3. Công trình đ−a dẫn - phân phối n−ớc
9.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Nh− đã nêu ở trên hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án quy hoạch là sự tác
động của dự án đến tốc độ phát triển của các lĩnh vực nh− kinh tế, văn hóa, xã hội và môi tr−ờng của vùng quy hoạch theo h−ớng phát triển bền vững. Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án quy hoạch đ−ợc xác định thông qua việc đánh giá hiệu quả của việc thực hiện tổng thể dự án đầu t− phát triển theo một trình tự quy hoạch đã đ−ợc lập so với việc đầu t− không theo quy hoạch lên mức độ phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội nêu trên. Vì vậy, hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án quy hoạch phát triển nông thôn th−ờng đ−ợc thể hiện ở các khía cạnh sau:
Theo WB [3], cơ sở để đánh giá mức độ phát triển là các chỉ tiêu đánh giá nh−:
- Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng kinh tế;
- Các chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu kinh tế xã hội;
- Các chỉ tiêu đánh giá về phát triển xã hội;
- Các chỉ tiêu đánh giá về phát triển nguồn nhân lực.
9.1.1. Hiệu quả kinh tế của dự án quy hoạch đ−ợc phản ánh thông qua ảnh hưởng của dự án quy hoạch đến sự tăng trưởng kinh tế
Hiệu quả kinh tế của dự án quy hoạch đ−ợc phản ánh thông qua ảnh h−ởng của dự án quy hoạch đến sự tăng trưởng kinh tế của khu vực quy hoạch. Thước đo của sự
276 Quy hoạch phát triển nông thôn
tăng trưởng kinh tế là các đại lượng như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNP), sản phẩm quốc dân thuần (NNP) và một số chỉ tiêu thu nhập khác [2].
Sự khác nhau của các chỉ tiêu này giữa đầu t− phát triển theo quy hoạch và đầu t− phát triển không theo quy hoạch chính là hiệu quả kinh tế của dự án quy hoạch.
Trong thực tế nếu một vùng nào đó đ−ợc đầu t− phát triển mà không theo một trình tự quy hoạch hợp lý. Các dự án đầu t− phát triển th−ờng chỉ xét hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư trên cơ sở đơn lẻ từng dự án. Điều này thường mắc phải các mâu thuẫn cả trong phân phối sử dụng nguồn tài nguyên (nước, đất đai, nguồn nhân lực v.v...) lẫn trong trình tự đầu t−, quy mô đầu t−, giữa một bộ phận cục bộ và toàn vùng.
Việc xây dựng các công trình thủy lợi trên suối Ngòi Lê (lưu vực sông Phó Đáy) là một ví dụ về mẫu thuẫn giữa bộ phận cục bộ và toàn lưu vực xét theo khía cạnh về quy mô đầu t−. Cụ thể nh− sau:
Suối Ngòi Lê có diện tích lưu vực 100 km2 với tổng lượng nước đến tại mặt cắt cửa ra hàng năm khoảng 80 triệu m3 [5]. Năm 1997, địa phương đầu tư 3 tỷ đồng để xây dựng một đập dâng Vực Vầm trên suối Ngòi Lê t−ới cho 400 ha diện tích canh tác của xã Minh Thanh. Tuy nhiên, trong quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Phó Đáy, suối Ngòi Lê cần phải xây dựng một hồ chứa có dung tích hữu ích là 30 triệu m3 tại vị trí
đập Vực Vầm hiện nay nhằm cấp nước tưới cho hạ lưu đập Liễn Sơn. Nếu xây dựng hồ chứa thì công trình đập dâng Vực Vầm sẽ bị phá, gây lãng phí trong đầu t− xây dựng.
Do vậy, một dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của một vùng nói chung và vùng nông thôn nói riêng sẽ giải quyết đ−ợc các mâu thuẫn gây lãng phí trong đầu t− phát triển, góp phần tăng tr−ởng kinh tế vùng.
Việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án quy hoạch theo các chỉ tiêu kinh tế nêu trên đ−ợc thực hiện theo nguyên tắc “có” hay “không có” dự án. Nghĩa là các chỉ tiêu kinh tế này đ−ợc tính toán theo hai tr−ờng hợp: dự án quy hoạch đ−ợc thực hiện và dự án quy hoạch không đ−ợc thực hiện. Hiệu của các chỉ tiêu này theo 2 tr−ờng hợp trên sẽ là hiệu quả kinh tế của dự án.
9.1.2. Hiệu quả dự án quy hoạch là sự quyết định cơ cấu kinh tế - x∙ hội của vùng
Sự phát triển kinh tế xã hội còn biểu hiện trong biến đổi về cơ cấu của các ngành, các lĩnh vực sản xuất và các khu vực xã hội. Vì vậy, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án quy hoạch cũng phải đ−ợc xem xét đánh giá dựa trên cơ sở sự biến đổi về cơ cấu của các ngành, các lĩnh vực sản xuất và các khu vực xã hội. Việc đánh giá sự biến đổi cơ
cấu kinh tế - xã hội thông qua các chỉ tiêu nh− chỉ số cơ cấu ngành trong GDP, chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương (X-M), chỉ số về mức tiết kiệm đầu tư (I), chỉ số cơ
cấu nông thôn - thành thị và chỉ số về sự liên kết kinh tế.
Thông qua quy hoạch phát triển nông thôn, định hướng về cơ cấu đầu tư được thực hiện. Các nhà hoạch định chính sách đầu t− dựa trên cơ sở tối −u về cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng phát triển bền vững được hoạch định. Do vậy, cơ cấu kinh tế - xã hội
được xác lập dựa trên cơ sở định hướng các lĩnh vực đầu tư.
9.1.3. Hiệu quả dự án quy hoạch phát triển nông thôn thể hiện ở khía cạnh
ảnh hưởng của dự án đến sự tiến bộ x∙ hội và phát triển nguồn nhân lực Sự tiến bộ xã hội chung quy là sự tiến bộ (biến đổi) yếu tố con người. Sự tiến bộ xã hội đ−ợc thể hiện qua các chỉ tiêu nh−: tuổi thọ bình quân trong dân số, mức tăng dân số hàng năm, số calo bình quân đầu người, trình độ học vấn trong dân số và các chỉ số phát triển khác.
Thông qua quy hoạch phát triển, các nhà hoạch định chính sách đầu t− giành một phần thích đáng cho việc đầu t− cho sự tiến bộ xã hội nh− giáo dục, y tế, văn hóa, chăm sóc sức khỏe cộng đồng v.v... Nhờ vậy có thể gắn kết sự phát triển kinh tế với sự phát triển xã hội thông qua việc cải thiện các chỉ số phát triển xã hội.
Sự điều chỉnh đầu t− phát triển sẽ cho phép chú ý đến các dự án đào tạo giáo dục và dạy nghề. Đây là h−ớng đi rất quan trọng nhằm nâng cao khả năng phát triển nguồn nhân lực của vùng. ở Việt Nam, có 80% lao động tập trung ở vùng nông thôn. Vì vậy, việc đầu t− đúng mức cho giáo dục sẽ nâng cao trình độ, tay nghề của lực l−ợng lao
động chủ yếu hiện nay. Thông qua quy hoạch phát triển, cơ cấu đầu t− cho phát triển nguồn nhân lực đ−ợc điều chỉnh hợp lý, tránh sự mất cân đối trong đầu t− giữa các lĩnh vực khác nhau. Nhờ vậy sự phát triển trở nên đồng đều và bền vững.
ở đây cần nhớ rằng, sự tăng tr−ởng kinh tế và phát triển xã hội là hai phạm trù tương đối độc lập. Một vùng có thể có sự tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa chắc vùng đó đã có được sự phát triển về mặt xã hội tương xứng với sự tăng trưởng kinh tế
đó. Hay nói cách khác, tăng trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản để có thể có
đ−ợc sự phát triển nh−ng bản thân nó chỉ là một đại diện, ch−a phản ánh đầy đủ sự tiến bộ xã hội [4]. Tăng tr−ởng ch−a hoàn toàn là phát triển, song tăng tr−ởng lại là một nội dung cơ bản để có đ−ợc phát triển.
9.1.4. Hiệu quả của quy hoạch phát triển nông thôn còn thể hiện ở khía cạnh đảm bảo sự phát triển bền vững
Một trong các yếu tố tạo nên sự phát triển kém bền vững là việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng không hợp lý. Việc khai thác quá mức đất đai, phá
rừng cho mục đích lấy gỗ hay sự canh tác không hợp lý đất dốc thường dẫn đến sự thoái hóa đất đai, xói mòn v.v... là một ví dụ dẫn tới sự kém bền vững về môi trường.
Đất đai trở nên cằn cỗi, đòi hỏi người dân phải đầu tư nhiều cho phân bón, canh tác làm cho hiệu quả sản xuất trở nên kém hơn. Đây là yếu tố dẫn tới sự kém hấp dẫn trong đầu t− sản xuất, là hậu quả của sự kém bền vững về mặt kinh tế.
Người dân mất dần đất đai canh tác, dẫn tới hậu quả là thiếu việc làm. Đây là yếu tố dẫn tới sự kém bền vững xã hội nhân văn.
Tất cả các yếu tố trên đây có thể tránh đ−ợc bằng việc lập quy hoạch phát triển phù hợp với từng vùng nhằm đảm bảo tính bền vững trong tổng thể của sự phát triển.
Đây cũng là hiệu quả kinh tế xã hội của quy hoạch phát triển nông thôn.
278 Quy hoạch phát triển nông thôn