Quy hoạch phát triển nông thôn dựa trên các nguyên lý cơ bản sau đây:
3.3.1. Quy hoạch phát triển đa mục tiêu (multi-purpose)
Trước khi tiến hành lập quy hoạch phải xác định rõ mục tiêu. Có mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát là cái đích cuối cùng cần đạt đ−ợc của dự
án quy hoạch. Mục tiêu cụ thể là những chỉ tiêu, định mức cụ thể cần đạt đ−ợc theo các giai đoạn quy hoạch để tiến tới mục tiêu tổng quát. Mỗi hạng mục trong quy hoạch
đều có mục tiêu chính và các mục tiêu phụ. Do vậy, người quy hoạch cần xác định tốt các mục tiêu này để xây dựng phương án nhằm thỏa mãn đa mục tiêu đó. Ví dụ quy hoạch sử dụng tài nguyên n−ớc cho một vùng nông thôn thì mục tiêu chính là cấp n−ớc t−ới, ngoài ra các mục tiêu cấp n−ớc sinh hoạt dân sinh, công nghiệp, vệ sinh môi tr−ờng, phòng lũ, phát triển thủy điện, bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, kiểm soát chất l−ợng các nguồn n−ớc, v.v... là những mục tiêu khác mà ph−ơng án quy hoạch cần phải
đề cập một cách toàn diện. Có như vậy tài nguyên nước vùng lãnh thổ mới được sử dụng một cách có hiệu quả. Nh− vậy, ph−ơng án quy hoạch phải tuân thủ nguyên tắc
đa mục tiêu ngay trong từng nội dung của nó để bảo đảm rằng nguồn tài nguyên đó đã
đ−ợc khai thác một cách có hiệu quả và bền vững.
3.3.2. Quy hoạch đa cấp
Quy hoạch th−ờng đ−ợc tiến hành theo nguyên tắc từ trên xuống, từ cấp lãnh thổ cao hơn xuống cấp lãnh thổ thấp hơn theo phương châm từ tổng thể đến chi tiết, từ vĩ mô đến vi mô. Theo nguyên tắc đa cấp, quy hoạch bao gồm:
3.3.2.1. Quy hoạch vĩ mô (Macro planning)
Quy hoạch vĩ mô đ−ợc tiến hành trên lãnh thổ một quốc gia hoặc lãnh thổ t−ơng
đ−ơng (bang) đ−ợc gọi là quy hoạch cấp quốc gia. Loại quy hoạch này nhằm thống kê,
đánh giá các tiềm lực trên phạm vi toàn quốc, phân các vùng kinh tế và định hướng phát triển cho các vùng đó. Năm 1978, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chính phủ ta đã cho làm quy hoạch toàn quốc. Quy hoạch đó đã phân lãnh thổ Việt Nam ra làm 7 vùng kinh tế, đó là: Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở phân tích các tiềm lực và dự báo xu thế phát triển, đã xác định đ−ợc ph−ơng h−ớng phát triển của từng vùng làm căn cứ cho các b−ớc quy hoạch tiếp theo.
3.3.2.2. Quy hoạch trung gian (Medium planning)
Quy hoạch trung gian thuộc quy hoạch cấp vùng, cấp tỉnh. Quy hoạch trung gian là việc cụ thể hóa mục tiêu, phương hướng phát triển đã được xác định ở bước quy hoạch vĩ mô. Mức độ và nội dung cấp quy hoạch trung gian đầy đủ, cụ thể và chi tiết hơn. Cấp quy hoạch này cũng dựa trên những đánh giá phân tích tiềm năng để đề ra nhiệm vụ và phương hướng phát triển chung của vùng, tỉnh, đồng thời phân lãnh thổ ra các tiểu vùng phát triển và đề xuất phương hướng phát triển cho các tiểu vùng làm căn cứ cho các quy hoạch cấp thấp hơn.
3.3.2.3. Quy hoạch vi mô (Micro planning)
Quy hoạch vi mô thuộc các loại quy hoạch cấp huyện, liên xã, xã. Đây là các quy hoạch chi tiết dựa trên các mục tiêu đã xác định của các cấp quy hoạch trên, đặc biệt là quy hoạch cấp tỉnh. Quy hoạch vi mô mang tính chi tiết, cụ thể và tính ứng dụng cao, do vậy có thể coi đây vừa là quy hoạch tổng hợp vừa là quy hoạch chuyên ngành.
3.3.2.4. Quy hoạch cấp bé nhất (Nano planning)
Quy hoạch cấp bé nhất thuộc loại quy hoạch cấp làng, xóm, hộ gia đình. Loại quy hoạch này thường thuộc quy hoạch chi tiết mang tính chuyên đề, ví dụ: quy hoạch
đất thổ cư cho một làng, một hộ gia đình, quy hoạch vệ sinh môi trường cho một làng nghề, quy hoạch khu đất VAC, VACR cho một hộ gia đình...
3.3.3. Nguyên lý mô hình “chữ thập” theo chức năng đan chéo (Cross function)
Quy hoạch phát triển tổng hợp vùng nông thôn tuân thủ theo ph−ơng pháp luận của mô hình chữ thập là sự liên kết chặt chẽ các hoạt động của hai chức năng: chức năng dọc (Vertical Function) và chức năng ngang (Horizontal Function) đ−ợc thể hiện theo sơ đồ 3.1, trong đó:
- Chức năng dọc (mũi tên dọc) thể hiện sự phối hợp giữa quy hoạch các cấp từ quy hoạch vĩ mô đến quy hoạch cấp bé nhất (cấp cơ sở). Trong thực tế, giữa các cấp quy hoạch có sự không ăn khớp hoặc mâu thuẫn nhau về một số mục tiêu đề xuất, đặc biệt giữa quy hoạch vĩ mô và quy hoạch vi mô. Quy hoạch vĩ mô thực hiện trên một vùng lãnh thổ rộng, do vậy mức độ chi tiết trong điều tra, trong dự báo không cao, mục đích chỉ nêu được phương hướng phát triển chung của các vùng lãnh thổ.
Ng−ợc lại, quy hoạch cấp vi mô do diện tích vùng lãnh thổ không lớn, việc điều tra chi tiết để đánh giá các tiềm năng thuận lợi hơn nên việc dự báo cũng chính xác hơn. Sự khác biệt về diện tích lãnh thổ quy hoạch đã dẫn đến nhiều nơi có sự không khớp giữa hai loại quy hoạch nêu trên. Do đó, quy hoạch cấp trung gian có vai trò
điều hòa sự thống nhất từ dưới lên trên và sự chỉ đạo nhất quán từ trên xuống dưới.
- Chức năng ngang thể hiện các nội dung quy hoạch trong phạm vi một cấp. Tùy thuộc vào mục tiêu quy hoạch của mỗi cấp mà nội dung có sự khác nhau giữa cấp này với cấp khác. Các nội dung trong mỗi cấp phải thể hiện đ−ợc sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường.
64 Quy hoạch phát triển nông thôn
Sơ đồ 3.1: Mô hình chữ thập
Quy hoạch vĩ mô - Macro planning
(CÊp Quèc Gia)
Quy hoạch trung gian - Medium planning
(Cấp Vùng, Tỉnh)
Quy hoạch phân bố không gian các ngành
Phân vùng kinh tế
Quy hoạch vi mô - Micro planning (Huyện, Liên xã, Xã)
QH cÊp bÐ nhÊt - Nano planning (Cấp Làng, Hộ gia đình)
Quy hoạch chuyên đề:
QH thổ c−, QH trang trại...
Sự phối hợp các hoạt động kinh tế, xã
hội trong các ngành
Định h−ớng mục tiêu phát triển của các vùng
Quy hoạch phát triển nội bộ từng ngành
Lập các dự án thực hiện trong các lĩnh v−c:
NN, CN, DL, DV, XH...