Đặc điểm về hình dáng, tên gọi

Một phần của tài liệu cá sấu trong truyện kể dân gian nam bộ (Trang 35 - 42)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁ SẤU TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM BỘ

2.1. Đặc điểm về hình dáng, tên gọi

Trong buổi đầu khẩn hoang lập ấp nơi vùng đất mới, những lưu dân nơi vùng đất Nam Bộ luôn phải đối đầu với vẻ khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây. Nổi bật lên giữa nền thiên nhiên hoang dã ấy là hình ảnh của loài vật đáng sợ, hung bạo: cá sấu.

Cá sấu (Crocodilia) là loài bò sát có thể sống ở nước và trên cạn. Cơ thể của chúng dài từ 2-5m, có khi đến 6m. Cá có đầu dẹt, bằng, mõm dài, đuôi rất khỏe dẹt bên hình bơi chèo, phủ các phiến sừng. Chân cá sấu ngắn, to, mắt nằm cao, lỗ mũi, lỗ tai có van chắn nước. Da cá dày, da lưng và da bụng có các bản xương dày. Răng hình chóp nón. Não phát triển, thị giác và thính giác cũng rất phát triển. Con cái đẻ trứng thành các ổ, giấu trong cát hay bụi lau sậy, trứng có vỏ vôi chắc. Chúng có tập quán hoạt động về đêm, hung dữ, ăn động vật, đặc biệt là thích tấn công người. Cá sấu phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, sống ở sông, hồ, ao, đầm, số ít sống ở ven bờ biển. [70, tr.320]

Cá sấu là các loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước, chúng sống trên một diện tích rộng của khu vực nhiệt đới. Sấu có nhiều loại: sấu cá, sấu bưng, sấu mun, sấu hoa cà, sấu lửa... Cá sấu có xu hướng sinh sống ở những vùng sông và hồ có nước chảy chậm, thức ăn của chúng khá đa dạng, chủ yếu là động vật có vú sống hay đã chết cũng như cá. Những loài cá sấu lớn có thể rất nguy hiểm đối với con người. Cá sấu rất nhanh nhẹn khi khoảng cách ngắn, thậm chí ngoài môi trường nước. Chúng có quai hàm cực khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé thịt, nhưng chúng không thể há miệng nếu nó bị khép chặt, vì thế có một số câu chuyện về việc người sống sót khỏi những con cá sấu mõm dài bằng cách khép chặt quai hàm của chúng. Tất cả những con cá sấu lớn cũng có vuốt sắc và khỏe. Cá sấu là những kẻ đi săn kiểu mai phục, chúng chờ đợi cho cá hay động vật sống trên đất liền đến gần, sau đó tấn công chớp nhoáng.

Sau khi dùng cú đớp trời giáng của mình, con cá sấu kéo nạn nhận xuống con sông để nhấn chìm tới ngạt thở. Sau đó, để xé mồi, nó ngoạm chặt miếng thịt rồi xoay người nhiều vòng để dứt thịt ra. Thoạt nhiên, chúng ta có thể cho rằng điều này thật khó

khăn vì không kiếm được điểm tựa, nhưng những con cá sấu thì không phải lo điều đó: ngay khi đánh hơi được mùi máu, năm sáu chú cá sấu cùng bơi đến tỏ ý muốn chia sẻ bữa ăn, và thường thì con mồi bị xé ra thành hàng trăm mảnh nhỏ bởi những bộ hàm to khỏe và cú xoay người mãnh liệt.

Cá sấu là động vật ăn thịt có máu lạnh, chúng có thể sống nhiều ngày không có thức ăn, và hiếm khi thấy chúng cần thiết tích cực đi săn mồi. Mặc dù có vẻ ngoài chậm chạp, nhưng cá sấu là những kẻ săn mồi thượng hạng trong môi trường của chúng, và người ta còn thấy một số loài cá sấu dám tấn công và giết cả sư tử, động vật móng vuốt lớn và thậm chí cả cá mập.

Cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ chủ yếu được gọi bằng các tên đơn giản như là: Sấu, cá sấu, con sấu lớn, hay chỉ làcon sấu kỳ lạ, hay con sấu thành tinh mà thôi.

Bảng 1: Bảng thống kê các tên gọi của cá sấu

TT Tên gọi Truyện Số lượng

Ông Luồng - Cá sấu trấn Vĩnh Thanh (hay Câu sấu) - Ông Luồng ở sông Tiên Thủy

2 1 Ô Ngư Ngạc Sự tích thần Ô Ngạc Ngư 1 2 Thần Ngạc

Ngư Long Chuyện cá sấu cứu chúa tôi Nguyễn Ánh được phong chức Lang Lai đại tướng quân

1

3 Cá sấu; con sấu; con sấu lớn; con sấu thành tinh;

Những truyện còn lại 25

Sự mô tả về cá sấu hiện lên với hình dáng thật gớm ghiếc: thân hình sần sùi, mốc thếch, bám đầy rong rêu, đầu như một bè gỗ súc, mắt thao láo, há miệng đỏ như máu, tiếng kêu như nghé rống,... Cá sấu trong truyện kể dân gian Nam Bộ không chỉ là nỗi khiếp sợ của những loài động vật mà nó còn là nỗi khiếp sợ của những người dân nơi vùng đất mới này. Sấu không chỉ bắt heo, gà, vịt mà còn bắt cả người để ăn thịt. Cá sấu trong truyện dân gian xuất hiện với bản chất thật hung bạo và điều này được các tác gủa dân gian miêu tả như sau: Trong Sự tích miếu Ông Cù người ta miêu

tả: “Ngày xưa, khi vùng đất Định Thành còn hoang vu, con người sống thưa thớt cây cối rậm rạp với nhiều thú rừng. Con sông Gành Hào chảy qua vùng đất này trông như một cái hàm rồng. Dưới sông có một con cá sấu rất lớn thường nổi lên ăn thịt người nên dân trong vùng ai cũng sợ”. Còn trong câu chuyện Câu sấu: “Năm trước trong khúc sông Tiên (Sa Đéc) có con cá sấu mình lớn năm vây, dài đến sáu trượng, hàng ngày đón chận ghe qua, đánh lắc cho văng người xuống, hoặc đánh lật úp ghe rồi nhảy vọt lên táp nuốt. Người ta gọi tên con sấu ấy là “ông Luồng” và đã dùng hết cách để trừ nó mà rốt lại cũng chẳng đặng”. Với thân hình to lớn như một chiếc xuồng ba lá, cá sấu là nỗi khiếp đảm của người dân khi phải lưu thông trên sông rạch.

Trong điều kiện sông nước mênh mông ở vùng đất Nam Bộ lại là nơi trú ngụ lý tưởng cho loài ngạc ngư này. “Rạch Tiên Thủy, năm trước có một con sấu thật to, mình dài đến 60 pieds, cái thân của nó năm người ôm mà không giáp”, gọi nó là ông rồng, và sức nó mạnh đến nỗi nó dùng đuôi quất một cái đủ văng người xuống nước để ăn tươi nuốt sống, và ghe xuồng gì đều bị nó quất bể tan tành” (trong Sự tích ông Luồng ở sông Tiên Thủy).

Hay như trong truyện Sự tích thần Ô Ngư Ngạc mà chúng tôi sưu tầm được thì hai con cá sấu hiện ra “như hai chiếc ghe cà dom có gắn máy cao tốc”.Với thân hình to lớn như vậy nên trong trận chiến giành lãnh thổ hai con gây ra như một trận cuồng phong dữ dội “xé nước lao ào ào và đâm vào nhau. Sau một cú chạm mạnh đến rung rinh mặt đất mấy cây số. Hai con sấu nhảy dựng cao lên tới ngọn bần, rồi rơi xuống, nước tạt dựng phủ cả mé lá hai bên bờ sông”.

Sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tự nhiên con người không ngừng phải đấu tranh để duy trì sự sống mà còn phải chiến đấu tiêu diệt sấu dữ để bảo toàn tính mạng của mình và cộng đồng. Sấu dữ không chỉ phá hoại nguồn sống của người dân (bắt gia súc, gia cầm người dân nuôi để ăn thịt) mà sấu còn bắt người để ăn thịt. Dân chúng ai cũng oán sấu, coi sấu là hiện thần của cái chết: “Trong tang lễ, để báo tin trong phum, srok có người chết, người Khmer cũng giống như người Việt dùng cờ có màu trắng báo hiệu. Cờ đó người Khmer gọi là Tông Prôlưng (cờ hồn), cờ được gắn vào cây sào cắm phía ngoài gia đình có tang. Ngoài ra, cờ hồn còn có 4 cái nhỏ nữa, có nơi còn gọi là Tông Nee (cờ con rồng) hoặc cờ cá sấu (vì từ xa trông giống như con cá sấu) được đặt xung

quanh xác chết, ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc - tượng trưng cho tứ thần. Lí giải vì sao người Khmer dùng biểu tượng là con cá sấu làm cờ hiệu thì cho đến nay vẫn có nhiều quan điểm không thống nhất. Có người cho rằng, cá sấu là con vật hung ác, vì trong một truyện cổ cá sấu hóa thân thành con người (sấu thành tinh, chúng tôi cho rằng loại truyện này không phải của người Khmer vì sấu hóa thành tinh ăn đoàn hát bội, mà hát bội không phải loại hình sân khấu của người Khmer) để bắt người ăn thịt.

Theo quan điểm này thì, cá sấu sẽ là biểu tượng cho sự chết chóc, gắn với điềm rủi (như trong trường hợp này là gia đình có tang). Theo tác giả Tiền Văn Triệu, sự xuất hiện của cá sấu gắn với sự chết nhiều hơn là sự sống. Phải chăng vì vậy, người Khmer dùng hình ảnh cá sấu làm cờ hiệu như một biểu tượng gắn với niềm tin của con người về tín ngưỡng bái vật giáo(trường hợp này cá sấu là một ác thần cai quản một phần sông nước như nhiều người vẫn nghĩ), mà ngay từ buổi tư duy nguyên thủy, con vật này đã gây nhiều nỗi kinh hoàng cho cư dân Khmer của vùng đất Nam bộ ngày nay”.

Chính vì vậy, bên cạnh một số câu chuyện kể lại con người tìm mọi cách tiêu diệt chúng thì có một số chuyện con người kiêng sợ sấu, sấu được tôn sùng là Ông Năm Chèo, còn được lập chỗ thờ để tránh đụng chạm, mong được yên ổn, được chở che (Truyện Ông Đình Tây và con sấu năm chèo). “Dân chúng ai cũng oán sấu, nhưng nhiều người dầu bị sấu làm hại cũng không dám oán trách lại còn làm thịt gà vịt để cúng thần sấu” (truyện Sấu đỏ mũi).

Hay như trong truyện Sự tích Ông Luồng ở sông Tiên Thủy miêu tả: “Ở ngoài vàm sông lớn, ngày xưa, có nhiều cá sấu lớn bằng chiếc ghe, rất hung dữ, người qua lại đều phải kiêng sợ. Nhân dân trong vùng thường chở gạo đi lại trên mương rạch, hay dùng nước ấy tưới rửa thì phải trồng cây cọc dày kín để ngăn dòng nước cho khỏi nạn sấu. Năm nọ, ở sông Tiên Thủy có một con cá sấu lớn kì lạ - có đến năm vây, mỗi chét tay là một vây dài sáu thước, thường đón ghe thuyền qua lại trên sông dùng đuôi quật người trên ghe cho sa xuống nước, hoặc làm cho úp thuyền ghe đặng bắt người nuốt sống. Người ta gọi con sấu hung dữ này là “Ông Luồng”. Dân chúng tìm đủ cách giết nhưng không sao trừ được”. Từ chỗ sấu là nỗi ám ảnh của người dân thì người ta tìm cách thờ cúng, tôn chúng làm ''thần” để cầu mong sự bình yên.

Trong buổi đầu nơi miền đất Nam Bộ, có thể nói, người mới đến chẳng ai là chưa tùng trải qua nỗi khiếp sợ về nạn bị sấu đớp ăn thịt. Nhưng nỗi lo sợ kia cũng dịu dần theo thời gian. Bởi trải qua quá trình sinh sống nơi vùng đất mới, con người nơi đây đã biết tìm cách ứng phó với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên và bắt thiên nhiên phục vụ cho mình.

Trong truyện Bồ-piêl diệt sấu khổng lồ, hình ảnh con sấu hiện lên trông thật gớm ghiếc: “con sấu khổng lồ hiện ra mình mẩy đen ngòm dài hàng chục sải. Miệng há rộng thở phì phò, nhe hai hàm răng nhọn hoắt. Mắt con vật đỏ như hai quả cầu lửa.

Cá sấu tung hoành ngang dọc quật đuôi, đạp nước làm biển dậy lên những con sóng lớn. Gặp những lúc ấy thuyền bè đi trên biển bị đánh lật không ít và sấu đón bắt ăn thịt những ngư dân”.

“Năm trước trong khúc sông Tiền (Sa Đéc) có con cá sấu mình lớn năm vây, dài đến sáu trượng, hàng ngày đòn chận ghe qua, đánh lắc cho văng người xuống, hoặc đánh lật úp ghe rồi nhảy vọt lên táp nuốt.... Người thợ câu lành nghề kia biết sấu không có mang tai, không tài nào hả họng trong nước đặng; còn cái đuôi sấu dẫu có cựa quậy cũng chẳng có hại gì. Như vậy mới trêu đùa với sấu và đợi đến lúc nó tấn gần sát lại bên mình, cất lên mặt nước toan táp, anh mới thừa cơ ném vịt tới miệng nó (Ông Luồng ở sông Tiên Thủy).

Trong Đá cá sấu, hình dáng con sấu hiện lên trông thật gớm ghiếc: “Thân hình con vật sần sùi, mốc thếch, rong rêu bám đầy, nổi lờ đờ to và dài như bè gỗ súc”. Mặc dầu với hình thù đáng sợ như thế nhưng những người dân nơi đây cũng có cách đối phó với chúng. Bởi đối phó với sấu dễ hơn với cọp nhiều vì chỉ cần tìm ra điểm yếu của chúng là có thể thu phục được vị thần hung hãn dưới nước này.

Trong nhiều lần chạm trán với cá sấu, con người dần rút ra được nhiều kinh nghiệm. Chẳng hạn như con người biết rằng sấu chỉ bắt được con mồi khi ở tư thế nằm ngang. Bởi vậy, người chồng trong Đá cá sấu khi đối mặt với cá sấu đã đổi tư thế đứng để sấu không gắp được. Nhưng sấu cũng là con vật tinh ranh không kém, thở phì phì, phun vào miếng mồi một tia nước mạnh như búa bổ. Người chồng bị lật

ngang. Sấu trườn tới ngoạm vào miệng, đoạn quẫy đuôi thông thả lội ra khơi. Người chồng còn cố ngoắc tay kêu cứu đầy tuyệt vọng.

Một đặc điểm nữa là cá sấu không có mang nên chúng không thể há miệng dưới nước. Đó cũng là một điểm yếu mà dựa vào đó con người có thể tìm cách tấn công thoát khỏi quai hàm cá sấu. Người thợ câu lành nghề trong truyện Ông Luồng ở sông Tiên Thủy biết được điều đó nên anh “dùng lưỡi câu bằng sắt, bắt một con vịt rồi lấy dây mây lớn xỏ buuộc sau lưỡi câu thật chặt, rồi tay không ôm con vịt nhảy xuống sông nhử sấu... đợi cá sấu bơi đến gần, trồi đầu lên khỏi mặt nước há miệng táp thì thừa cơ ném con vịt vào miệng cho sấu nuốt. Liền sau đó, anh bơi vào bờ mà kêu dân chúng kéo dây mây lôi sấu vào bờ và xúm lại đâm chết”. Nhờ vào cách đó mà anh trở thành một tay thiện nghệ trong nghề bắt sấu.

Trong truyện Bị sấu đớp mà thoát được, ông Sáu Kiều nhờ bình tĩnh, gan dạ

“rút cây lông nhím đâm mạnh vào mắt con ác thú. Sấu co thân quẫy mạnh, há miệng rộng vì đau đớn, làm rơi con mồi và lặn xuống nước. Thừa cơ, ông Sáu cố lấy hết sức bình sinh trườn lên bờ rạch”. Ông Sáu Kiều thoát chết trong đường tơ tóc nhờ vào sự bình tĩnh và dũng cảm của mình.

Sấu gắn liền với hình ảnh quái vật ăn thịt người cho nên trong dân gian để

“kiêng cữ” người ta không gọi thẳng tên mà gọi chúng là Ngạc ngư, là Thần sấu,....

Điều này có thể thấy rõ trong cách gọi tên sấu ở những vùng sông nước, nơi mà môi trường sống của con người có nhiều cá sấu quấy nhiễu. Người ta tin rằng, khi không gọi tên “tục” của chúng thì sẽ không bị quấy nhiễu. Cũng như đối với những người dân sống bằng nghề sông nước thì tục vẽ mắt thuyền là nhằm tránh sự quấy nhiễu của các loài thủy quái dưới sông, trong đó có cá sấu. Quan niệm của nhân dân “có kiêng có lành” chính vì thế mà để tránh thú dữ làm hại nhân dân ta không bao giờ dám gọi tên chúng khi phải đi lại hoặc sinh sống trong môi trường của chúng. Và để tránh sự quấy nhiễu của thú dữ con người còn tôn chúng làm “thần”. Điều này được thể hiện rõ trong truyện Cá sấu trấn Vĩnh Thanh: Con cá sấu mình lớn năm vây, dài đến sáu trượng, hàng ngày đón chận ghe qua, đánh lắc cho văng người xuống, hoặc đánh lật

úp ghe rồi nhảy vọt lên táp nuốt. Người ta gọi tên con sấu ấy là “ông Luồng” và đã dùng hết cách để trừ nó mà rốt lại cũng chẳng đặng.

Hay như trong truyện Sự tích thần Ô Ngạc ngư người ta gọi con vật có nghĩa này là thần Ô Ngạc ngư, để tỏ lòng biết ơn con vật có nghĩa đã ra tay tiêu diệt con sấu hung ác “Xích Ngạc ngư” để bảo vệ cuộc sống của người dân. Và trong truyện Chuyện cá sấu cứu chúa tôi Nguyễn Ánh được phong chức Lang Lai đại tướng quân để ghi ân con vật đã cứu mình thoát khỏi hoạn nạn, chúa Nguyễn đã phong chức cho con sấu là Lang đại tướng quân. Đây là một cách đền ơn đáp nghĩa đối với loài vật đã có công cứu giúp khi con người lâm nguy.

Mặt khác, trong tâm thức của người dân Nam Bộ, sấu gắn liền với sự chết chóc, gặp sấu là coi như cầm chắc cái chết trong tay và hình ảnh cá sấu mang nhiều nét hiện thực gắn liền với đời sống của người dân nên cá sấu hiện lên trong truyện dân gian cũng mang nét gần gũi với cuộc sống đời thường. Cá sấu xuất hiện với hình ảnh đậm nét hiện thực và tên gọi của chúng cũng thể hiện rất rõ bản chất của loài thủy quái này. Chính vì vậy, bên cạnh những cách gọi tên khác thì khi nói về loài vật này người ta thường gọi thẳng tên của chúng. Phần lớn trong truyện dân gian về sấu ở Nam Bộ khi miêu tả sự xuất hiện của chúng người ta thường miêu tả như sau: Ngày xưa, dãy Thất Sơn chỉ là những hòn đảo nhỏ được bao bọc bằng biển cả bao la. Có vợ chồng người Miên sống trong một hốc đá to trên một trong những hòn đảo ấy.... Một hôm, lúc người chồng hụp xuống mé nước mò ốc, bỗng một đợt sóng to ồ ập xô vào bờ, người chồng bất ngờ bị sóng cuốn ra khơi. Vợ kinh hoàng định phóng theo tiếp sức. Thình lình, từ dưới nước một cái mõm dài bằng gian nhà thò lên định ngoạm lấy người chồng. Anh chỉ còn kịp la lên:Cá sấu đó, mình đừng lội xuống (Truyện Đá cá sấu); Hay như trong truyện Truyền thuyết về Đầu Sấu, Cái Răng :”Ngày xưa, ở Vàm sông Cần Thơ, nơi giáp giới giữa hai làng Thường Thạnh và Tân An, tương truyền rằng có một con sấu rất lớn và hung dữ”...

Nhìn chung, qua các gọi tên và mô tả về hình dáng của cá sấu trong truyện kể dân gian, có thể nhận thấy: không có nhiều sự thiêng hóa, lạ hóa trong cách gọi tên hình tượng. Trong truyện kể dân gian nói chung, hình thức lạ hóa tên gọi của hình tượng các nhân vật, đặc biệt là loài vật diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt sự thiêng hóa

Một phần của tài liệu cá sấu trong truyện kể dân gian nam bộ (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)