Thiết kế cảnh quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 125 - 128)

Đường là một công trình nhân tạo được sử dụng rất lâu dài. Nó không chỉ đảm bảo việc giao lưu mà còn làm thay đổi bộ mặt làng xóm, đem đến sự khang trang hơn, bề thế và sạch đẹp hơn. Nh− trong phần trên đã nói, cửa hàng cửa hiệu sẽ mọc thêm 2 bên con đường góp phần tích cực làm tăng sự đô thị hóa nông thôn. Như vậy, ngoài chức năng đảm bảo giao thông, đường còn là một công trình tôn tạo vẻ đẹp cho làng xóm.

Thiết kế đường theo quy trình quy phạm vì thế không đủ mà còn phải tạo được cảnh quan trên đ−ờng đem lại hấp dẫn cho những ng−ời khách du lịch đi đ−ờng và cho dân c− sinh sống ở khu vực nông thôn.

6.6.1. Nhiệm vụ của thiết kế cảnh quan

- Thiết kế các yếu tố tuyến hài hòa để xe chạy an toàn, êm thuận với tốc độ cao.

- Đảm bảo tầm nhìn cho lái xe. Đủ các biển báo để lái xe kịp thời xử lý tình huống trên đoạn đ−ờng sắp tới. Ví dụ chỗ cua gấp, đ−ờng xấu dẽ trơn tr−ợt v.v...

- Không đ−ợc phá hoại môi sinh (bảo vệ các di tích lịch sử) nh− gây ô nhiễm do bụi, khói xăng, tiếng ồn...

- Tạo cảnh hai bên đường như trồng cây cảnh ở 2 bên dải đất dành cho đường, san lấp những chỗ lồi lõm do thi công ở ven đường, bạt bớt taluy đào để tạo mặt thoáng v.v... hay đánh cấp trồng lại cây cảnh v.v...

6.6.2. Đặc điểm tuyến qua các vùng địa hình

- Đối với vùng đồng bằng tuyến nên đi ven theo kênh mương, sông, bám theo các công trình xây dựng.

- Đối với vùng núi men theo bìa rừng, dọc bờ sông.

- Vùng đồi: Tuyến l−ợn theo chân đồi để taluy đào đắp có dạng thoải cong, tạo sự uốn lượn giữa nền đường và địa hình.

6.6.3. C©y xanh a) Tác dụng

- Tạo bóng mát cho hè đ−ờng và phần xe chạy;

- Giảm tiếng ồn, bụi, hơi độc do ô tô xả, cải thiện khí hậu;

- Tạo cảnh đẹp cho đường phố theo các yêu cầu về kiến trúc không gian chung của phố.

b) Loại cây trồng

Tốt nhất dùng loại có tán rộng, tuổi thọ dài. Tùy theo cấp, loại đ−ờng, chiều rộng, tính chất của việc trồng cây (làm trang trí, làm dải ngăn cách,...) đ−ợc trồng theo các dạng sau:

- Trồng cây thành hàng trên vỉa hè;

- Trồng thành hàng trên các dải đ−ợc tách riêng (có bãi cỏ hoặc không có bãi cỏ xanh);

- Hàng rào bụi cây;

CH−ơng VI. Quy hoạch thiết kế hệ thống ... 193 - Dải trồng cỏ, trồng hoa với những cây riêng lẻ hay khóm cây và bụi cây;

- V−ên hoa.

c. Kích thớc của dải cây xanh

Tùy theo chiều rộng và công dụng của dải cây xanh khả năng bố trí công trình ngầm d−ới dải giành cho cây xanh, mạng l−ới đ−ờng dây trên không và tình hình xây dựng các công trình hai bên đ−ờng.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam: Kích th−ớc chính của dải cây xanh lấy theo bảng 4.9 [2].

Bảng 6.13: Kích thớc dải cây xanh

Loại cây Chiều rộng tối thiểu (m)

Cây trồng 1 hàng 2

Cây trồng 2 hàng 5

Dải cây bụi bãi cỏ 1

V−ờn cây tr−ớc nhà 1 tầng 4

V−ờn cây tr−ớc nhà nhiều tầng 6

Khoảng cách gần nhất từ cây xanh tới nhà cửa, công trình, phần xe chạy lấy theo bảng 6.14.

Bảng 6.14: Khoảng cách trồng cây tối thiểu

Khoảng cách tối thiểu (m) Tên loại công trình nhà cửa

Tíi tim gèc c©y Tíi bôi c©y Mép ngoài t−ờng nhà, công trình 5 1,5 Mép ngoài cửa kênh, m−ơng, rãnh 2 1

Chân mái dốc đứng, thềm dốc 1 0,5

Chân hoặc mép trong của t−ờng chắn 3 1

Hàng rào cao d−ới 2 m 2 1

Cột điện chiếu sáng, cột xe điện, cầu 1 1

Mép ngoài hè, đ−ờng đi bộ 0,75 0,5

ống cấp n−ớc, thoát n−ớc 1,5 -

Dây cấp điện lực, điện thông tin 2 0,5 Mép ngoài phần xe chạy, lề gia cố 2 1

Ghi chó:

Tiêu chuẩn ghi trong bảng 6.14 là tính với cây mà tán có đ−ờng kính không quá

5 m. Các loại câu có tán rộng hơn 5 m và rễ cây ăn ngang ra xa khoảng cách trên phải tăng cho thích hợp.

d. Các quy định khác

- Kích thước chỗ trống không lát hè để trồng cây theo hàng: chỗ trống bình vuông, không nhỏ hơn 1,2 m ì 1,2 m; nếu là hình tròn - đ−ờng kính không nhỏ hơn 1,2 m.

- Việc trồng cây xanh phải đảm bảo tầm nhìn tối thiểu đối với lái xe.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Xây dựng, 2000 - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Quyển 1 - NXB. Xây dựng, Hà Nội, 2000.

2. Bộ Xây dựng, 2000 - Tiêu chuẩn Việt Nam: Các tiêu chuẩn Việt Nam về quy hoạch xây dựng - NXB. Xây dựng, Hà Nội, 2000.

3. Trung tâm phát triển nông thôn Bộ Xây dựng, 1996 - Cẩm nang các công nghệ thích hợp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn - NXB. Xây dựng, Hà Nội, 1996.

4. Tr−ơng Xuân Khiêm (chủ biên), 1998 - Quy hoạch, thiết kế và xây dựng đ−ờng giao thông nông thôn - NXB. Giao thông Vận tải, Hà Nội, 1998.

CH−ơng VII. Quy hoạch cấp n−ớc sinh hoạt nông thôn 195

Ch−ơng VII

Quy hoạch cấp n−ớc sinh hoạt nông thôn

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)