Mục tiêu của cấp n−ớc và vệ sinh nông thôn

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 149 - 155)

7.2. Các tiêu chuẩn về chất l−ợng n−ớc sinh hoạt

7.3.2. Mục tiêu của cấp n−ớc và vệ sinh nông thôn

Năm 2003 là năm Quốc tế của Liên Hợp Quốc (LHQ) về n−ớc sạch. Với ý nghĩa

đó, từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 8 năm 2003, một sự kiện nổi tiếng: Tuần lễ Nước Thế giới đã được tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển. Các chuyên gia về nước và các bên liên quan tới tham dự hội nghị từ hơn 100 quốc gia trên thế giới đã khảo sát nguyên nhân và tác động của các vấn đề liên quan đến nước, cũng như đề ra những

CH−ơng VII. Quy hoạch cấp n−ớc sinh hoạt nông thôn 217 chiến lược giải quyết các vấn đề này. Tuần lễ nước Thế giới của LHQ lần đầu tiên

đánh giá toàn cầu và tương đối đầy đủ về tài nguyên nước được coi như một tiếng chuông thức tỉnh các chuyên gia về nước và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới. Đánh giá nêu bật vấn đề nước trên quy mô toàn cầu: đến năm 2050, 7 tỷ người trên 60 quốc gia sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, mỗi ngày có khoảng 2 tỉ tấn chất thải đổ xuống hồ, sông và suối và mỗi năm có khoảng 7 triệu người chết vì

các bệnh liên quan đến nước. Chương trình cho Hội nghị chuyên đề về nước Stockholm và Tuần lễ Nước Thế giới 2003 tập trung vào nhiều chủ đề chính liên quan

đến nước, từ vấn đề trợ cấp nông nghiệp đến các vấn đề mà người ta gọi là "nước ảo"

v.v... Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015, điều đó có nghĩa là: mỗi ngày phải có thêm 274.000 ng−ời đ−ợc tiếp cận với n−ớc sạch và 342.000 ng−ời đ−ợc sử dụng hố xí hợp vệ sinh, hay mục tiêu giảm tỉ lệ dân số thế giới sống thiếu n−ớc sạch, thiếu điều kiện vệ sinh xuống còn một nửa vào năm 2015 [2]... Giải quyết khủng hoảng nước sạch và vệ sinh môi trường trên toàn thế giới đòi hỏi sự quyết tâm khéo léo của con người và của mọi quốc gia trên toàn thế giới trong các lĩnh vực liên quan đến nước. Việt Nam là một quốc gia đã cam kết và quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra của LHQ, nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường, Chính phủ đã đề ra các mục tiêu cụ thể và lâu dài trong quá trình thực hiện mục tiêu này trên phạm vi toàn quốc.

7.3.2.1. Mục tiêu

Chiến l−ợc Quốc gia Cấp n−ớc sạch và Vệ sinh nông thôn sẽ góp phần chiến l−ợc phát triển nông nghiệp - nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các mục tiêu d−ới đây [1].

7.3.2.1.1. Mục tiêu tổng thể a) Tăng c−ờng sức khỏe

Tăng c−ờng sức khỏe cho dân c− nông thôn bằng cách giảm thiểu các bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh cải thiện việc cấp nước sạch, nhà vệ sinh và nâng cao thực hành vệ sinh của dân chúng

b) Nâng cao điều kiện sống

Các công trình cấp n−ớc và vệ sinh hiện nay nếu đ−ợc cải tiến và nhân rộng sẽ

đem lại tiện ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho ng−ời dân nông thôn, làm giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

c) Giảm tình trạng ô nhiễm môi tr−ờng do phân ng−ời và phân gia súc

Giảm đến mức thấp nhất lượng phân người và phân gia súc chưa được xử lý làm

ô nhiễm môi tr−ờng, gây mùi hôi thối, phát sinh ruồi muỗi, cũng nh− giảm ô nhiễm hữu cơ các nguồn n−ớc.

7.3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt đ−ợc các mục tiêu tổng thể nêu trên phải thực hiện đ−ợc các mục tiêu cụ thÓ nh− sau:

a) Mục tiêu đến năm 2020

! Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu 60 lít/người-ngày và sử dụng hố xí hợp vệ sinh nhờ huy động cộng đồng tham gia mạnh mẽ và áp dụng cách tiếp cận dựa vào nhu cầu;

! Hầu hết dân c− nông thôn thực hành tốt vệ sinh cá nhân và giữ sạch vệ sinh môi trường làng xã nhờ các hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông.

b) Mục tiêu đến năm 2010

! 85% dân c− nông thôn sử dụng n−ớc hợp vệ sinh với số l−ợng 60 lít/ng−ời-ngày;

! 70% gia đình có hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.

Trong những năm tr−ớc mắt cần chú ý thực hiện các việc sau:

! Tập trung cố gắng chậm nhất đến năm 2005, tất cả các nhà trẻ, trường học, bệnh viện, trạm xá, chợ và các công trình công cộng khác ở nông thôn có đủ nước sạch và có đủ hố xí hợp vệ sinh;

! Tập trung và −u tiên giải quyết các yêu cầu cấp thiết về n−ớc sinh hoạt cho những vùng thiếu nước như vùng bị hạn hán, vùng biên giới, hải đảo, vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng bị nhiễm mặn và vùng n−ớc bị ô nhiễm nh− vùng bị lũ lụt, vùng bị ảnh h−ởng của n−ớc thải công nghiệp;

! Chống cạn kiệt, chống ô nhiễm, bảo vệ chất l−ợng nguồn n−ớc ngầm và nguồn n−ớc mặt tại các hồ, đầm, sông suối;

! Đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi gia đình, chăn nuôi tập trung, sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề để giữ sạch môi trường ở các làng, xã.

7.3.2.2. Phơng châm, nguyên tắc, cách tiếp cận chung và phạm vi thực hiện 7.3.2.2.1. Phơng châm

! Phát huy nội lực của dân c− nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý Nhà n−ớc trong các dịch vụ cung cấp n−ớc sạch và vệ sinh nông thôn. Ng−ời sử dụng quyết định mô hình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý công trình. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ, có chính sách giúp đỡ các gia đình thuộc diện chính sách, người nghèo, vùng dân tộc ít người và một số vùng đặc biệt khó khăn khác.

! Hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà n−ớc.

CH−ơng VII. Quy hoạch cấp n−ớc sinh hoạt nông thôn 219 7.3.2.2.2. Nguyên tắc cơ bản là phát triển bền vững

Nguyên tắc này coi trọng sự phát triển vững chắc: Làm đâu đ−ợc đấy, hơn là sự phát triển nhanh nh−ng nóng vội, làm xong lại hỏng phải làm lại. Rút cuộc lại chậm và tốn kém hơn. Đồng thời phải đảm bảo phát triển trước mắt không làm tổn hại đến t−ơng lai và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên n−ớc.

Muốn đạt đ−ợc sự bền vững thì phải [6], [11]:

! Đảm bảo có nguồn tài chính liên tục và kịp thời, không những chỉ để xây dựng mà còn để quản lý vận hành và thay thế khi công trình hết thời hạn sử dụng (bền vững về tài chính);

Bền vững về kinh tế phụ thuộc vào mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí. Yêu cầu

đặt ra là lợi nhuận phải luôn luôn lớn hơn hoặc bằng chi phí. Một dự án hay một công trình phải luôn đem lại lợi nhuận, vốn đầu t− luôn đem lại lợi ích kinh tế và chóng đ−ợc thu hồi. Sự phát triển bền vững về kinh tế còn thể hiện sự tăng tr−ởng và phát triển lành mạnh của nền kinh tế.;

! Phải có người chủ sở hữu rõ ràng để quan tâm bảo vệ giữ gìn công trình cũng nh− quan tâm đến việc sử dụng liên tục và kéo dài thời gian khai thác (bền vững về sử dụng);

Sự phát triển bền vững về xã hội thể hiện giữa phát triển với những quan niệm, chuẩn mực của xã hội. Nói một cách khác, sự bền vững về mặt xã hội biểu hiện ở sự phù hợp với những tiêu chuẩn xã hội nh− tôn giáo, truyền thống, phong tục tập quán. Chúng phải đ−ợc thực hiện phù hợp với các quan hệ đạo lý, hệ thống giá trị, ngôn ngữ, giáo dục, gia đình...

! Đảm bảo khả năng hoạt động thường xuyên và lâu dài của công trình. Tức là phải có bộ máy quản lý (dù là đơn giản), có công nghệ thích hợp, có chăm sóc bảo d−ỡng, có ng−ời biết vận hành, có mạng l−ới dịch vụ sửa chữa, có vật t− phụ tùng thay thế dễ kiếm (bền vững về hoạt động);

Bền vững về môi trường thể hiện ở việc các hoạt động phát triển không gây ra tác

động ngược làm phá vỡ cân bằng sinh thái của môi trường xung quanh. Nói một cách khác dưới tác động của các hoạt động phát triển môi trường sinh thái vẫn được duy trì và có khả năng tự tái tạo đ−ợc.

Các tiêu chí về phát triển bền vững đối với công trình cấp nước và vệ sinh:

! Bền vững về nguồn n−ớc: Đảm bảo nguồn n−ớc không bị khai thác quá mức và

đ−ợc bổ sung một cách tự nhiên;

! Bền vững của công trình: Đảm bảo công trình đ−ợc vận hành, bảo d−ỡng tốt, cung cấp đủ nước đạt tiêu chuẩn;

! Có sự tham gia của cộng đồng: Cộng đồng tham gia vào lập kế hoạch, thiết kế và quản lý vận hành công trình;

! Bền vững về công nghệ: Lựa chọn công nghệ phù hợp, đảm bảo năng lực cung cấp dịch vụ và đ−ợc cộng đồng chấp nhận;

! Bền vững về kinh tế - tài chính: Đảm bảo đáp ứng đủ mọi chi phí, đặc biệt là chi phí vận hành và quản lý công trình;

! Bền vững về tổ chức: Có bộ máy quản lý có đủ năng lực và đ−ợc hỗ trợ về xây dựng, trợ giúp kỹ thuật và hệ thống pháp lý.

Thực hiện nguyên tắc bền vững sẽ gặp nhiều khóa khăn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy chỉ khi nào ng−ời sử dụng - tức là các hộ nông dân trở thành ng−ời chủ thực sự của công trình thì mới có đ−ợc sự bền vững.

Nh−ng muốn ng−ời sử dụng là chủ công trình thì phải thực hiện cách tiếp cận dựa trên nhu cầu và phải tuân thủ một số hướng dẫn cơ bản chỉ đạo thực hiện.

7.3.2.2.3. Cách tiếp cận chung

Là cách tiếp cận dựa trên nhu cầu, ng−ời sử dụng tự trả các chi phí và thực hiện xã hội hóa lĩnh vực cấp n−ớc sạch và vệ sinh nông thôn.

Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu [2]

Cách tiếp cận này sẽ thay thế cho cách tiếp cận dựa vào cung cấp tr−ớc đây.

Có nghĩa là ng−ời sử dụng sau khi đ−ợc t− vấn cần thiết sẽ:

! Quyết định loại công trình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn mà mình mong muốn, cung cấp tài chính cho xây dựng công trình và tự tổ chức thực hiện;

! Tự xây dựng hoặc thuê nhà thầu xây dựng công trình;

! Quản lý, vận hành và duy trì công trình.

Các cơ quan Nhà nước và các nhà tài trợ sẽ đóng vai trò tư vấn hướng dẫn và hỗ trợ mà không làm thay.

Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu chính là nhằm phát huy nội lực cao nhất, cần

đ−ợc thực hiện càng sớm càng tốt. Cố gắng để đến năm 2005 toàn bộ lĩnh vực cấp n−ớc sạch và vệ sinh nông thôn đ−ợc thực hiện hoàn toàn dựa theo cơ chế của cách tiếp cận này.

Trả các chi phí

Về nguyên tắc, ng−ời sử dụng sẽ chịu toàn bộ chi phí xây dựng và vận hành các công trình cấp n−ớc sạch và vệ sinh nông thôn. Tuy nhiên, Nhà n−ớc sẽ trợ cấp cho một số đối tượng người sử dụng và một số loại hình công nghệ nhất định sau đây:

! Người nghèo, người rất nghèo và các gia đình thuộc diện chính sách ưu tiên có khó khăn về đời sống;

! Các hệ thống cấp n−ớc tập trung đ−ợc Nhà n−ớc khuyến khích;

! Một số trường hợp đặc biệt.

Trong mọi tr−ờng hợp ng−ời sử dụng sẽ trả toàn bộ chi phí vận hành và kiểm soát tất cả các khoản chi phí: Xây dựng, vận hành và quản lý.

Xã hội hóa lĩnh vực cấp n−ớc sạch và vệ sinh nông thôn.

CH−ơng VII. Quy hoạch cấp n−ớc sinh hoạt nông thôn 221 Xã hội hóa lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là vận động và các tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để huy động sự tham gia đóng góp tích cực và nhiều mặt của mọi thành phần kinh tế và công đồng dân c− trong đầu t− vốn, thi công xây lắp, sản xuất thiết bị phụ tùng, các dịch vụ sửa chữa và quản lý vận hành. Khuyến khích khu vực t− nhân đầu t− xây dựng công trình cấp n−ớc sạch và vệ sinh nông thôn nhất là công trình cấp n−ớc tập trung. Cơ quan quản lý Nhà n−ớc rút khỏi kinh doanh xây dựng công trình cấp n−ớc sạch và vệ sinh, công việc này giao cho các nhà thầu doanh nghiệp Nhà nước hoặc Công ty tư nhân đảm nhận thông qua đấu thầu cạnh tranh. Hình thành thị trường các dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà n−ớc.

7.3.2.2.4. Những hớng dẫn thực hiện theo nguyên tắc cơ bản và cách tiếp cËn chung

Để có thể áp dụng đ−ợc cách tiếp cận dựa trên nhu cầu và thực hiện đ−ợc mức phát triển bền vững thì phải tuân thủ 5 hướng dẫn chỉ đạo thực hiện sau đây:

! Để cho người sử dụng tự quyết định lựa chọn công nghệ, địa điểm công trình cấp n−ớc tập trung, mức phục vụ, tổ chức thực hiện. Các cơ quan Nhà n−ớc không làm thay mà chỉ làm nhiệm vụ t− vấn và quản lý;

! Ng−ời sử dụng phải trả các chi phí về xây dựng và quản lý vận hành. Nhà n−ớc chỉ hỗ trợ người nghèo, các gia đình chính sách ưu tiên và một số loại hình công nghệ cÇn khuyÕn khÝch;

! Các ch−ơng trình Thông tin - Giáo dục - Truyền thông h−ớng dẫn ng−ời sử dụng hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật, quản lý vận hành, cơ chế tài chính, tín dụng, để giúp họ ra quyết định đúng đắn phải được tiến hành trước khi lập dự án hay xây dựng công trình;

! Cách thức tổ chức quản lý vận hành các công trình cấp n−ớc sạch và vệ sinh nông thôn dùng chung cho nhiều hộ (ví dụ nh− hệ thống cấp n−ớc tập trung bằng đ−ờng ống) phải đ−ợc thiết lập một cách cụ thể rõ ràng tr−ớc khi xây dựng công trình;

! Các công nghệ tiên tiến và công nghệ thích hợp (là công nghệ dễ vận hành, sử dụng các phụ tùng thay thế, thiết bị và nguyên vật liệu được sản xuất ở địa phương hoặc trong nước; đã được thử nghiệm và chứng tỏ tính bền vững; không quá đắt, được người sử dụng chấp nhận và không tác động xấu đến môi trường) được Nhà nước khuyến khích giúp đỡ, còn các công nghệ có hại cho sức khỏe và môi trường phải loại bỏ.

Nếu trong chỉ đạo Chiến lược không quyết tâm thực hiện các hướng dẫn có tính nguyên tắc này thì rút cuộc sẽ quay trở lại cách tiếp cận dựa vào cung cấp và không thể

đảm bảo đ−ợc tính bền vững.

7.3.2.2.5. Phạm vi thực hiện Chiến lợc

Bao gồm toàn bộ các vùng nông thôn trong cả n−ớc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 149 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)