Tinh thần lạc quan, tự hào dân tộc

Một phần của tài liệu Văn học bình thuận giai đoạn 1945 1975 (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 2. VĂN HỌC BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 1945 – 1975, GIÁ TRỊ NỘI

2.1. Cảm hứng yêu nước

2.1.3. Tinh thần lạc quan, tự hào dân tộc

Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân và dân Bình Thuận đã làm nên những thành tích tự hào được ghi vào những trang lịch sử kháng chiến vẻ vang của dân tộc. Nơi này có rất nhiều địa danh đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh

hùng. Nhiều bà mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình cho độc lập tự do của dân tộc, trở thành những huyền thoại sống, như má Phạm Thị Ngư đã cống hiến 8 người con cho cho tổ quốc; hay chị Tám Kiệm, bị bom đạn cụt cả hai chân nhưng vẫn một lòng kiên trung vì cách mạng. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn và gian khổ như vậy, quân dân Bình Thuận đã đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, thể hiện niềm lạc quan tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc. Đúng như nhận định “mỗi lần dân tộc ta đều bị dồn đến bờ vực, đứng trước hiểm họa mất còn, thì trí tuệ Việt Nam, truyền thống Việt Nam, phẩm chất Việt Nam lại được hội tụ kết tinh, nảy nở và dân tộc ta lại làm nên một bước ngoặt lịch sử xoay chuyển cục diện làm nên những kỳ tích mới?” [76, tr. 71].

Khảo sát văn học Bình Thuận giai đoạn này chúng tôi thấy hầu hết các tác phẩm đều đề cập đến niềm tự hào dân tộc, về lịch sử hào hùng của cha ông, về tư cách công dân với trách nhiệm giữ gìn và tiếp nối truyền thống yêu nước.

Trong Văn chương tranh đấu miền Nam, Nguyễn Văn Sâm cho biết các tác phẩm của Vũ Anh Khanh thể hiện hai thế giới mâu thuẫn nhau: Bộ mặt thành phố vô ý thức và những người ý thức. Niềm tự hào dân tộc thể hiện rất rõ trong cách đặt vấn đề và nội dung tư tưởng ở từng tác phẩm. Đó là những năm binh lửa lan tràn trên quê hương Việt Nam, hình ảnh các tráng sĩ mong muốn lên đường làm nhiệm vụ. Các nhân vật như Tảo đã từng có cảm giác “êm ả lạ lùng. Chàng mơ màng nghĩ đến ngày xưa khi quân Nguyên sang, vua Trần nghe lời đức Trần Hưng Đạo kêu gọi thần dân vào họp hội nghị Diên Hồng” [92, tr. 10]. Trong Nửa bồ xương khô, anh ủy viên đang làm công tác tuyên truyền, cổ vũ mọi người lên đường kháng chiến, nhắc nhiều đến câu chuyện từ những anh hùng lịch sử dân tộc Lê Lợi, Quang Trung, đến câu chuyện về nhà cách mạng Nguyễn Thái Học cũng được kể lồng vào với niềm tin tưởng và quý trọng sâu sắc. Bên cạnh đó các hình ảnh, âm hưởng tiếng trống xung trận tượng trưng cho tiếng trống Lạc Hồng xuất hiện như dự báo ngày kháng chiến thành công. Đã là người Việt Nam thì phải hiểu biết đạo lý, chính nghĩa, biết xót xa, biết đau đớn, phải có trách nhiệm công dân với dân tộc, với thời đại:

“Lật sử cũ ngày xưa xem lại

Gương người xưa thời đại Đinh, Trần Bao phen chống giặc oai hùng

Cờ lau Bộ Lĩnh, Bạch Đằng Đại Vương Mùng Năm Tết Quang Trung – Nguyễn Huệ”

(Chiến sĩ hành, Vũ Anh Khanh)

Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, có những bài thơ nói lên niềm tin vào vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, với một tình cảm hết sức trân trọng, kính yêu:

“Họ không cùng một quê:

Anh này Quảng Nam Anh kia Quảng Ngãi Có anh Phú Yên Có anh Phan Thiết

Nhưng tất cả là con yêu nước Việt

Con Bác Hồ, con Đảng Lao động Việt Nam”

(Đội vũ trang tuyên truyền Lâm Đồng, Tế Hanh)

Ngày hòa bình lập lại, đường Bắc Nam nối liền, lòng vui như mở hội, các nhà thơ nói lên tấm lòng đồng bào liên Khu 5 với Bác, niềm vui trong vạn niềm vui, nhất là những người đi tập kết:

“Những đồng chí chúng ta Miền Nam ra miền Bắc Lên công trường đường sắt Chưa được gặp Bác Hồ

Một ngày xuân đẹp, đợi chờ Bác lên Đời từ gặp Bác vui thêm

Con đường thấy Bác ngày đêm rộn ràng”

(Nối liền Bắc Nam, Tế Hanh)

Tình cảm của nhân dân Bình Thuận, của đồng bào miền Nam đối với Bác còn thể hiện qua những trang bút ký, như Tấm ảnh và muối cụ Hồ của Phan Minh Đạo kể chuyện anh Xa Khai người dân tộc Raglai bị địch bắt vào khu tập trung, đánh đập, tra tấn, lúc sắp chết, Xa Khai gọi vợ lại để trăn trối những lời tự đáy lòng của một người dân tộc từ việc nhận kỷ vật thiêng liêng – muối của Cụ Hồ tặng. Đối với Xa Khai, “đó là cái bụng thương nhớ của Cụ Hồ gửi đồng bào Raglai”, “Cụ Hồ không quên người Raglai, Cụ Hồ thương người Thượng mình lắm. Cụ nói, đồng bào Kinh, Thượng là anh em một nhà, cùng một mẹ, một cha sinh ra. Nhưng vì người Thượng khổ hơn nên cái bụng Cụ thương hơn” [108, tr. 9]. Những người đồng bào dân tộc đáng quý, họ không ăn muối mà giữ lại để làm “tin”, họ không bao giờ để mất đi tấm ảnh của Bác. Niềm tin đó thật đáng trân trọng, “người Raglai trích máu thề với nhau rằng: Thiếu cơm, muối, vải, không chết. Cách mạng Cụ Hồ như nước suối mặt trời. Thà đào củ ăn thay cơm, đốt tranh ăn thay muối, bóc vỏ cây tạm che thân, bám núi kháng chiến, chứ không bao giờ bỏ cách mạng, bỏ Cụ Hồ đi theo giặc” [108, tr.15].

Qua trang viết của mình, các nhà văn phản ánh những tình cảm chân thành và xúc động của quân và dân Bình Thuận, từ anh chiến sĩ trên trận tuyến, đến người đồng bào các dân tộc, cũng như người dân trong vùng đô thị bị địch chiếm đóng, với niềm tin tưởng vào cuộc kháng chiến thắng lợi. Bài ký Học trò của thầy Thành, Đoàn Văn Kim viết về tình cảm của mình đối với Bác, là học sinh trường Phan Bội Châu nổi tiếng miền duyên hải này, anh chỉ có một niềm “say mê học tập và tắm biển”, được nghe nhạc cùng với thầy giáo, được nghe thầy giảng giải về vùng đất Dục Thanh, Phan Thiết. Anh ngưỡng mộ và tự hào là học trò thầy Thành (Thầy Nguyễn Tất Thành), trong tất cả các sách vở của anh đều ghi dòng chữ “học trò của thầy Thành”. Anh mạnh dạn tham gia tranh đấu, dẫn đầu đoàn người mấy trăm thợ đủ ngành nghề đòi giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, bị địch bắt tra tấn dã man “đã hơn một tuần, qua hàng chục lần tra tấn, quần áo nát nhừ nhưng trong lòng anh luôn nghĩ “thầy Thành kính yêu, con nguyện theo bước Người” [108, tr. 22].

Với người lính chiến đấu ở Trường Sơn, Bác Hồ luôn là nguồn động viên, nguồn cảm hứng, sự tin yêu dạt dào tất cả tạo nên chất men say chiến thắng:

“Ngoài chiến trường mỗi một giờ xông trận Tai vẫn nghe tiếng gọi của Bác Hồ

Giữa đêm đông rừng vẫn tràn hơi ấm Lửa tâm tình tỏa từ hậu phương xa”

(Chào hậu phương, Nam Hà).

Khi Bác mất, tận trong nhà tù Côn Đảo, Minh Huy viết bài thơ Chiếc lá bạc hà, bày tỏ tâm trạng người thanh niên, bằng niềm tin và lý tưởng, bằng đôi cánh tinh thần vượt qua song sắt, cùng với 8000 tù nhân nơi Côn Đảo, thể hiện cảm xúc đau thương tưởng niệm Người. Trong bút ký Đau thương nhớ Bác đi lên, Sơn Phong đã gửi đến độc giả những tiếng lòng đau đớn của đồng bào Chăm ở Bình Thuận khi hay tin Bác đã đi xa. Anh Mãn Vũ ở tỉnh hội Bình Thuận đã nức nở: “Bác Hồ của chúng ta mất thiệt rồi sao! Trời ơi, người Chiêm Thành của chúng tôi luôn luôn nhìn lên đỉnh tháp Chàm mà khấn nguyện cho Bác Hồ sống mãi, chờ ngày đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam để người Chăm được trông thấy Bác, được cầm tay Bác” [108, tr.

113]. Tấm lòng biết ơn vô hạn của đồng bào các dân tộc anh em như người Châu ro, người Kinh, Châu mạ thật cảm động: “Nếu mà lấy được cái sống của Bác Hồ lại thì người Chăm, người các dân tộc khác quê tôi dù bằng mọi giá nào cũng xin sẵn sàng thay thế cái chết cho Bác” [108, tr. 114].

Trong khi đó, tại các nhà giam ở Phan Thiết, những ngày này hơn nghìn con tim yêu nước đang hướng về Bác, họ sẵn sàng hy sinh, không khuất phục trước bất kỳ hành động tàn ác dã man của bọn tay sai, bán nước, khi bị buộc đốt lá cờ Việt Nam, hay có kẻ nào đó có hành động cố tình làm xấu hình ảnh lãnh tụ: “đây là vị cha già của dân tộc.

Chúng ta thà chịu cho kẻ thù bắn nát trái tim chứ quyết không bao giờ đụng chạm đến niềm tự hào của cả dân tộc chúng ta” [108, tr. 115]. Một nữ sinh trường Phan Bội Châu

“tóc chưa đầy búi mà đã thắng hơn trăm trận đòn đủ kiểu man rợ của bọn ác ôn” [108, tr. 115] bởi một lẽ Bác là niềm tin chiến thắng, là chỗ dựa tinh thần lớn lao để cho lớp thanh niên hành động quên mình. Chính tay trưởng Ty cảnh sát Bình Thuận đã ngạc nhiên và bất ngờ thú nhận: “Tôi làm nghề cảnh sát đã lâu mà chưa từng thấy một người nào lại có một niềm tin vào ông Hồ như cô bé này” [108, tr. 116]. Bài ký có nhắc đến nỗi đau của người Phan Thiết với cảm xúc của một người thân đi xa không về kịp ngày đoàn viên. Những hình ảnh ký ức về thầy Thành luôn đọng mãi lòng dân xứ biển: “Bác đã qua đời mà chưa được trở lại Phan Thiết, lòng người Phan Thiết đau thương gấp mấy lần” [108, tr. 116]. Người dân Bình Thuận thật cảm động và tự hào về câu chuyện kể về

má Minh Sa (dân tộc Chăm), mù cả hai mắt, nhưng cố giữ một đồng bạc có hình Bác Hồ. Khi bé Út trách má “mắt má không thấy gì mà má cứ ráng nhìn hình Bác Hồ cho thêm tội hở má!” [108, tr. 118], thì má trả lời: “tao không thấy mọi vật trên đời này nhưng tao thấy chú Hồ trên đầu tao. Tao thấy chú Hồ khắp mọi nơi.” [108, tr. 118].

Khi chiến đấu ở Bình Thuận, Nam Hà viết trong Trận tháng năm:

“Chân ta đi đã gặp dấu chân Người Ta bỗng thấy một trời cờ đỏ

Biển Phan Thiết dồn dập muôn sóng vỗ Biển gọi về bao kỷ niệm Bác ơi!”

Nhiều bài thơ của ông luôn theo mạch cảm xúc này với một tâm thế đĩnh đạc, tin tưởng, hào sảng:

“Dòng máu cha ông trong tim ta chảy mãi

Những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa truyền lại Đã ra đời thế hệ Hồ Chí Minh

Tổ quốc vinh quang chúng con xin hiến cả đời mình”

(Sông Mao khúc ca thứ năm - Nam Hà)

Mảnh đất “tụ nghĩa” này đã chứng kiến bao thay đổi lớn lao của lịch sử, ngày qua ngày khắc ghi những chiến công đáng tự hào. Văn học cũng theo sát sự kiện lịch sử để ghi lại những “trích đoạn của chiến tranh” nhiều nơi, như chiến thắng Hoài Đức – Bắc Ruộng vang danh cả nước, những trận đánh thẳng vào tuyến phòng thủ của địch ở La Gi, Phú Long, Thiện Giáo, Sông Mao, Sông Lũy, Bắc Bình... là những địa danh trên mảnh đất Bình Thuận đi vào văn học không dứt niềm hứng khởi tự hào, nó đã góp phần hòa vào di sản chung của văn học nước nhà.

Một phần của tài liệu Văn học bình thuận giai đoạn 1945 1975 (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)