Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh - sự kết hợp hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tỉnh thần hiện đại

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 50 - 63)

CHƯƠNG 1 CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VỀ THƠ TỨ TUYỆT - THƠ TỨ TUYỆT CỦA HỒ CHÍ MINH

1.2. Thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh

1.2.2. Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh - sự kết hợp hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tỉnh thần hiện đại

Khảo sát 198 bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh chúng tôi khẳng định một đặc trƣng điển hình nhất, bao trùm nhất của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh là sự hòa quyện đến mức dung dị giữa vẻ đẹp cổ điển với một nhân sinh quan hiện đại.

Hồ Chí Minh là người xuất thân từ nho gia, nên Người chịu ảnh hưởng sự giáo dục của nền văn hóa nho giáo rất sâu sắc. Ngay từ nhỏ người đã được học "Ngũ kinh", "Tứ thư"

đọc "Thiên gia thi" vậy nên, trên lĩnh vực thơ ca chúng ta có thể khẳng định rằng, Hồ Chí Minh cũng chính là nhà thơ đi ra từ thơ Đường - Tống, thơ ca cổ điển Việt Nam. Vì thế, những bài thơ tứ tuyệt của Người đều rất đậm đà chất Đường thi và âm hưởng của nền thơ ca cổ điển dân tộc. Ông Quách Mạc Nhƣợc từng nhận xét rằng: có những bài, nếu

đem đặt bên cạnh thơ Đường - Tống thì không thể phân biệt được [110]. Vậy nên, đọc thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh, ta luôn cảm thấy phảng phất đâu đây cái "hương hoa của thơ Đường"

[122; 85], cái triết lý sâu lắng của thơ Tống, bóng dáng của hồn thơ bay bổng với lối viết không chịu một sự bó buộc nào của Lý Bạch, bút pháp hiện thực sâu sắc của Đỗ Phủ, tâm hồn thông thoáng gắn với thiên nhiên của Vương Duy; cái thanh thoát trong sáng của thơ thiền, cái hào sảng của thơ Trần, cái uyên thâm và đời thường của Nguyễn Trãi, cái tài hoa của Nguyễn Du, cái chất trí tuệ của Cao Bá Quát, cái chất dí dỏm mang tƣ duy thẩm mỹ dân gian của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyên... Điều ấy chứng tỏ rằng: hồn thơ của nghệ sĩ Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ của những tâm hồn Á đông vĩ đại. Bên cạnh vẻ đẹp cổ điển ấy, chúng ta vẫn nhận thấy trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh còn có một cái nhìn mới về thế giới quan, nhân sinh quan, thẩm mỹ quan của một người chiến sĩ cộng sản - đây là cái không thể tìm thấy trong thơ xƣa. Chính những điều vừa phân tích trên đã làm nên cái độc đáo trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. Sự độc đáo ấy là: "cơ điển mà không phải là cổ thi" [98; 337], trong thơ của Người "cái hiện đại, trở về tắm mình trong cái cổ điên; còn cái cố điên lại được thổi vào trong đó cái linh hồn mới của thời đại" [91; 40]. Đó chính là lý do làm cho những câu thơ tứ tuyệt của nghệ sĩ Hồ Chí Minh có một vẻ đẹp hài hòa của sự tích hợp và dung hóa những giá trị văn hóa của truyền thống và hiện đại. Người luôn kế thừa truyền thống trên cơ sở của sự cách tân. Xin đƣợc minh chứng điều này qua việc đi vào phân tích một số bài thơ tứ tuyệt của Người.

Đọc bài thơ "Thượng sơn" (Lên núi) của Hồ Chí Minh, người đọc cảm nhận được ngay bài thơ xây dựng trên một cái nền triết học vừa Nho, vừa Phật, vừa cách mạng:

Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai;

Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai.

(Ngày hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi, Ngẩng đầu mặt trời mọc, Bên suối một nhành mai).

Bài thơ hay bởi tứ thơ vừa hào hùng, vừa siêu thoát; hai câu đầu của bài thơ giống nhƣ một lời đề dẫn:

Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai;

Để cho hai câu sau trở thành "bất tử":

Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai.

Sự bất tử nằm trong ý nghĩa của việc sử dụng hình tƣợng: nếu "mặt trời đỏ" là biểu trƣng cho một không gian mới, khác với quan niệm truyền thống thì "hoa mai" lại là cách nói tƣợng trƣng ƣớc lệ của thơ ca cổ điển. Trong quan niệm của Nho giáo: "mai" bao giờ cũng là biểu tƣợng cho một sự thanh khiết "xung hàn" tƣợng trƣng cho sự trong sạch, Nguyễn Trãi từng có thơ rằng: "Ái mai, ái tuyêt, ái duyên hà; Ái duyên tuyết bạch mai thanh khiết" (Yêu mai, yêu tuyết, là bởi yêu duyên gì? Đó là bởi yêu duyên tuyết trắng và mai trong sạch) [125;326]. Trong quan niệm của Phật giáo, "mai" là cây mai cụ thể, nhƣng cũng là kẻ đƣợc thoát kiếp luân hồi, cho nên "mai" là hiện thân của sự sống mới. Hình ảnh đối ngạn nhất chi mai của bài "thượng sơn" làm người đọc liên tưởng tới bài kệ nổi tiếng của nhà sư Mãn giác đời lý:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai (Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua sân trước một nhành mai)

(Nói chuyện với học trò)

Cấu tứ hai câu cuối của bài "Thượng sơn" chịu ảnh hưởng của tư duy thiền học rất sâu sắc, hình ảnh "ngạn" là cái bờ suối cụ thể và cũng là cái bờ bên kia, cái bờ đạt đến sự giác ngộ. Bài thơ của Hồ Chí Minh hay bởi tứ thơ có sự kết hợp hài hòa giữa cái nhìn của sắc không thiền học, cái thanh cao của đạo nho và cái tươi sáng đến vô ngần của một tư duy cách mạng. Hình ảnh : "mặt trời" "nhành mai" đƣợc đặt cạnh bên nhau đã làm nên một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ chứa đựng cả một sự sống bất tận. Và nó làm nên sự bất tử cho những câu thơ. Đánh giá điều này, ông Phan Ngọc đã đặt một dấu hỏi tu từ rằng: "Ai viết nổi hai câu thơ vừa muôn đời, vừa mới mẻ, vừa thanh thản, vừa khí phách lại thấm đượm tình người đến thế?" [91; 628].

Bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh viết vào năm 1948 có rất nhiều những cảm thức, những hình ảnh và các cấu tứ của các nhà thơ xƣa, nhƣng lại chứa đựng một cái nhìn mới mẻ của nhà thơ:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

(Đêm nay rằm tháng giêng trăng vừa tròn, Sông xuân, nước xuân liền với trời xuân.

Sâu nơi khói sóng, bàn bạc việc quân.

Nửa đêm trở về ánh trăng đầy thuyền).

Với câu thơ "Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên", người đọc có thể cảm nhận đƣợc có cái gì đó rất giống với câu thơ nổi tiếng "Thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc" (sông thu trời nước bao la một màu) trong bài "Đằng vương các tụ" của nhà thơ Vương Bột đời Đường. Có lẽ, cái gặp gỡ của hai

câu thơ này là ở cách cấu tứ, chúng đều xuất phát từ cảm hứng về cái đẹp của thiên nhiên đó là những bức tranh thủy mạc của hội họa cổ điển. Nhưng bức tranh của người xưa thì tràn đầy sắc thu; còn bức tranh của Hồ Chí Minh, lại ngập tràn sắc xuân. Cái đẹp trong bức tranh thu của người xưa là cái đẹp tĩnh lặng, nó gợi lên cái phiêu diêu lặng lẽ, buồn tẻ nhất là khi xuất hiện hình ảnh Lạc hà dữ cô lộ tề phi (Chiếc cò bay với ráng sa). Mục đích của nhà thơ ở câu thơ này là tạo ra cái động để phá đi cái tĩnh ở câu thơ trên, nhƣng chính vì thế lại càng tô thêm vào bức tranh thu kia những đường nét quạnh vắng. Ngược lại, cái đẹp trong bức tranh của Hồ Chí Minh thì lại tràn đầy sức sống mãnh liệt với hàng loạt hình ảnh: nước xuân, sông xuân, trời xuân... hòa quyện vào nhau nhƣ nối tiếp nhau không dứt. Điều ấy đã tạo nên một sức sống rạo rực, một vẻ đẹp khoáng đạt bát ngát của đất trời. Đó là cũng chính là tiếng reo vui trong tâm hồn người nghệ sĩ Hồ Chí Minh với một tình yêu tha thiết cuộc sống.

Đọc câu thơ thứ ba: "Yên ba thâm xứ đàm quân sự" (Giữa nơi khói sóng thăm thẳm bàn việc quân) của Hồ Chí Minh làm người đọc nhớ ngay đến câu thơ trong "Uống rượu tiêu sầu" của nhà thơ Cao Bá Quát: "Yên ba thăm xứ hữu ngư châu" (Giữa nơi khói sóng, thăm thẳm có một chiếc thuyền đánh cá). Hai câu thơ đều cùng thể hiện một sự cảm nhận về cái mênh mông vô tận của trời đất nên hai nhà thơ ở hai thời đại đã gặp nhau. Thế nhƣng, nếu trong cảm thức của người xưa là một sự lẻ loi, trống vắng thì trong cảm thức của người nay lại là sự cảm nhận một vẻ đẹp khoáng đạt, hào hùng - một con người ngồi giữa cõi đất trời đang bàn bạc việc đấu tranh để đƣợc làm chủ bản thân mình và làm chủ vũ trụ.

Câu kết của bài thơ "Nguyên tiêu": "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" một vẻ đẹp cổ điển mà chúng ta đã từng gặp trong câu thơ: "Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền" (nửa đêm có tiếng chuông vọng đến thuyền

khách) trong bài thơ nổi tiếng "Phong kiều dạ bạc" của Trương Kế thi nhân đời Đường đã nói lên một sự đồng điệu của những tâm hồn thi sĩ phương Đông. Câu thơ của Hồ Chí Minh gặp gỡ với câu thơ của Trương Kế là ở chỗ thời khắc nửa đêm, một thời điểm đầy lãng mạn đối với thi nhân. Trong thơ ca cổ điển, thời khắc nửa đêm thường đi vào trong thơ một cách huyền diệu bởi đó là thời gian yên tĩnh, trong trẻo và khoáng đạt nhất. Đó là lúc thi hứng thường trỗi dậy, Ương thời khắc ấy, sự cảm nhận của thi nhân dường sâu lắng hơn, tràn đầy cảm xúc lãng mạn hơn. Bên cạnh những cảm xúc lãng mạn, những câu thơ của Hồ Chí Minh còn chứa đựng một vẻ đẹp khác, đó là vẻ đẹp viên mãn giữa đất trời và những dự tính về một viễn cảnh tươi sáng của dân tộc. Chính vì thế, câu kết trong bài thơ "Nguyên tiêu" trào tuôn một sức sống rạo rực, mãnh liệt. Cái đẹp cổ điển hòa quyện với tinh thần hiện đại trong những câu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là nhƣ vậy.

2. Trong hình thức của những bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, chúng ta thường bắt gặp rất nhiều cách sử dụng những cái "mã" của thơ truyền thống, ví dụ ở một số bài thơ nhƣ:

"Nạn hữu suy địch" (Người bạn tù thổi sáo); "Vãn" (Buổi chiều); "Thu dạ" (Đêm thu)...

Ở bài "Nạn hữu xuy địch"

Ngục trung hốt thính tư hương khúc Âm chuyển thê lương điệu chuyển sầu, Thiên lý quan hà vô hạn cảm

Khuê nhân cánh thướng nhất tầng lâu.

(Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu, Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi, Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.)

Từ "hốt" (bỗng, chợt), đây là một từ mà các nhà thơ xƣa hay dùng để biểu thị một trạng thái tình cảm xảy ra trong khoảnh khắc. Một chữ "hốt"

đánh dấu một sự đột biến vƣợt cấp cảm xúc, ý thức. Nó là chiếc bản lề khép mở hai vùng trời của thế giới tâm trạng của con người. Phương thức biểu hiện này là một tín hiệu thẩm mỹ rất quen thuộc trong thi pháp thơ tứ tuyệt truyền thống. Đặc biệt trong tƣ duy nghệ thuật của các nhà thơ Đường, khi muốn bộc lộ một trạng thái cảm xúc, người ta hay sử dụng những tín hiệu minh thị: những phó từ "hốt" (chợt, bỗng), "khước" (trái lại), "nhất giác" (chợt hiểu), "tài",

"thúy" (mới)), thể hiện sự bừng tỉnh của nhà thơ và đánh thức người đọc. Nó giống như một sát na của nhà Phật - đƣa ta sang một chất mới của nhận thức. Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc kiểu tư duy nghệ thuật truyền thống ấy. Đây chính là lý do chữ "hốt" câu thơ

"ngục trung hốt thính tư hương khúc" có một vị trí quan trong trong bài thơ. Nhƣng thông thường trong thơ Đường từ hốt hay được dùng ở vị trí câu thơ thứ ba của bài tứ tuyệt, bởi câu ba là câu thơ có vị trí đặc biệt quan trọng, nó vừa là sự thừa chuyển của hai câu trước, vừa đóng vai trò quyết định đối với câu thứ tƣ nên nó có vai trò quyết định sự thành bại của cả bài thơ. Do đó, từ hốt thường đứng ở vị trí câu thứ ba để đánh dấu một sự chuyển đổi bất ngờ của cảm xúc, ý thức. Điển hình như trong bài Khuê Oán của nhà thơ Vương Xương Linh đời Đường đã thể hiện rất đắc địa kiểu tư duy này:

Khuê nhân thiếu phụ bất tri sầu

Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc Hối giao phu tế mịch phong hầu

Đã bao ngày tháng qua, người thiếu phụ vô tư "bất tri sầu", thế rồi một ngày kia "hốt"

(bỗng, chợt) nàng nhìn thấy sắc màu hàng dương liễu trong tiết xuân, nàng như "đốn ngộ"

bừng tỉnh nhận ra một điều gì đó thật là chua chát cho hạnh phúc của đời mình nên đã "hối"

(hối hận). Chữ "hốt" ở câu thơ thứ ba có vai trò mở ra vùng trời của thế giới tâm trạng mới cho người thiếu phụ trong bài thơ kia.

Còn ở bài thơ "Nạn hữu xuy địch" của nhà thơ Hồ Chí Minh, phó từ "hốt" lại đƣợc nhà thơ dùng ngay ở câu thơ thứ nhất. Người đọc mới đọc lên tưởng chừng như đó chỉ là một sự vô tình ƣơng việc dùng từ của nhà thơ, thế nhƣng sự vô tình ấy lại chứa đựng cả vùng trời của thế thơi tâm trạng người tù Hồ Chí Minh. Phó từ "hốt" đứng ở vị trí đầu câu thơ thứ nhất có vai trò nhƣ một sự kết nối quá trình chuyển biến trong tâm tƣ, tình cảm của nhà thơ từ khi bị bắt vào tù cho đến lúc "hốt thính tư hương khúc". Trong khoảnh khắc ấy, người tù Hồ Chí Minh chợt nhận ra, trong sâu thẳm của tâm hồn mình có trăm ngàn nỗi nhớ thương da diết luôn nặng trĩu trong tim. Ây thế mà, kể từ hôm Người bị bắt vào tù cho đến nay, phải rơi vào một tình huống bị mất tự do bản thân, lại lo cho vận mệnh dân tộc và quá ngỡ ngàng, chua xót phải làm tù nhân trên chính quê hương của "người nạn hữu"... nên nỗi nhớ niềm thương đối với quê hương, đất nước, bạn bè, đồng chí; và cả nỗi đau nhân tình hình như cũng tạm thời lắng xuống. Giờ đây tất cả nhƣ đang ƣỗi dậy khi hốt thính tư hương khúc. Đây chính là những tình cảm chân thật, rất đời thường của con người vĩ đại Hồ Chí Minh. Cũng chính từ tiếng sáo tư hương ấy, người tù Hồ Chí Minh không chỉ nhận ra nỗi lòng của mình, mà còn nhận ra nỗi lòng của những con người bất hạnh khác, đang cùng cảnh ngộ với mình. Vì thế, ở hai câu thơ sau Người không trực tiếp viết về tâm trạng của mình mà lại ẩn giấu nó qua tâm trạng của những con người khốn khổ khác :

Thiên lý quan hà vô hạn cảm

Khuê nhân cánh thướng nhất tằng lâu

Trước mắt người đọc đang hiện lên rất rõ hình ảnh người chồng thổi sáo, người vợ bước lên lầu cao để nghe được tiếng lòng của chồng mình; dường như cái không gian tù ngục cũng tan biến mất và dường như cái khoảng cách "thiên lý quan hà vô hạn cảm" kia cũng chỉ còn lại trong tấc gang để cho hai con người khốn khổ được gặp nhau. Đây rõ ràng là nhà thơ đã hóa thân

vào tâm trạng của người khác, sống được trong tâm trạng của người khác để cảm thông cho nỗi đau của họ. Đó chính là tấm lòng của người nghệ sĩ lớn giàu tình người, tình đời - luôn thấu hiểu cảm thông cho con người. Đây là cái rất người, rất đời thường, nhưng cũng rất vĩ đại ở người nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Phải chăng, đó là cả một bề dày vắn hóa của một con người từng kinh lịch trong cuộc đời, cùng với một tấm lòng nhân đạo và nhân văn sâu sắc luôn sống mãnh liệt trong nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh. Nhƣ vậy, để có thể hiểu đƣợc những điều sâu kín ương tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ Hồ Chí Minh ở bài thơ này, ý thơ "hốt thính tư hương khúc" có một khả năng truyền tải rất lớn.

Phó từ "hốt" còn đƣợc Hồ Chí Minh sử dụng linh hoạt ở một số bài thơ tứ tuyệt khác nhƣ:

bài "Vãn"

Vãn xán ngạt liễu, nhật tây trầm Xứ xứ sơn ca dữ nhạc âm.

U ám tỉnh Tây cấm bế thất Hốt thành mỹ thuật tiểu Hàn lâm.

(Cơm xong bóng đã xuống trầm trầm, Vang tiếng đan ca rộn tiếng ngâm Nhà ngục Tĩnh tây mờ mịt tối,

Bỗng thành quán nhạc viện hàm lâm)

Nếu ở bài "nạn hữu xuy địch", "hốt" đƣợc dùng ở câu thứ nhất thì ở bài "vãn"; "hốt"

lại dùng ở câu cuối của bài thơ. Nó nhƣ là một sự cảm nhận, một cái gì đó vỡ ra từ thực tế - những sinh hoạt trong tù đã biến nhà tù thành một nơi không phải là chính nó. Phó từ "hốt" ở đây đƣợc sử dụng nhƣ một sự vô tình, nhƣng thực chất nó lại là một khoảnh khắc dịch chuyển biến đổi từ chất này sang một chất khác. Nhà ngục tối tăm, bỗng trở thành viện hàn lâm

Một phần của tài liệu trương hoàng lệ thi pháp tứ tuyệt của hồ chí minh (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)