CHƯƠNG 3: THI PHÁP THƠ TỨ TUYỆT HỒ CHÍ MINH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
3.2. Các tổ chức một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
3.2.3 Cách kết thúc bất ngờ đặc sắc
Đối với một bài thơ tứ tuyệt thì câu kết có một vị trí rất đặc biệt. Người làm thơ rất chú ý đến vai trò của câu kết. Trong một bài thơ tứ tuyệt, cái khó
nhất là làm cho câu kết hay, bởi câu kết là câu để dành để chốt các vấn đề, nhƣng vừa đóng lại, vừa mở ra và luôn phải đƣợc nâng cao, với nhiệm vụ là làm sao để lại thật nhiều dấu ấn trong lòng người đọc. Câu kết trong những bài thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh không chỉ đạt được yêu cầu câu kết của một bài tứ tuyệt cổ điển, mà còn đạt đến sự độc đáo riêng có. Trong bài
"Vô đề":
Đã lâu không làm bài thơ nào, Nay lại thử làm xem ra sao.
Lục khắp giấy tờ vần chửa thấy, Bỗng nghe vần thắng vút lên cao.
một câu kết hết sức tự nhiên, nó đổi hẳn tính chất và sắc thái của bài thơ từ một tình cảm rất bình thường được bộc lộ ở ba câu đề - thực - luận, nhưng khi đến câu kết, bỗng đột ngột chuyển thành một tiếng reo vui tột bậc "Bỗng nghe vần thắng vút lên cao", người đọc cảm nhận được sự náo nức, rạo rực trong niềm phấn khởi to lớn của nhà thơ trước thắng lợi của dân tộc sắp đến. Giọng điệu ƣơng câu thơ đƣợc cấu tạo giống nhƣ một thế vƣợt thác, có lúc trầm, lúc bổng dồn dập đến cao độ, rồi hạ xuống mênh mang. Có thể phân tích các âm sắc trong câu thơ để hình dung đƣợc một sơ đồ nhƣ sau: âm tiết thứ nhất là một thanh trắc (bỗng), tiếp đến là một âm tiết phù bình thanh (nghe), và bên cạnh là một âm tiết trầm bình thanh (vần), tiếp đến là hai thanh trắc thuộc âm sắc cao đi liền nhau (thắng / vút); và rồi với hai âm tiết (lên / cao) mang âm sắc phù bình thanh đã làm cho nhạc điệu của câu thơ từ từ hạ xuống dàn trải mênh mông.
Trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh có rất nhiều kiểu câu kết gây ra sự bất ngờ cho người đọc. Bài "Vào ngục huyện Tĩnh Tây" là một ví dụ cụ thể: có một con người vừa bước chân vào nhà lao được tù nhân cũ đón rước "nghênh" (câu đề); con người ấy ngước nhìn lên trời, thấy hai đám mây "trục" xua đuổi nhau trôi qua trước mặt (câu thực); người tù suy ngẫm sự đời - rồi tất cả đều
như đám mây nổi bay đi hết "phi khứ liễu" (câu luận); chỉ còn lại trong tù một con người tự do (câu kết), một câu kết bất ngờ gợi cho người đọc những điều suy ngẫm về sự thanh cao của một tâm hồn tự do bất diệt.
Kiểu câu kết đƣợc xây dựng theo cảm hứng tự do ấy, có thể tìm thấy ở rất nhiều bài thơ tứ tuyệt của nghệ sĩ Hồ Chí Minh nhƣ bài "Vọng nguyệt" cũng có câu kết thật thú vị. Đọc cả bài thơ, nhà thơ giới thiệu với chúng ta một người tù phải sống trong lao tù thiếu thốn mọi bề, nhưng người tù ấy không hề bỏ qua cái đẹp của một đêm trăng sáng, trước cảnh đẹp đêm nay người tù bối rồi "Đối thử lương tiêu nại nhược hà?" và người tù ấy đành phải "Hướng song tiền khán minh nguyệt" và trở thành "thi gia" trong câu thơ kết "Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Một câu kết thật là bất ngờ và thú vị -người ngắm trăng và trăng ngắm người, người tù ấy bỗng trở thành một thi nhân, thật là kỳ diệu! Quả khó mà có thể viết nổi một tứ thơ lãng mạn và thoát tục đến nhƣ vậy. Bài "Ngọ hậu" với câu "Tri phủ lung trung dã hữu tiên?" (Biết chăng trong ngục có người khách tiên); Bài "Đi Nam Ninh" một người tù bị trói tay xích chân bị tình nghi là gián điệp mà lại thấy mình là một vị khanh tướng ung dung:
"Nghi dung khước tượng cựu công khanh"; hay ngáy ở giữa cuộc đời bận rộn với bao nhiêu trói buộc thế nhƣng kiểu câu kết mang cảm thức tự do kia cũng vẫn dạt dào sức sống, câu kết
"Thế sự thung dung nhật nguyệt trường" (Việc làm thung dung ngày tháng dài) trong bài Thất cửu là nhƣ vậy.
Có những câu kết khiến người đọc như vỡ ra một điều gì đó trong nhận thức của mình. Ở bài Vãn sự xuất hiện câu thơ "Hốt thành mỹ thuật tiểu hàn lâm" đã đột nhiên biến cái nhà tù thành một viện hàn lâm nghệ thuật nhỏ. Người đọc bỗng nhận ra một điều rằng: với nhà thơ Hồ Chí Minh ở đâu có sống là có vui, dù cuộc sống có cơ cực đến đâu thì niềm vui sống là cái không thể mất đi bao giờ.
Trong thơ tứ tuyệt truyền thống, câu kết phải đƣợc chuẩn bị từ câu chuyển. Thế nhƣng, trong thơ tứ tuyệt của nhà thơ Hồ Chí Minh có khi câu kết lại không bắt đầu từ câu chuyển, mà đột nhiên có một tứ thơ hoàn toàn khác lạ xuất hiện làm thay đổi toàn bộ hoàn cảnh, đó là trường hợp của bài thơ Dạ túc Long Tuyền:
Bạch thiên song mã bất đình đề Dạ vãn thường thường "ngũ vị kê"
Sắt, lãnh thừa cơ lai giáp kích, Cách lân hân thính hiểu oanh đề.
(Suốt ngày "Đôi ngựa không ngừng vó".
Đêm đến lại đƣợc nếm món "gà năm vị".
Bọ chét và giá rét thừa cơ cùng tiến công, Mừng nghe xóm bên chim oanh hót buổi sớm).
Ở bài thơ này, ba câu thơ khai - thừa - chuyển đều là nhƣng câu kể, kể lại cái cảnh khổ của người tù bị hành hạ về thể xác, bị giải đi bộ, bị trói chân như gà lúc đi ngủ, bị bọ chét và giá rét hành hạ. Thế nhƣng sang câu kết lại xuất hiện một tứ thơ dạt dào một tình yêu cuộc sống. Nếu đúng theo lôgíc thì ba câu thơ đầu chính là tiền đề xây dựng tứ thơ cho câu thứ tƣ - đó phải là một lời than trách, oán thoán cái khắc nghiệt của chế độ nhà tù, song ngƣợc lại, đó lại là một tứ thơ đầy lạc quan, đầy sức sống. Sự xuất hiện tứ thơ ấy, làm cho ý của ba câu thơ đầu biến mất, chỉ còn lại trong lòng người đọc một tiếng chim oanh thánh thót hót chào một ngày mới tốt đẹp.
Câu kết của bài thơ nhƣ một cái roi lợi hại, tạo nên yếu tố bất ngờ có tác dụng chuyển rất nhanh mạch cảm hứng của bài thơ - từ cảm hứng đơn thuần trữ tình sang trào phúng, hài hước: bài thơ "Tiết thanh minh" là một minh chứng cho điều đó:
Thanh minh thời tiết vũ phân phân,
Lung lý tù nhân dục đoản hồn.
Tá vấn, tự do hà xứ hữu?
Vệ binh giao chỉ biện công môn.
(Tiết thanh minh trời mƣa rả rích, Tù nhân trong lao buồn đến nẫu ruột.
Ƣớm hỏi: "Nơi nào có tự do?",
Lính gác trỏ ra cửa công đường ở phía xa).
(Thanh minh)
Đọc ba câu thơ đầu, cảm hứng của bài thơ là cảm hứng trữ tình bi phẫn, nhƣng đến câu thứ tư mạch thơ bỗng đột ngột đổi hẳn, âm hưởng trữ tình đã chuyển sang âm hưởng trào phúng, xuất hiện một nụ cười châm biếm - chua chát giải tỏa tâm trạng bi phẫn ở trên. Những câu kết loại kiểu như thế này giống như những "cái bẫy" dẫn người đọc vào những tình huống không thể lường trước gây nhiều bất ngờ thú vị. Ở bài "Đánh bạc", nhà thơ cũng tạo ra một câu kết độc đáo kiểu nhƣ vậy:
Dân gian đổ bác, bị quan lạp Ngục lý đổ bác khả công khai.
Bị lạp, đổ phạm thường ta hối:
Hà bất tiên đáo giá lý lai?
(Ngoài dân đánh bạc bị quan bắt, Trong lao đánh bạc khá công khai.
Bị bắt con bạc thường hối tiếc:
Sao chẳng vào nơi này từ trước?) (Đánh bạc)
Câu kết có cách nói trực tiếp, như độp một cái bắt người đọc quay về hiện thực, nhận ra bản chất của hiện thực xã hội. Bài "Ngọ" (Buổi trưa) cũng vậy: trong tù lúc ngủ trưa người tù: "Mộng kiến thừa long thiên thượng khứ"
(Mơ thấy cƣỡi rồng bay lên trời) một giấc mơ tự do thoát tục, một cảm hứng thăng hoa đến đỉnh điểm, với câu chuyển này, người đọc chắc không thể ngờ lại có một câu kết đảo ngược tất cả: "Tỉnh thời tài giác họa lung trung!" (Lúc tỉnh mới biết mình đang nằm trong lao), chỉ một câu kết, nhà thơ đã đưa người đọc từ giấc mơ "cưỡi rồng" trở lại với sự lạnh lẽo của nhà tù, cảm hứng thăng hoa thoát tục hoàn toàn biến mất, nhường chỗ cho một hiện thực phũ phàng.