Nội dung quy hoạch đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 75 - 82)

4.4. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

4.4.2. Nội dung quy hoạch đất nông nghiệp

Cơ sở và căn cứ để xác định tiềm năng đất đai theo các mục đích sử dụng dựa vào kết quả đánh giá tính thích nghi của đất đai. Tính thích nghi của đất đai là mức độ thích nghi của nó đối với một loại hình sử dụng nào đó. Việc đánh giá sẽ đ−a ra dự báo khoa học về sự thích hợp của đất nhằm mục đích phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai, xác định phương hướng sử dụng đất đai hợp lý đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi tr−ờng.

Nhiệm vụ của đánh giá tính thích nghi là xác định chất l−ợng đất đai căn cứ vào mục đích và yêu cầu cụ thể của việc sử dụng đất. Những vấn đề cơ bản cần phải trả lời khi đánh giá là:

- Mảnh đất đó sử dụng vào mục đích gì là tốt nhất?

- Mảnh đất đó sử dụng vào mục đích gì sẽ có hiệu quả tổng hợp cao nhất?

- Đối với mọi mục đích sử dụng đ−ợc lựa chọn thì mức độ thích nghi và hiệu quả

ra sao?

- Có những yếu tố hạn chế nào đối với mục đích sử dụng đ−ợc lựa chọn?

Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch phân bổ sử dụng đất đai, gồm những nội dung sau:

CHương IV. Quy hoạch sử dụng đất đai 93 a. Xác định khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp

Khả năng mở rộng diện tích đất nông lâm nghiệp phụ thuộc vào diện tích đất hoang hóa hiện tại, nh−ng có khả năng áp dụng các biện pháp cải tạo, thục hóa thích hợp để đ−a vào sử dụng.

Các nguồn đất có thể sử dụng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp:

- Những diện tích đất từ trước đến nay vẫn còn là đất hoang;

- Đất nông nghiệp cũ bị bỏ hoang do quá khô hạn hoặc quá úng ngập;

- Đất nông nghiệp xấu, sản xuất không ổn định và không có hiệu quả;

- Đất rừng không còn ý nghĩa kinh doanh và bảo vệ thiên nhiên;

- Đất nằm xen kẽ các điểm dân c−;

- Đất khu dân c−, giao thông, xây dựng cơ bản đã hết ý nghĩa sử dụng;

- Đất rừng th−a, cây bụi, lầy thụt, bãi bồi, thùng vũng sau khi sử dụng vào mục đích chuyên dùng.

Các chỉ tiêu cần đánh giá khi mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên đất hoang hãa nh− sau:

- Tính chất tự nhiên của đất (thổ nh−ỡng, địa hình, độ dày tầng canh tác, độ dốc, các loại độc tố...);

- Đặc điểm khí hậu, chế độ nước, các quan hệ sinh thái giữa đất và các yếu tố môi tr−ờng khác;

- Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp và các biện pháp

áp dụng.

Dựa vào các chỉ tiêu trên, từng khoanh đất sẽ đ−ợc đánh giá và xếp hạng theo 5 loại sử dụng đất thích hợp nh− sau:

- Đất trồng lúa;

- Đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày;

- Đất trồng cây lâu năm và đồng cỏ;

- Đất mặt n−ớc nuôi trồng thủy sản;

- Đất rừng (đất lâm nghiệp).

Đối với đất nông nghiệp bỏ hoang do hạn, úng ngập quá mức nếu đ−a vào sử dụng phải đề ra các biện pháp thủy lợi thích hợp.

Đất nông nghiệp chất l−ợng xấu, sử dụng kém hiệu quả, có thể chuyển sang trồng rừng.

Đất hiện đang có rừng, về nguyên tắc không đ−ợc chuyển sang mục đích sử dụng khác, nhưng trong một số trường hợp, để giải quyết những bất hợp lý trong quá trình sử dụng đất có thể chuyển thành đất nông nghiệp với yêu cầu phải đảm bảo điều kiện cân bằng sinh thái.

b. Khả năng thâm canh tăng vụ trên đất nông nghiệp

Thâm canh tăng vụ trên đất nông nghiệp là một hướng quan trọng nhằm tăng diện tích gieo trồng, tăng sức sản xuất của đất, tăng thu nhập ở những nơi đất chật người đông, không còn khả năng khai hoang mở rộng diện tích.

Khả năng thâm canh tăng vụ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Tính chất tự nhiên của đất nông nghiệp và khả năng đầu t− vốn để áp dụng các biện pháp cải tạo và nâng cao sức sản xuất của đất (làm đất, phân bón, tưới tiêu nước, cải tạo bề mặt, chống xói mòn, rửa trôi đất...).

- Yếu tố con người: trình độ canh tác, áp dụng trang thiết bị công cụ sản xuất, thay

đổi tập quan canh tác...

- Khả năng thích nghi của cây trồng với thời vụ, áp dụng chế độ luân canh cây trồng hợp lý và hiệu quả của cây trồng mang lại.

Để xác định khả năng tăng vụ cần dựa vào kết quả điều tra đánh giá đất đai, tiềm năng lao động, vốn đầu tư và mức độ trang bị kỹ thuật của địa phương.

c. Các biện pháp chuyển loại, cải tạo và bảo vệ đất - Biện pháp chuyển loại đất

Biện pháp chuyển loại đất là chuyển từ loại sử dụng này sang loại sử dụng khác với mục đích tạo ra cơ cấu đất sử dụng hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.

Nguyên tắc cơ bản của biện pháp chuyển loại đất là chỉ chuyển loại đất sử dụng có hiệu quả kinh tế thấp sang loại sử dụng có hiệu quả kinh tế cao. Có các h−ớng chuyển loại đất sau:

- Đất khai hoang mới đ−a vào các mục đích sử dụng khác nhau;

- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao (nhất là đất 3 vụ/năm và

đất trồng cây lâu năm).

- Tăng vụ trên diện tích đất canh tác hiện có (đặc biệt đất 1 vụ, 2 vụ/năm và đất chuyên màu).

- Cải tạo hình dạng và vị trí phân bố của các khoanh đất do các yếu tố địa hình, thủy văn, vị trí điểm dân c− gây nên hoặc đất nằm phân tán, xen kẽ... để có thể chuyển sang mục đích sử dụng mới.

- Các biện pháp cải tạo đất

Mỗi loại đất đều có những −u điểm và hạn chế nhất định. Chẳng hạn, đất đồi núi hạn chế cơ bản là độ dốc cộng với l−ợng m−a lớn tập trung làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi; đất bạc màu thì nghèo chất dinh d−ỡng và không có kết cấu; đất cát ven biển bị nhiễm phèn và mặn; đất ngập nước thường xuyên có nhiều diện tích bị hóa chua v.v...

Những hạn chế đó gây nhiều trở ngại cho việc tổ chức sử dụng đất có hiệu quả.

Mục đích của việc cải tạo đất là bằng những biện pháp tác động thích hợp làm thay đổi một số tính chất của đất theo hướng có lợi cho việc sử dụng. Các biện pháp cải tạo đất rất đa dạng đ−ợc áp dụng cho các loại đất khác nhau để cải tạo những tính chất đất khác nhau.

CHương IV. Quy hoạch sử dụng đất đai 95 Các biện pháp cải tạo đất bao gồm:

- Biện pháp thục hóa đất là biện pháp ban đầu để đ−a đất ch−a sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nh− chặt cây, dọn gốc, dọn đá, dọn vệ sinh bề mặt, san ủi gò đống, lấp ao hồ, thùng vũng, phay đất, phá bờ ruộng, đường đi, kênh mương không cần thiÕt v.v...

- Biện pháp xây dựng hệ thống tưới tiêu cải tạo đất nhằm cải tạo chế độ nước của đất, t−ới tiêu hợp lý cho cây trồng và thau chua, rửa mặn và rửa phèn;

- Biện pháp kỹ thuật canh tác là biện pháp cải tạo một số tính chất lý hóa của đất qua việc làm đất khoa học, bón phân hợp lý, thực hiện chế độ luân canh cây trồng, tăng tỉ lệ cây họ đậu trong cơ cấu diện tích gieo trồng, trồng cây phân xanh cải tạo

đất v.v...

- Biện pháp hóa học là sử dụng một số chất hóa học bón vào đất có thể làm thay đổi tính chất đất nh− bón vôi để khử chua, bón betonite để tăng khả năng giữ ẩm, dung tích hấp thu của đất và tăng hiệu quả sử dụng phân bón v.v...

- Các biện pháp bảo vệ đất và môi trường

Trong quá trình quy hoạch sử dụng đất nhiệm vụ đặt ra là phải đảm bảo sự cân bằng sinh thái của các yếu tố tự nhiên và chú ý đến khả năng thay đổi, cải tạo điều kiện môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các quá trình có thể làm hủy hoại đất. Do đó, khi phân bổ đất đai vấn đề đặc biệt quan trọng là:

- Tuân thủ chế độ sử dụng đất cần thiết trên khu vực bị xói mòn. ở nước ta, xói mòn là một tai họa gây hậu quả nghiêm trọng, nên chống xói mòn là một nhu cầu cấp thiết và cần phải áp dụng tổng hợp các biện pháp: Biện pháp tổ chức quản lý đất đai, biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp trồng rừng giữ đất, giữ nước, biện pháp công trình thủy lợi bảo vệ đất, biện pháp hóa học...

- Ngăn ngừa và đề phòng các quá trình gây tổn hại đến lớp đất mặt, nguồn nước, thảm thực vật, giới động vật, bầu khí quyển...

4.4.2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp a. Dự báo nhu cầu đất nông nghiệp

Thực trạng hiện nay đất nông nghiệp luôn có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau (lấy làm đất ở, chuyển sang mục đích chuyên dùng, thoái hóa đất,...).

Trong khi đó, dân số lại tăng quá nhanh, nh−ng tiềm năng đất đai có thể khai thác đ−a vào sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế. Vì vậy, việc dự báo nhu cầu đất nông nghiệp trước hết phải căn cứ vào dự báo lực lượng lao động nông nghiệp, hiệu suất lao động, năng suất cây trồng với mục tiêu đáp ứng đủ diện tích cho một lao động có khả năng tự nuôi sống mình và thực hiện nghĩa vụ với xã hội. Mặt khác phải xem xét khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp và tăng vụ để bù vào diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích do nhu cầu của xã hội.

Diện tích các loại đất nông nghiệp dự báo ở năm định hình quy hoạch đ−ợc tính theo công thức sau:

SNQ = SNH – SNC + SNK (4.21)

Trong đó:

SNQ - Đất nông nghiệp năm quy hoạch;

SNH - Đất nông nghiệp năm hiện trạng;

SNC - Đất nông nghiệp chuyển mục đích phi nông nghiệp trong thời kỳ quy hoạch;

SNK - Đất khai hoang đ−a vào sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ.

Đất khai hoang mới đ−a vào sản xuất nông nghiệp đ−ợc quyết định bởi các yếu tè sau:

- Diện tích đất có thể khai hoang;

- Nhu cầu mở rộng và khả năng đền bù diện tích đất;

- Khả năng thực tế về vốn và lao động của người sử dụng đất;

- Hiệu quả kinh tế của việc khai hoang, thể hiện qua hiệu quả sử dụng đất, mức tăng thu nhập của sản phẩm, tăng lãi và thời hạn hoàn vốn ngắn.

b. Dự báo diện tích đất cây hàng năm

- Diện tích đất canh tác cây hàng năm đ−ợc dự báo dựa vào 2 căn cứ:

+ Hiện trạng loại cây trồng (chủng loại nông sản), tổng sản l−ợng, năng suất, diện tích đã sử dụng trong những năm gần đây;

+ Số l−ợng các loại nông sản cần đạt đ−ợc theo các mục tiêu quy hoạch, dự báo năng suất và diện tích đất canh tác cần có.

- Trình tự dự báo nhu cầu diện tích đất canh tác cây hàng năm nh− sau:

+ Xác định nhu cầu về số l−ợng các loại nông sản:

Nhu cầu số l−ợng các loại nông sản chủ yếu, bao gồm: tự tiêu, làm nghĩa vụ đối với nhà nước, để giống, sản phẩm hàng hóa... Ví dụ đối với nhu cầu lương thực có thể tính theo công thức:

W = N.B + C + D + E + F (4.22)

Trong đó:

W - Tổng nhu cầu l−ơng thực;

N - Số dân năm định hình quy hoạch;

B - L−ợng l−ơng thực bình quân đầu ng−ời;

C - Bán cho nhà n−ớc theo nghĩa vụ;

D - L−ợng để giống;

E - L−ợng dùng cho chăn nuôi;

F - Lương thực làm nguyên liệu cho công nghiệp địa phương.

CHương IV. Quy hoạch sử dụng đất đai 97 + Dự báo năng suất các loại cây trồng:

Năng suất các loại cây trồng đ−ợc dự báo căn cứ vào năng suất lịch sử, mức tăng tr−ởng bình quân hàng năm và khả năng đầu t− khoa học - kỹ thuật... công thức tính:

P = P0(1 + R)n (4.23)

Trong đó:

P - Năng suất cây trồng ở năm quy hoạch;

P0 - Năng suất cây trồng năm hiện trạng;

R - Tỉ lệ tăng bình quân năng suất cây trồng n - Số năm định hình quy hoạch

+ Dự báo diện tích các loại cây trồng:

Tổng diện tích đất các loại cây trồng hàng năm đ−ợc tính theo công thức:

n i i 1 i

S W

= P

=∑

Trong đó:

S - Tổng diện tích đất canh tác cây hàng năm theo quy hoạch;

Wi - Nhu cầu nông sản thứ i theo quy hoạch;

Pi - Năng suất cây trồng thứ i dự báo theo quy hoạch;

n - Chủng loại cây trồng.

c. Dự báo diện tích cây lâu năm và cây ăn quả

Những căn cứ và ph−ơng pháp dự báo nhu cầu diện tích:

- Kết quả đánh giá tính thích nghi của đất và số diện tích thích nghi với cây lâu năm nh−ng ch−a đ−ợc khai thác sử dụng;

- Nhu cầu các loại sản phẩm cây lâu năm và cây ăn quả của địa phương, vùng và bao tiêu sản phẩm (tính nhu cầu sản phẩm nh− đ−ợc nêu đối với cây hàng năm).

- Năng suất dự báo đ−ợc xây dựng căn cứ vào giống cây, độ tuổi, trình độ quản lý, sản xuất và kinh doanh.

- Diện tích cây lâu năm và cây ăn quả bằng tổng l−ợng sản phẩm (hàng hóa) chia cho n¨ng suÊt dù tÝnh.

d. Dự báo diện tích đất trồng cỏ chăn nuôi

Diện tích đất trồng cỏ chăn thả dự báo dựa vào những căn cứ và kết quả đánh giá

tính thích nghi của đất và diện tích đất có thể dùng làm đồng cỏ trong số đất ch−a sử dụng, nhu cầu về l−ợng sản phẩm gia súc trong và ngoài vùng (sản phẩm hàng hóa).

Nhu cầu sản phẩm quyết định bởi tập tính sinh hoạt, mức độ tiêu dùng và thông tin từ thị tr−ờng tiêu thụ... Từ l−ợng nhu cầu sản phẩm sẽ tính đ−ợc số đầu con gia súc, cơ cấu đàn.

Dựa vào định mức sức tải gia súc (số l−ợng con gia súc trên 1 đơn vị diện tích) sẽ tính đ−ợc nhu cầu diện tích đồng cỏ chăn thả nh− sau:

G

Pdc = M (4.25) Trong đó:

Pdc - Diện tích đồng cỏ (ha);

M - Sè ®Çu gia sóc (con);

G - Sức tải gia súc (con/ha hoặc ha/con).

Sức tải gia súc (G) có thể tính nh− sau:

nxK xt

G = Nc (con/ha) (4.26)

Hoặc

xt N G nxK

c

= (ha/con) (4.27)

Trong đó:

Nc - N¨ng suÊt cá (kg/ha);

t - Tỉ lệ sử dụng đồng cỏ (%);

n - Số ngày chăn thả (ngày);

K - Khẩu phần cỏ của một gia súc (kg/con/ngày).

e. Dự báo diện tích nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản đ−ợc xác định dựa vào điều kiện tự nhiên và diện tích mặt nước thích hợp với việc nuôi trồng thủy sản theo kết quả đánh giá tính thích hợp của đất. Ngoài ra cần tính đến nhu cầu về các loại sản phẩm này.

Mặc dù hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản đôi khi cao hơn nhiều so với hiệu quả kinh tế ngành trồng trọt, nhiều nơi đã đào ao để phát triển nghề này. Tuy nhiên không nên phát triển quá mức do nuôi trồng thủy sản thường chịu tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là sự hạn chế về mặt kỹ thuật và phòng trị bệnh cho thủy sản. Vì vậy, diện tích nuôi trồng thủy sản nên xác định dựa vào đặc điểm của nguồn tài nguyên đất

đai ở địa phương, yêu cầu của thị trường, giống, điều kiện nuôi dưỡng và năng suất.

f. Dự báo nhu cầu đất lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp đ−ợc dự báo dựa vào 2 căn cứ sau:

- Kết quả đánh giá tính thích nghi và khả năng tận dụng các loại đất hiện ch−a đ−ợc sử dụng;

- Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (nhu cầu về lâm sản) kết hợp với bảo vệ đất đai và môi tr−ờng sinh thái.

CHương IV. Quy hoạch sử dụng đất đai 99 Diện tích đất lâm nghiệp cần phát triển đ−ợc xem cụ thể đối với từng loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) và đ−ợc dự báo theo công thức sau:

SRQ = SRH – SRC + SRT (4.28)

Trong đó:

SRQ - Diện tích rừng năm quy hoạch;

SRH - Diện tích rừng năm hiện trạng;

SRC - Diện tích rừng bị tr−ng dụng cho các mục đích khác;

SRT - Diện tích rừng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh trong thời kỳ.

Dự báo diện tích rừng đặc dụng phụ thuộc vào đặc điểm của khu vực. Dựa vào yêu cầu bảo vệ nguồn gen động vật và tỉ lệ che phủ thích hợp để bảo vệ môi trường sinh thái sẽ hình thành các khu rừng quốc gia, rừng cấm, vùng đêm và các khu đặc dụng khai thác...

Rừng bảo vệ gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ ven đ−ờng giao thông, xung quanh công trình, khu dân c−, đai rừng phòng hộ đồng ruộng.

Với mục đích chủ yếu là bảo vệ nguồn nước, đất đai, cây trồng, công trình, phòng gió cát, tránh ô nhiễm... Diện tích loại rừng này đ−ợc xác định căn cứ vào mục

đích phòng hộ và điều kiện tự nhiên cụ thể của khu vực.

Dự báo diện tích rừng sản xuất phải dựa trên yêu cầu về các loại lâm sản nh−:

gỗ nguyên liệu cho công nghiệp, gỗ phục vụ cho xây dựng, làm đồ gỗ tiêu dùng, chống lò, củi đun... cho vùng, cũng nh− ngoài vùng dựa vào chỉ tiêu kế hoạch hoặc yêu cầu của thị trường bên ngoài. Từ nhu cầu sản phẩm lâm sản và năng suất của đơn vị diện tích rừng xác định bởi giống cây, chu kỳ sản xuất, trình độ quản lý... có thể dự báo

đ−ợc diện tích rừng cần thiết.

Do điều kiện tự nhiên của các vùng rất khác nhau, vì vậy diện tích rừng đ−ợc xác

định phải phù hợp với tình hình cụ thể của khu vực. Đối với những vùng diện tích gò

đồi, núi cao chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên, việc phát triển lâm nghiệp là con đường có hiệu quả nhất để làm giàu và nâng cao đời sống nhân dân. ở đồng bằng tỉ lệ diện tích rừng và đất có khả năng trồng rừng rất nhỏ, tuy nhiên không thể thiếu

đ−ợc nghề rừng. Mục đích phát triển nghề lâm nghiệp ở đây không phải vì lợi ích kinh tế mà vì hiệu ích môi tr−ờng, hiệu ích xã hội. Phát triển lâm nghiệp giúp cải thiện môi tr−ờng đầu t− gắn với phát triển du lịch nhằm thỏa mãn các yêu cầu sinh hoạt về tinh thần của nhân dân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)