: họ "đăng quan tước lâu" để có thể "cùng thiên lý mục"; họ "đăng u châu đài" để gửi gấm tâm tình bằng giọt lệ vào thiên cổ trời đất mênh mông; họ ngồi một mình với núi Kính Đình để khẳng định tư thế con người. Sự vươn lên đó không phải để chinh phục thiên nhiên mà để hòa hợp tương thông với thiên nhiên. Còn con người trong thơ của Hồ Chí Minh cũng thường "đăng sơn", "đăng cao" nhưng không phải chỉ để hòa nhập, tương giao, tương cảm với thiên nhiên, không phải chỉ để khẳng định mình là một "tiểu vụ trụ" trong cái đại vũ trụ mênh mông vô cùng, vô tận mà còn thể hiện ý chí của con người làm chủ thiên nhiên làm chủ cuộc sống:

Huề trƣợng đăng sơn quan trận địa Vạn trùng sơn ủng vạn trùng vân

Nghĩa binh tráng khí thôn ngưu đẩu Thề diệt sài lang xâm lƣợc quân.

(Chống gậy lên núi quan sát trận địa

Muôn trùng núi chen chúc muôn trùng mây.

Nghĩa quân của ta khí mạnh nuốt cả sao ngưu, sao đẩu Thề diệt hết quân xâm lƣợc sói lang).

(Đăng sơn)

Vì vậy, đến với thiên nhiên là Hồ Chí Minh về với cuộc sống đời thường của con người sống trên mặt đất. Do đó, cái không gian vũ trụ trong thơ Người là không gian vũ trụ - mang tính xã hội. Hồ Chí Minh đã kéo cái không gian rất cao, rất xa của thơ ca cổ điển xuống với mặt đất bụi bặm trần thế, không gian vũ trụ giờ đây chứa đựng nội dung xã hội, thời đại cụ thể. Điều này thể hiện bằng những hình ảnh thật mới lạ - đáng kể là ở hai bài thơ "Tảo"

(Buổi sáng) và "Triêu dương" (Cảnh buổi sáng):

Thái dương mỗi tảo tòng tường thượng Chiếu trước môn lung, môn vị khai Lung lý hiện thời hoàn hắc ám Quang minh khước dĩ diện tiền lai.

(Mỗi sớm mặt trời nhô lên đầu tường Đã chiếu vào cửa nhà lao, mà cửa chƣa mở Trong lao hiện giờ vẫn còn hắc ám

Nhưng ánh sáng đã soi tới trước mặt nhà lao rồi).

(Buổi sớm) Thái dương mỗi tảo tòng tường thượng Chiếu đắc toàn sơn xứ xứ hồng

Chỉ vị lung tiền hữu hắc ảnh

Thái dương vị chiếu đáo lung trung

(Mỗi sớm mặt trời mọc lên khỏi ngọn núi, Chiếu khắp núi, nơi nơi rực ánh hồng, Chỉ vì trước lao còn bóng đen,

Nên mặt trời chƣa rọi tới trong lao) (Cảnh buổi sớm)

Cả hai bài thơ trên đều chứa đựng một hình ảnh vầng "thái dương" đó là "mặt trời", một hình ảnh mà trong thơ ca cổ điển ít có dịp nhắc tới. Trong bối cảnh của hai bài thơ, cái nhà ngục đƣợc đặt trong luồng ánh sáng bao trùm vô cùng, vô tận của mặt trời đã làm cho nó trở nên nhỏ bé và lạc lõng. "Mặt trời" ở đây "không còn là nguồn sáng chung của "nhật nguyện", nguồn dương khí của thế giới, mà đã là mặt trời vật chất với những ý nghĩa tượng trưng mới mẻ " [98;324]. Đã có ý kiến cho rằng: trong những trang thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh không chỉ có ánh trăng, mà nó còn tràn ngập ánh nắng sớm, cái ánh nắng sớm ở đây gắn liền với sự khát khao đổi đời và cảm quan về một thời đại mới:

Triều dương xuyên quá lung toàn bộ Thiêu tận u yên dữ ám mai

Sinh khí đốn thì sung vũ trụ Phạm nhân cá cá tiếu nhan khai.

(Ánh nắng sớm xuyên qua toàn bộ nhà lao Đốt nốt những làn khói mù u ám còn rơi rớt lại Sinh khí bỗng chốc tràn đầy vũ trụ

Tù nhân ai nấy vẻ mặt tươi cười).

(Nắng sớm)

Đọc bài thơ trên người đọc dễ dàng nhận ra đây không chỉ là cảnh nắng sớm nhà ngục, mà đây còn chính là ƣớc mơ đổi thay, cải tạo toàn bộ cuộc sống - cái nhà ngục của con người - với một cảm xúc mạnh mẽ, một khí thế

không gì ngăn cản đƣợc. Đây là một cái nhìn rất mới so với truyền thống - cái nhìn rất biện chứng của một cảm quan chính trị nhạy bén. Điều này hoàn toàn chính xác với tầm vóc một vĩ nhân nhƣ Hồ Chí Minh.

Vì những lẽ nêu trên, chúng ta rất dễ dàng nhận thấy: thiên nhiên vũ trụ trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh luôn quấn quyện với hình ảnh của cuộc sống sinh hoạt đời thường của con người sống trong "cõi người". Vì thế, ở chốn lao tù, chính sự hiện hữu của không gian vũ trụ đã biến không gian tù ngục thành một không gian tự do:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia ( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ )

(Ngắm trăng)

Ở nơi rừng sâu - chiến khu Việt Bắc, thiên nhiên lúc nào đẹp nhƣ một bức tranh thủy mặc:

Sơn kính khách lai hoa mãn địa Tùng lâm quân đáo điểu xung thiên.

(Lúc khách đến lối nhỏ bên núi hoa đầy đất Trong rừng rậm, quân đến, chim vụt bay lên).

(Vô đề)

Chính cái không gian nên thơ diễm lệ ấy của thiên nhiên đã biến không gian chiến khu - không gian sinh hoạt kháng chiến thành một không gian của chốn bồng lai tiên cảnh, nhƣng lại tồn tại ngay ở giữa "cõi đời":

Tiếng suối trong nhƣ tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

(Cảnh khuya) Khán thƣ sơn điểu thê song hãn

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 112 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)