Ph−ơng pháp quy hoạch phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 53 - 60)

3.5. Trình tự nội dung và ph−ơng pháp quy hoạch

3.5.2. Ph−ơng pháp quy hoạch phát triển nông thôn

Quy hoạch phát triển tổng hợp vùng nông thôn là một loại hình quy hoạch

đa phương, đa mục tiêu, bao gồm việc giải quyết nhiều vấn đề rất đa dạng. Bởi vậy để xây dựng tốt đề án quy hoạch, cần sử dụng các phương pháp cơ bản sau đây:

3.5.2.1. Phơng pháp phân tích hệ thống

Trong quy hoạch tổng thể, vùng quy hoạch đ−ợc coi nh− một hệ thống động, trong đó mọi thành phần của hệ thống nh− xã hội, tự nhiên, loại hình sản xuất... đều biến động theo một quy luật nhất định theo thời gian. Các nhà khoa học Nga coi vùng quy hoạch nh− một hệ thống hết sức năng động và phức tạp. Tính năng động thể hiện ở chỗ chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong các thành phần của hệ thống nhiều khi làm thay

đổi cả một hệ thống. Ví dụ việc xây dựng một hồ chứa nước lớn có thể làm thay đổi hẳn toàn bộ hệ sinh thái của vùng lãnh thổ. Tính phức tạp thể hiện ở chỗ mỗi thành phần của hệ thống chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội. Các yếu tố tác

động đó vừa mang tính quy luật lại vừa mang tính ngẫu nhiên nên sự phức tạp lại tăng lên gấp bội. Do vậy, để làm quy hoạch được tốt, người quy hoạch phải dùng phương pháp phân tích hệ thống để nhằm rút ra các quy luật của sự biến động. Trên cơ sở các quy luật đó có thể dự báo mô hình phát triển trong tương lai. Phương pháp phân tích hệ thống là việc dùng hàng loạt các vấn đề, các câu hỏi để thảo luận, phân tích và trả lời những nội dung quan trọng cần thực hiện trong xây dựng các ph−ơng án quy hoạch.

Các vấn đề có thể có rất nhiều, người quy hoạch chỉ cần nêu những vấn đề quan trọng, có tính quyết định đến việc lột tả được toàn bộ thực trạng và những định hướng chính trong tương lai của vùng quy hoạch. Các vấn đề chính trong phân tích hệ thống có thể

đ−ợc nêu trong bảng 3.1.

70 Quy hoạch phát triển nông thôn

Bảng 3.1: Ph−ơng pháp phân tích hệ thống trong quy hoạch phát triển

nông thôn

Hạng mục Các vấn đề trong phân tích hệ thống 1. Sự cần thiết phải làm quy hoạch.

Các công việc cần làm

- Tại sao phải làm việc này?

- Mong muốn đạt đ−ợc điều gì khi làm quy hoạch?

2. Hệ thống thông tin, dữ liệu

- Cần có những thông tin gì?

- Những thông tin này có đ−ợc từ nguồn nào?

- Xử lý các thông tin:

+ Cái gì đã biết, mức độ chính xác?

+ Cái gì cần tìm, tìm ở đâu?

+ Xử lý thông tin trên 2 lĩnh vực: số l−ợng và chất l−ợng.

3. Phân tích, đánh giá hiện trạng

- Có những thuận lợi, mặt mạnh gì để phát triển?

- Có những khó khăn, hạn chế gì cho phát triển?

- Có thể giải quyết những hạn chế đó đ−ợc không? Giải quyết nh−

thế nào?

4. Xác định phương hướng, mục tiêu quy hoạch

- Thảo luận các căn cứ để xây dựng mục tiêu - Mục tiêu tổng quát cần đạt đ−ợc là gì?

- Mục tiêu cụ thể (các chỉ tiêu) cần đạt đ−ợc theo các thời đoạn là gì

nhằm tiến tới mục tiêu tổng quát?

5. Nội dung cần quy hoạch

- Thảo luận những nhiệm vụ phải làm

- Các bước cần làm để thực hiện nhiệm vụ trên - Những biện pháp tiến hành các nội dung chi tiết

6. Xây dựng kế hoạch thực hiện

- Thảo luận các chương trình hành động để thực hiện các nội dung quy hoạch

- Lập các dự án cụ thể, thảo luận sắp xếp các dự án theo thứ tự

−u tiên

7. Xem xét lại toàn bộ các vấn đề nhằm điều chỉnh bổ sung cho hợp lý

- Thảo luận xem liệu các công việc đề ra có thể hoàn thành theo tiến

độ không?

- Nếu không, cần bổ sung thêm điều kiện gì?

- Có cần phải điều chỉnh nội dung quy hoạch không? Nếu có, điều chỉnh cái gì cho phù hợp?

- Thống nhất chương trình hành động để chắc chắn rằng mọi nội dung quy hoạch sẽ đ−ợc thực thi theo kế hoạch.

3.5.2.2. Phơng pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong QHPTNT

Nh− trên đã trình bày, thực chất của bài toán quy hoạch là lựa chọn đa mục tiêu.

Phân tích lựa chọn đa mục tiêu để ra quyết định là tập hợp các bước, trình tự để phân tích tổng hợp các vấn đề. Chiến l−ợc cơ bản của bài toán là chia nhỏ vấn đề ra quyết

định thành các phần nhỏ, dễ hiểu sau đó phân tích và tổng hợp các phần đó lại sao cho có logic để đ−a ra giải pháp hợp lý. Phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng phân tích lựa chọn đa mục tiêu để ra quyết định là một lĩnh vực của khoa học về quản lý, trong

đó quá trình ra quyết định là chìa khóa, chức năng quan trọng đối với quá trình đầu t−

và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên. Tuy nhiên với khả năng của mình quá trình ra quyết định là bao gồm việc xác định hoặc lựa chọn phương án và có tầm quan trọng

đối với nhiều lĩnh vực tự nhiên và xã hội, bao gồm cả hệ thống thông tin địa lý. Những vấn đề cơ bản của phân tích, lựa chọn đa mục tiêu đ−ợc nhiều nhà địa lý, nhà hoạch

định và nhà phân tích về không gian quan tâm, nó bao gồm tập hợp nhiều phương án có tính khả thi, trong đó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và những tiêu chuẩn đánh giá

không chuẩn mực. Thông th−ờng, các ph−ơng án đ−ợc các nhà quản lý, những ng−ời ra quyết định và dân chúng đánh giá dựa trên các chỉ tiêu quan trọng tương ứng. Hiện nay do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên ph−ơng án lựa chọn mang tính khả thi và các chỉ tiêu đánh giá đ−ợc xây dựng trên cơ sở dữ liệu có cấu trúc đ−ợc phát triển trên nền các thuộc tính của hệ thống thông tin địa lý (GIS). Trong quy hoạch phát triển nông thôn, việc sử dụng GIS để xây dựng và lựa chọn phương án là rất hiệu quả.

Nó giúp cho ng−ời quy hoạch xây dựng đ−ợc nhiều ph−ơng án với thời gian ít nhất, có thể thay đổi đ−ợc các thông tin đầu vào, các điều kiện biên một cách nhanh chóng và lựa chọn đ−ợc ph−ơng án tối −u nhất.

1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các chức năng

Hệ thông tin địa lý là kỹ thuật ứng dụng những hệ thống vi tính số (Digital Computer Systems) để lưu trữ, xử lý, quản lý, hiển thị, mô hình hóa và phân tích những số liệu thông tin có liên quan đến tính địa lý của một khu vực nào đó, những dữ liệu này đ−ợc mô tả với các thuộc tính gắn liền với một điểm nhất định. Hay nói một cách khác: Hệ thông tin địa lý là một hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi, thực hiện các chức năng vào (Input), ra (Output) và một số phần mềm chuyên dụng có khả năng cập nhật, lưu trữ, xử lý các thông tin không gian (thông tin địa lý) và các thông tin thuộc tính. Nó đồng thời có khả năng mô hình hóa nhằm giải quyết các bài toán và mô

phỏng thông tin không gian theo một ý đồ chuyên ngành.

Ngoài ra, hệ thống tư liệu được lưu trữ và xử lý trong GIS bao gồm không những các thông tin về môi tr−ờng tự nhiên, mà còn liên quan tới cả tính chất về xã hội và kinh tế của khu vực. Vị trí mô tả chứa đựng hệ thống thông tin nói trên sẽ phải đ−ợc xác định trong GIS bởi một hệ thống lưới chiếu địa lý, bao gồm các mã số địa lý: kinh

độ, vĩ độ nhằm bảo đảm khả năng truy xuất và xử lý số liệu chính xác trên một vùng

địa lý cụ thể, ở phạm trù hành chính, ranh giới và tên gọi địa phương (như huyện, tỉnh, thành phố, quốc gia...) cũng được xử lý, lưu trữ và cập nhật hóa, đồng thời với các đặc

điểm địa lý, tạo điều kiện và khả năng cho việc xử lý thông tin, đáp ứng nhu cầu hoạch

định sách l−ợc phát triển nguồn tài nguyên.

Kỹ thuật GIS dựa vào khả năng lưu trữ, xử lý, phân tích và mô hình hóa, có các chức năng sau:

- Chồng xếp và tổng hợp nhiều lớp thông tin chuyên đề (Thematic Information Layers) trên cùng một khu vực, kể cả những thông tin thuộc loại khác nhau có số l−ợng lớn;

72 Quy hoạch phát triển nông thôn

- Cung cấp những thông tin mới nhờ vào những mô hình toán học, giữa hai hay nhiều lớp thông tin chuyên đề trên cùng một vùng địa lý;

- Quản lý những cấu trúc dữ liệu đa dạng với quy mô lớn;

- Cung cấp các thống kê khu vực dựa vào các số liệu lưu trữ;

- Mô tả các đặc điểm đa dạng của cảnh quan thuộc vùng địa lý nhất định, trong số đó bao gồm những đặc thù có tính tương hỗ chặt chẽ lẫn nhau;

- Tạo điều kiện dễ dàng và nhanh chóng cập nhật số liệu, cũng nh− kết nối đ−ợc nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu khác;

- Sử dụng và xử lý một số l−ợng lớn thông tin thu thập từ t− liệu viễn thám và trình bày chúng theo tiêu chuẩn bản đồ học.

Như vậy với chức năng trên đặc biệt là chức năng phân tích, tổng hợp các số liệu mang thuộc tính không gian, GIS sẽ giúp tạo và lưu trữ các loại cơ sở dữ liệu cho nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách cho nhà ra quyết định. Hiện nay đã có các loại phần mềm GIS về phân tích các thuộc tính dữ liệu không gian (bảng 3.2).

Bảng 3.2: Một số hệ thống GIS phục vụ cho lĩnh vực phân tích dữ liệu thuộc tính không gian

TT Các phần mềm Cơ quan phát triển

và địa chỉ trang Web Dạng của phần mềm Khả năng phân tích thống kê lựa chọn

1 ARC/INFO GRID

Viện nghiên cứu về hệ thống môi tr−ờng

www.ersi.com

Hệ thống thông tin địa lý d−ới dạng vector và dạng raster

Các loại thống kê, t−ơng quan, hồi quy, tương quan tự động, phân tích không gian, phân loại biến đổi của hàm số, phân tích và ngoại suy không gian

2 IDRISI

Viện sau đại học về địa lý, Tr−ờng Đại học Clark www.idrisi.clarku.edu

Hệ thống thông tin địa lý d−ới dạng raster

Các loại thống kê, t−ơng quan, tương quan tự động phân tích không gian, phân loại biến đổi của hàm số, phân tích và ngoại suy không gian, phân tích chuỗi thời gian, phân tích thước đo độ chuẩn

3 SpaceStat Anselin (1995)

www.rri.wvu.edu/spacestat.htm

Hệ thống thông tin

địa lý dưới dạng vector

Phân tích khảo sát dữ liệu không gian

4 S+SpatialStats Phần mềm toán học www.mathsoft.com

Phần mềm thống kê, có khả năng kết nối với GIS dạng vector

Tương quan tự động về không gian, mô hình t−ơng quan về không gian, phân tích bề mặt không gian, nội ngoại suy bề mặt không gian.

2. Bài toán phân tích lựa chọn đa mục tiêu

Các bài toán phân tích lựa chọn đa mục tiêu bao gồm tập hợp nhiều ph−ơng án

được đánh giá dựa trên cơ sở các tiêu chí. Thông thường các tiêu chí được xem như

một khái niệm chung bao gồm các khái niệm về thuộc tính và mục tiêu. Thành phần chủ yếu của bài toán phân tích lựa chọn đa mục tiêu gồm:

- Mục tiêu hoặc tập hợp các mục tiêu mà người ra quyết định cần đạt được;

- Người ra quyết định hoặc một nhóm người tham gia vào quá trình ra quyết định xem xét mức độ −u tiên trên cơ sở của các chỉ tiêu đánh giá;

- Tập hợp các chỉ tiêu đánh giá (mục tiêu hoặc các thuộc tính) trên cơ sở các chỉ tiêu này người ra quyết định sẽ đánh giá các phương án;

- Tập hợp các ph−ơng án;

- Tập hợp các biến không kiểm soát đ−ợc;

- Tập hợp các chỉ số của các cặp ph−ơng án và thuộc tính.

Sơ đồ 3.2 mô tả các thành phần của bài toán phân tích lựa chọn đa mục tiêu.

Sơ đồ 3.2: Phân tích lựa chọn đa mục tiêu

Thuéc tÝnh 1 Thuéc tÝnh 2 Thuéc tÝnh 3 Thuéc tÝnh 4 ... Thuéc tÝnh n

Ra quyết định 1 Ra quyết định 2

Mục tiêu 1 Mục tiêu 2 Mục tiêu 3

Mục tiêu chính

Ph−ơng án 1 Chỉ số 11 Chỉ số 12 Chỉ số 13 Chỉ số 14 ... Chỉ số 1n

Ph−ơng án 2 Chỉ số 21 Chỉ số 22 Chỉ số 23 Chỉ số 24 ... Chỉ số 2n

Ph−ơng án 3 Chỉ số 31 Chỉ số 32 Chỉ số 33 Chỉ số 34 ... Chỉ số 3n

... ... ... ... ... ... ...

Ph−ơng án m Chỉ số m1 Chỉ số m2 Chỉ số m3 Chỉ số m4 ... Chỉ số mn

Mức độ −u tiên Tỷ trọng 1 Tỷ trọng 2 Tỷ trọng 3 Tỷ trọng 4 ... Tỷ trọng n 3. Hệ thống thông tin địa lý, phân tích lựa chọn đa mục tiêu và ứng dụng

Các dữ liệu không gian hoặc địa lý đ−ợc xác định nh− nguồn dữ liệu thô, không

đ−ợc cấu trúc chặt chẽ, thông th−ờng đ−ợc gán với một vị trí cụ thể. Do vậy các cơ sở

74 Quy hoạch phát triển nông thôn

dữ liệu này nếu không đ−ợc cấu trúc lại hình thành một cơ sở dữ liệu thì không có giá

trị nên việc phân tích lựa chọn đa mục tiêu để ra quyết định dựa vào các dữ liệu này gặp rất nhiều khó khăn. Với chức năng đ−ợc trình bày ở phần trên, hệ thống thông tin

địa lý (GIS) sẽ là công cụ mạnh để hỗ trợ cho công việc này. Hệ thống thông tin địa lý có khả năng tổ chức lại số liệu dưới các dạng cấu trúc vector hoặc raster, quản lý lưu trữ, phân tích và đ−a ra hỗ trợ quan trọng trong các vấn đề ra quyết định. Các cơ sở dữ

liệu được cấu trúc dưới các dạng lớp bản đồ. Các lớp bản đồ này sẽ thể hiện về các mục tiêu, các chỉ tiêu đánh giá hoặc các thuộc tính, các phương án lựa chọn dưới dạng bản đồ. Sau đó các nhà ra quyết định, dựa trên các hệ thống thông tin để phân tích lựa chọn đa mục tiêu, lựa chọn phương án và ra quyết định theo sơ đồ phân tích ở trên.

3.5.2.3. Phơng pháp tiếp cận đáp ứng nhu cầu (DRA - Demand Responsive Approach) - DRA là gì?

Cách tiếp cận đáp ứng nhu cầu (dựa trên nhu cầu) là cách tiếp cận xây dựng các công trình dựa trên nhu cầu thực sự của ng−ời sử dụng, do họ tự chi trả, tự xây dựng và quản lý, đ−ợc Nhà n−ớc t− vấn và hỗ trợ.

- Cách tiếp cận dựa trên cung cấp:

Một cách tiếp cận chủ yếu do Nhà n−ớc hoặc các nhà tài trợ cấp kinh phí và quyết

định các loại hình công trình xây dựng, ví dụ các công trình cấp nước và vệ sinh môi tr−ờng nông thôn.

Như vậy cách tiếp cận đáp ứng nhu cầu đã thực sự dựa vào nhu cầu của người dân, tạo cho ng−ời dân đ−ợc quyền tham gia vào cả quá trình xây dựng dự án, họ tự quyết định loại hình công trình mà họ muốn, tự họ xây dựng và quản lý lấy công trình của mình. Điều này làm cho người dân cảm thấy công trình đó thực sự là của mình, do vậy họ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ, duy tu làm cho công trình có tính bền vững hơn. Trong cách tiếp cận này, Nhà nước chỉ đóng vai trò là người tư vấn về các lĩnh vực chuyên môn sâu, đào tạo họ nắm bắt đ−ợc các yêu cầu kỹ thuật trong vận hành và quản lý công trình, đồng thời Nhà nước cũng hỗ trợ họ những vấn đề vượt quá

khả năng nh− hỗ trợ một phần vốn, thiết bị và công nghệ...

Ng−ợc lại với cách tiếp cận trên, tiếp cận dựa vào cung cấp áp dụng từ lâu nay là cách áp đặt từ phía Nhà nước và các nhà đầu tư. Nhà nước hoặc các nhà đầu tư xây dựng công trình xong mới chuyển giao cho ng−ời dân sử dụng và vận hành. Trong quá

trình đó, người dân hoàn toàn không biết và không được tham gia bất kỳ một công

đoạn nào của dự án. Điều này dẫn đến một số công trình xây dựng không hợp với ý nguyện của dân, dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả và không bền vững.

Trong quy hoạch phát triển nông thôn cũng cần phải để người dân có cơ hội được tham gia ngay từ khi điều tra thu thập số liệu thực địa và các giải pháp quy hoạch thông qua các cuộc thảo luận, hội nghị hoặc các phiếu điều tra bằng các câu hỏi...

Điều này đ−ợc thực hiện thông qua ph−ơng pháp điều tra có sự tham gia của ng−ời dân (PRA) như ở chương I đã trình bày. Nên lưu ý rằng nhiều khi ý kiến của người dân

Một phần của tài liệu Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)