6.2. Quy hoạch và mật độ lưới đường giao thông nông thôn 1. Dự báo phát triển đ−ờng giao thông nông thôn
6.2.2. Chiều rộng lưu không của các con đường
- Địa hình bằng phẳng, làng xóm hình thành từ lâu đời cùng với việc định canh lúa nước và sự định cư của người Việt;
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ, mật độ dân c− dày đặc nhất trong các vùng nông thôn nước ta, diện tích đất ở bình quân thấp nhất;
- Các làng quê truyền thống đất chật, người đông đang có nhiều vấn đề bức xúc về giao thông, điều kiện ăn ở và vệ sinh môi tr−ờng cần đ−ợc giải quyết.
Trong khu vực đô thị, người ta dùng "chỉ giới đường đỏ" để giới hạn phạm vi xây dựng công trình không được xâm phạm vào giải đất dành riêng cho tuyến đường.
Chiều rộng đường đỏ bao gồm chiều rộng lòng đường giao thông, vỉa hè (nếu có), cây xanh, cống rãnh thoát nước, hành lang kỹ thuật nổi và ngầm, đất dự trữ mở rộng
đường khi cần thiết... Đường sá nông thôn từ trước tới nay mới đơn giản chỉ gồm có hai phần là lòng đường và lề (vai) đường. Ngày xưa con đường chỉ đơn thuần để đi bộ.
Thời Hợp tác xã nông nghiệp, xe cải tiến vào đ−ợc sân kho, sân nhà. Tiếp đến thời
"Khoán 10" và kinh tế hộ gia đình trong cơ chế thị trường ngày nay, không chỉ để xe cải tiến, xe máy vào đ−ợc từng nhà mà còn để vận hành máy kéo, xe ô tô vận tải loại nhỏ, loại trung... Từ năm 1990 trở lại đây số hộ gia đình có xe cơ giới ngày càng tăng, nhất là ở những vùng có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, xã Kinh Môn huyện Kim Môn có tới 70 chiếc xe Công Nông do có nghề nung vôi thủ công, xã Trai Trang huyện Mỹ Văn, H−ng Yên làm dịch vụ chuyên chở gạo, đã có tới 170 xe ô tô tải t− nh©n...
Phát triển kinh tế thị trường đã hình thành nhiều trung tâm dịch vụ sản xuất, th−ơng mại, các nghề truyền thống đ−ợc khôi phục và phát triển mạnh nên yêu cầu về giao thông vận tải ngày càng gia tăng. Tải trọng xe thực tế đã cao hơn nhiều so với quy
định trong quy trình thiết kế đường GTNT 229 - TCN - 40 - 92, mặt đường không đáp ứng yêu cầu khai thác.
Nhiều làng nghề truyền thống, nhiều xã gần kề các trục giao thông lớn, đã có nhiều hộ gia đình làm dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa. Thay dần những chiếc xe công nông hay các loại xe chắp vá tự tạo, là những chiếc xe ô tô tải đời mới gọn nhẹ cơ động trên mọi địa hình. Đường làng ngõ xóm cần được mở rộng để xe cơ
giới có thể vào được tận nhà. Xu thế phát triển tất yếu của thời đại mà nước ta sẽ hội nhập với khu vực và thế giới.
CH−ơng VI. Quy hoạch thiết kế hệ thống ... 169 Do sản xuất, thương mại, dịch vụ phát triển, nhu cầu giao lưu đi lại sẽ tăng nhanh. Mặt khác do phát triển kinh tế thị tr−ờng, cấu trúc làng xóm khép kín tr−ớc đây
đã thực sự trở ngại cho việc vận tải, giao lưu, tiếp cận. Bởi mỗi tháng trung bình vận chuyển đi và đến cho hoạt động sinh hoạt của mỗi người là trên 50 kg. Nhiều hộ gia
đình đã tìm cách dựng nhà mới kề liền các trục giao thông chính để làm dịch vụ. Các
điểm dân cư tự phát theo dạng tuyến này gây trở ngại cho sự lưu thông xe cộ trên
đường. Song mặt khác, hiện tượng này cũng chứng tỏ sự thuận tiện giao thông đã trở thành một yếu tố hàng đầu của việc lựa chọn nơi ở. Đ−ờng sá hẹp, xe cơ giới không lưu thông được đã cản trở sự phát triển sản xuất và tiếp cận thị trường. Việc mở rộng các con đường nội bộ trong các điểm dân cư nông thôn đã trở thành nhu cầu cần thiết.
Năm 1995, một số nơi nhìn xa trông rộng hơn nh− xã Phủ Lỗ huyện Sóc Sơn Hà Nội, nhân dân đã góp 1,3 tỷ đồng để làm đường. Đường làng ngõ xóm đều rộng từ 5 ữ 7 m. Các hộ gia đình thấy việc mở rộng đường như vậy có lợi làm tăng giá trị tài sản nhà ở và đất đai nên bảo nhau hiến đất, phá bớt nhà để nới rộng đường. Sau khi mở mang hệ thống giao thông nội bộ, đã biến đổi các nhà trong ngõ xóm thành nhà mặt
đ−ờng, từng b−ớc hình thành hệ thống thị tr−ờng và mạng l−ới liên kết nội vùng.
Khoảng cách lưu không của con đường nông thôn ngày nay là vấn đề cần được xem xét. Theo quy chuẩn xây dựng của n−ớc ta, phạm vi bảo vệ công trình kỹ thuật phải phù hợp với hình 6.1:a, b. Dải đất dành cho con đường không chỉ riêng cho giao thông mà còn là hành lang để bố trí trồng hai hàng cây xanh bố trí cống rãnh thoát n−ớc, thủy lợi, đ−ờng ống cấp n−ớc sạch, môi tr−ờng sinh thái cảnh quanh khu vực,
đường dây dẫn điện và thông tin và các vấn đề khác. Việc quy định chiều rộng lưu không hợp lý cho đ−ờng sá trong các điểm dân c− nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển theo hướng đô thị hóa; giảm được những lãng phí không đáng có.
Trong t−ơng lai gần, bộ mặt làng xóm không thua kém các khu nhà ở trong thị trấn, góp phần nâng cao dân trí cho nông thôn.
Việc xác định chiều rộng lưu không hợp lý cho các con đường nông thôn,
đặc biệt là đường làng xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đô thị hóa, giảm việc lãng phí không đáng có do phải phá dỡ nhà cửa khi cần mở rộng đường, sao cho việc lưu không xe cơ giới tới tất cả các điểm dân c− nông thôn có thể thực hiện đ−ợc.
Tr−ớc đây, việc thoát n−ớc bẩn sinh hoạt không thành nhu cầu, vì khi dựng nhà người ta thường đào ao vượt thổ. Nước mưa và nước thải tự chảy qua vườn xuống ao, là nguồn nước dự trữ để tưới rau, thả bèo và nuôi cá. Ngày nay do dân số tăng, việc tách hộ là một nhu cầu của mọi gia đình, trong khi đất thổ cư có hạn. Các hồ ao, vườn rau và cây ăn quả trong làng ngày càng bị thu hẹp, nh−ờng chỗ cho các ngôi nhà mọc thêm lên. Thậm chí nhiều làng đã không còn lấy một mảnh vườn, một cái ao trong thôn xóm. Đất thổ c− của hộ bố mẹ bị chia nhỏ cho các hộ con cái làm thêm nhà.
Mật độ xây dựng không kém gì đô thị. Cây xanh trong làng quê cũng đã trở thành hiện t−ợng khan hiếm. N−ớc thải từ các nhà chảy tràn trên đ−ờng làng ngõ xóm, phá hỏng mặt đ−ờng, gây dịch bệnh và mất vệ sinh.
Vì vậy chiều rộng hành lang đường nông thôn cần được nghiên cứu xác định sao cho đáp ứng đ−ợc nhu cầu giao thông lại đảm bảo yêu cầu là hành lang kỹ thuật trong khu dân c− đồng thời tiết kiệm đất tối đa.
a. Đ−ờng cấp huyện
Đ−ờng cấp huyện là các tuyến đ−ờng liên xã, đ−ờng nối các trung tâm làng xã
với thị trấn huyện lỵ. Theo phân cấp của Bộ GTVT, thuộc đ−ờng cấp VI, có chiều rộng nền 6,0 m mặt đ−ờng 3,5 m (thiết kế cho một làn xe). Mặt đ−ờng một làn xe không còn phù hợp với nhu cầu phát triển giao thông vận tải hiện nay, với xu thế xe cơ giới ngày càng được sử dụng rộng rãi, đã và sẽ trở thành phổ biến. Vì vậy, các tuyến đường huyện cần đ−ợc thiết kế với chiều rộng tối thiểu 2 làn xe (3 m ì 2); đ−ờng đi qua khu dân c− đông dân, chiều rộng lề phải thỏa mãn nhu cầu bố trí một hàng cột điện, khoảng trống dành cho đi bộ, rãnh thoát nước và nếu có thể đủ đất cho 2 hàng cây xanh, nên lề đ−ờng mỗi bên tối thiểu phải là 3 m. Quy hoạch chiều rộng hành lang
đ−ờng tối thiểu là 12 m (hình 6.1a).
b. Đ−ờng trục làng xã
Các làng quê truyền thống th−ờng chỉ có một tuyến đ−ờng trục chạy xuyên suốt làng, bắt đầu từ cổng làng, nối với đ−ờng "cái quan" (đ−ờng cấp huyện hay tỉnh). Từ con
đ−ờng x−ơng sống này, các đ−ờng ngõ xóm nh− những x−ơng cá nối vào. Con đ−ờng làng vì vậy là tuyến đường độc đạo chứng kiến bao đổi thay qua các thời đại. Xưa kia nó chỉ để đi bộ và đi xe đạp. Thời tổ đổi công rồi hợp tác xã nông nghiệp, con đường làng thêm một chức năng phục vụ xe cải tiến. Ngày nay, nhiều hộ nông dân đã mua đ−ợc
ô tô vận tải. Và rồi đây, chiếc xe ô tô sẽ trở thành phổ biến ở các làng quê giàu tiềm năng công nghiệp hóa. Ô tô và máy kéo sẽ phổ biến nh− những chiếc xe máy hiện nay.
Con đường làng hiện đã thực sự cần được cải tạo cho phù hợp với chức năng giao thông, hành lang cấp thoát nước, cấp điện, thông thoáng và làm đẹp cho khu vực nông thôn mới.
Chiều rộng mặt đường đủ cho hai làn xe với đặt cột điện, ống cấp nước cục bộ... tối thiểu là 2,5 m mỗi bên. Vậy chiều rộng lưu không đường làng xã tối thiểu là 10 m.
c. Đ−ờng thôn xóm
Đường thôn xóm cần đủ cho một xe máy chạy đồng thời với một xe đạp; ô tô vào
đ−ợc dễ dàng, có chỗ cho một cột điện nhỏ dẫn tới các hộ, rãnh thoát n−ớc và khi cần có thể mở rộng lòng đ−ờng chút ít mà không phải phá dỡ nhà. Kiến nghị lòng đ−ờng tối thiểu rộng 3 m, chiều rộng lưu không là 7 m.
Chiều rộng lưu không của các con đường nông thôn có tác dụng chỉ đạo trong công tác quy hoạch xây dựng các điểm dân c− mới cũng nh− quy hoạch cải tạo các làng quê truyền thống. Đường nông thôn trong thời đại hiện nay phải phục vụ cho việc cơ
giới hóa, hiện đại hóa nông thôn. Trong các làng quê cổ của nông thôn hiện đang gặp trở ngại khi các hộ gia đình có khả năng mua đ−ợc xe cơ giới để vận chuyển mà không thể nào đ−a xe về nhà đ−ợc do đ−ờng quá hẹp. Đã có nơi bà con cùng nhau th−ơng l−ợng phát bớt phần phụ để mở rộng không gian đường thôn xóm, chạy xe về đến nhà.
CH−ơng VI. Quy hoạch thiết kế hệ thống ... 171 Việc quy định lưu không của tuyến đường là để biết phạm vi có thể xây dựng công trình, tránh việc phải phá dỡ do không dự kiến đ−ợc sự phát triển giao thông.
Hiện nay, các điểm dân c− nông thôn truyền thống, mật độ xây dựng cao, thực trạng
đường sá quá hẹp, nhưng quy định chiều rộng lưu không của con đường trong trường hợp này vẫn có tác dụng chỉ đạo khi xây cất lại nhà cửa dọc con đường.
Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất và dịch vụ ở nông thôn sẽ phát triển mau chóng. Khi thu nhập cao lên, nhu cầu về tiện nghi ở sẽ thay đổi.
Khu vực nông thôn sẽ xây dựng nhà ở chủ yếu theo cách tăng mật độ không tăng diện tích đất thổ cư. Như vậy, tất yếu là nhà phải xây cao 2,3 tầng. Tầng dưới chủ yếu là khu vực sản xuất, nơi để xe, máy, khu phụ. Sinh hoạt gia đình trên tầng 2 hay 3. Khi xây dựng lại nhà, cán bộ địa phương cần hướng dẫn dân phải xây dựng ngoài phạm vi lưu không các tuyến đường, theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam " Phần II chương 6"
quy hoạch xây dựng khu dân c− nông thôn".
12.0 m
ON
6.0 m
3.0 m 3.0 m
8-10 m
1-2.0m 6.0 m 1-2.0m
10.0 m
ON
5.0 m 2.5 m
2.5 m
7 - 9 m
5.0 m
1-2.0 m 1-2.0 m
7.0 m
ON
3.0 m
2.0 m 2.0 m
5 - 7.0 m
3.0 m 1-2.0 m 1-2.0 m
Hình 6.1: Chiều rộng l−u không tối thiểu của đ−ờng giao thông nông thôn a) Đ−ờng cấp huyện; b) Đ−ờng trục làng xã; c) Đ−ờng thôn xóm