Tư duy nghệ thuật hướng nội trong thơ

Một phần của tài liệu Văn học bình thuận giai đoạn 1945 1975 (Trang 122 - 131)

CHƯƠNG 3. VĂN HỌC BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 1945 – 1975, ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT

3.2.3. Tư duy nghệ thuật hướng nội trong thơ

Trong công trình Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945 1975, Nguyễn Bá Thành nhận định: “Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 là một nền văn học mang nhiều màu sắc khác nhau. Màu sắc chính trị, màu sắc nghệ thuật, màu sắc văn hóa của các tác phẩm văn học theo các khuynh hướng các thể chế khác nhau đã làm cho bức tranh văn học giai đoạn này đa sắc, đa thanh” [36, tr. 10]. Trong đó ông phân định nội dung thơ dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa như một sự đặt lại vị trí của dòng thơ ca một đất nước trong thời kỳ chiến tranh với những ưu điểm và hạn chế của nó bằng cái nhìn và cách đánh giá không phụ thuộc vào quan điểm quá khứ.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu thơ ca Bình Thuận giai đoạn này, nếu không đối chiếu để thấy tính tư duy hướng nội như một đặc điểm rõ rệt của tư duy nghệ thuật thơ ca sẽ là thiếu sót. Những năm gần đây, việc nghiên cứu thơ ca 1945 – 1975 được quan tâm khảo cứu theo cả khuynh hướng quan phương và ngoại tuyến, chúng tôi cho rằng xem xét đánh giá thi ca miền Nam ở bình diện thơ ca cách mạng là rất cần thiết, nhưng chưa thật đầy đủ vừa ở nội dung và những biểu hiện nghệ thuật. Thơ Việt Nam giai đoạn này sẽ được nhìn trong sự so sánh đối chiếu thơ miền Nam với thơ thời chống Mỹ của những tác giả không sáng tác ở vùng giải phóng, vùng kháng chiến, họ là những tác giả sáng tác ở vùng đô thị, những người không tham gia cách mạng.

Trên tinh thần đó, chúng tôi đã tìm hiểu thơ ca Bình Thuận 1945 – 1975 dưới góc nhìn của tư duy hướng nội để tìm đến tâm thế của những người không trực tiếp sống hay tham gia chiến đấu ở vùng giải phóng, tức những người có thời gian học tập, sống và sáng tác trong lòng đô thị miền Nam tự biểu đạt tâm tư về thời cuộc.

Các tác giả Nguyễn Ngu Í, Hoài Khanh, Nguyễn Bắc Sơn, Từ thế Mộng, Nguyễn Như Mây, Huỳnh Hữu Võ, Lê Nguyên Ngữ, Đài Nguyên Vu, Phạm Dương Quang... có

thể nói là những người chịu ảnh hưởng nhiều về văn hóa, giáo dục, triết học, nghệ thuật ở miền Nam trong sáng tác.

Những hình tượng nghệ thuật được đề cập ở đây trên tinh thần nhìn lại với một cái nhìn toàn cảnh và từ gốc độ thể chế chính trị miền Nam Việt Nam. Cái nhìn có tính chất cởi mở, đặt người đọc trong tư duy đối sánh phản biện với cái vốn đã trở thành khuôn mẫu là văn học cách mạng trước nay. Một số hình tượng nghệ thuật nhìn từ góc độ tư duy hướng nội có thể đề cập đến: Hình tượng nghệ thuật tổ quốc tang thương; hình tượng cái tôi cô đơn mang nỗi buồn thế hệ; hình tượng người lính tha hương trên quê hương của mình.

Nếu hình ảnh tổ quốc trong thơ ca cách mạng hiện lên đẹp đẽ, hùng tráng, tự hào, tuy có đau thương, mất mát trong chiến tranh, nhưng được cảm nhận ở góc độ bi hùng, oanh liệt, dạt dào cảm hứng sử thi, thì cái nhìn về quê hương, đất nước, con người Việt Nam trong thơ ca đô thị miền Nam lại thiên về cảm thức tang thương, tiêu điều, đau hận… Hình ảnh quê hương hiện lên trong nhiều bài thơ ở tập Hòa bình ơi! Hãy đến của Huỳnh Hữu Võ là hình ảnh điêu tàn, chết chóc, đau đớn. Từng chi tiết như những thước phim quay chậm, rõ nét đến kinh hoàng về một trận đánh. Phan Thiết đổ máu, cái chết

“ngoài đồng hay trong lô cốt hầm cầu” đều đau đớn, xót xa.

“Mẹ Việt Nam ơi!

Quê hương điêu tàn đổ nát Cháy, cháy đỏ đêm dài Giọt buồn rơi nhẹ trên tay”

(Tết Mậu Thân ở Phan Thiết – Huỳnh Hữu Võ)

Nếu họ là người lính thì họ xem đây là cuộc nội chiến, bởi do không phân định rõ bản chất của cuộc chiến nên họ rơi vào cái nhìn vô định tan thương:

“Anh ở đây dưới chân đồi nắng cháy Vùng đất khô cằn của một quê hương Quê hương của một giống người bị trị Một ngàn năm, một trăm năm

Rồi còn bao nhiêu năm?”

(Dưới chân Đồi Xích Thố, Huỳnh Hữu Võ)

Quê hương đau thương đã trở thành tâm tưởng chung, Hoài Khanh có nhiều bài thơ viết về Phan Thiết, về Bình Thuận với một lòng tấm lòng yêu quê hương sâu lắng, thiết tha, thế nhưng nhiều bài trong tập Gió bấc trẻ nhỏ hoa hồng và dế gợi cho người đọc ám ảnh của sự vô định, tang tóc:

“Chiến tranh rồi chiến tranh

Dải đất nghèo nàn này quê hương tôi Mỏi mòn tháng ngày qua

Những buổi chiều xám Những đêm tang tóc

Tiếng súng vọng từng hồi vang uất nghẹn”

(Ngày con tôi khó, Hoài Khanh)

Nhiều tác giả khéo léo chọn thể thơ lục bát, một thể thơ truyền thống, để chuyển tải đề tài quê hương trong chiến tranh với tình yêu sâu lắng. Chính việc chăm chút những hình ảnh giàu sức ám gợi mở ra một khoảng không gian, thời gian đã trở thành biểu tượng chung của hình ảnh tổ quốc đau thương trong thơ ca miền Nam.

Nhìn quê hương trong hoài nghi và bi quan là dòng tâm tưởng chung, là điểm dễ thấy ở nhiều bài thơ về miền Nam trong chiến tranh. Những hình ảnh đoạn trường, khăn tang, nhân sinh, dòng lệ, máu, những từ ngữ tình thái, bao giờ, ở đâu, khi nào (hòa bình đến) xuất hiện với tần suất cao trong các tập thơ Chiến tranh Việt Nam và tôi (Nguyễn Bắc Sơn), Thân phận, Lục bát (Hoài Khanh), Hòa bình ơi! Hãy đến (Huỳnh Hữu Võ).

Quê hương qua cách nhìn của họ là một quê hương mang vết thương nội chiến, mang nỗi đau của một dân tộc mấy nghìn năm bị trị:

“Đứng nhìn dòng sông vào thế kỷ hai mươi

Mang trên mình cuộc chiến tranh đau đớn ngậm ngùi Và Tổ quốc, Tình yêu, Quê hương, Bằng hữu

Tôi không ngớt xao xuyến hoài về điều đó”

(Tuổi trẻ và dòng sông, Hoài Khanh) Sự trăn trở và hoài nghi sẽ dẫn đến hoang mang:

Tôi hỡi tôi xin đừng chết nhé

Bóng hòa bình đã thấp thoáng ở miền Nam Ngày ta mong nằm trong tầm tay với

Sao thấy lòng chưa dứt mối hoang mang”

(Nhắc đến Ma Lâm, Nguyễn Bắc Sơn)

Như vậy có thể thấy, nếu trong thơ ca cách mạng, Tổ quốc trong những năm tháng chiến tranh mang vẻ đẹp hào hùng, như Chế Lan Viên đã từng viết: Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? thì thơ ca trong lòng đô thị miền Nam lại là “hình ảnh của một vùng quê đau thương bi thảm. Phải chăng đó cũng là một sự bổ sung tự nhiên cho bức tranh về Tổ quốc, mà nếu thiếu đi một trong hai phương diện, thì hình ảnh Tổ quốc trong văn học thời kỳ này sẽ trở nên phiến diện không đầy đủ?” [36, tr. 348].

Và cũng sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến một hình tượng nghệ thuật được tập trung khắc họa nhiều trong thơ ca miền Nam, đó là hình tượng cái tôi cá nhân, cái tôi cô đơn, buồn chán trước thời cuộc. Không phải là cái tôi trong thơ ca lãng mạn 1930 – 1945, “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”, và cũng không còn là hình ảnh bâng khuâng của thiếu nữ trước hương xuân đang lên, trước một chiều thu vàng xao xuyến, hay những câu thơ như thế này thấy hiếm:

“Rồi mai tôi hát trên ngàn

Tiếng ca lãng mạn sẽ vàng cùng thu…”

(Bóng thu vàng – Nguyễn Như Mây)

Nhiều bài thơ thời điểm này đã truyền cho người đọc một cảm hứng khác, xây nên một hình tượng nghệ thuật khác: Cái tôi cá nhân - cái tôi cô đơn. Khi bàn về văn học miền Nam 1945 – 1975, nhất là giai đoạn 1954 – 1975, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng đa chiều của văn hóa phương Tây đến với nhận thức, lối sống và sáng tác văn học thời kỳ này mà trong đó quan trọng nhất có lẽ là ảnh hưởng của Chủ

nghĩa hiện sinh. “Nó đã đến trong cái bối cảnh bi đát của xã hội miền Nam những năm 1954 –1975, khi con người khao khát tự do và quyền sống mong muốn suy tư về chính tự do và thân phận làm người” [64].

Trên cơ sở đó chúng tôi muốn khảo sát hình tượng nghệ thuật con người cá nhân trong thơ ca 1945 – 1975, đó là con người cô đơn, buồn chán; con người dấn thân, khao khát tự do, con người nổi loạn, bế tắc. Khác với con người cô đơn trong thơ Mới, hình tượng con người trong thơ ca lúc này là con người cô đơn trước hiện thực cuộc đời. Sự cô đơn ấy người ta có thể nhìn thấy là cái tôi cô đơn ngay trong cuộc đời trần thế, giữa căn nhà của mình, giữa bè bạn của mình, giữa cuộc sống đang bộn bề di chuyển. Nghĩa là cô đơn trong cõi người” [36, tr. 316].

Lời nhận xét ấy thật xác đáng với trường hợp Hoài Khanh, mà rõ nhất là tập Thân phận. Tập thơ có 58 bài nhưng những từ ngữ nói đến tâm trạng buồn, cô đơn được lặp lại với tần suất rất cao (từ cô đơn xuất hiện 12 lần, từ buồn xuất hiện 62 lần, từ sầu xuất hiện 40 lần, từ thương xuất hiện 83 lần). Điều này đã chứng tỏ một tâm thế của cái tôi cá nhân nhà thơ và cũng là cái tôi cô đơn điển hình của con người trước thời cuộc.

Chúng tôi xin được trích lời của người bạn thơ của Hoài Khanh để nói về ông:

“Tôi lẫn trốn vì thấy mình không thể”. Không thể được. Không thể trốn. Chỉ còn có cách tự tử như Hemingway trong một cơn khủng hoảng thác loạn” [88, tr. 4-5]:

“Thôi nước mắt đã ghi lời trên đá Và cô đơn đã ghi dấu trên tay”

(Ngồi lại bên cầu – Hoài Khanh)

Ở đây, chúng tôi thấy rất trân trọng tấm lòng thiết tha của họ, cái thiết tha có thể hiểu là khả năng tự hiểu mình, tự nhận ra mình là ai, để tiếp đến mình sẽ làm gì. Chúng tôi cho rằng họ đang mắc kẹt giữa cái quá khứ đã mất đi và đang đối mặt với sự mịt mờ của hiện tại và bất định về tương lai. Đó cũng là trạng thái mà Nguyên Sa đã mô tả “sự cô đơn của một thế hệ không có đàn anh”.

Về sự giao thoa ngôn ngữ hướng nội và hướng ngoại

Khảo sát nhóm bài thơ sáng tác ở vùng giải phóng giai đoạn 1945 – 1975, những tác giả trực tiếp tham gia kháng chiến, ít thấy sự tìm kiếm để thay đổi ngôn từ trong biểu

đạt. Họ vẫn giữ cách nhìn, cách phản ánh thật chân thực cuộc sống chủ yếu bằng ngôn ngữ đại chúng, hoặc có vẻ như “cảnh giác với chủ nghĩa hình thức” (Nguyễn Bá Thành).

Nhìn chung, thơ ca giai đoạn này thể hiện sự giản đơn trong ngôn từ, có thể thấy những đặc điểm quen thuộc của các bài thơ ca cách mạng như: ngôn ngữ đời sống thường ngày được sử dụng nhiều; ngôn ngữ thiên về cảm hứng ngợi ca, hướng ngoại; ngôn ngữ bám vào nhiệm vụ phản ánh hiện thực và thể hiện đời sống tình cảm của cả cộng đồng đối với hiện thực cách mạng của dân tộc.

Ngay từ những ngày đầu kháng Pháp, văn học Việt nam đã có nhiều bài thơ hay viết về cuộc sống, lao động, chiến đấu như: Nhớ (Hồng Nguyên), Đồng chí (Chính Hữu), Bài ca vở đất, Bao giờ trở lại (Hoàng Trung Thông). Thơ ca Bình Thuận cũng nằm trong dòng chảy ấy, nhiều bài phản ánh chân thực cuộc sống, đấu tranh như Chiến thắng lầu ông Hoàng (Trương Quang Mỹ), Chiến thắng Ngã hai (Phạm Quang Pháp), Thư anh bộ đội xung kích gửi cô dân quân gương mẫu sau chiến thắng Ngã hai (Trương Công Nghĩa), Nhớ Bình Thuận (Phan Hạo), Bà má Bình Thuận (Tế Hanh)... Đến thời kháng chiến chống Mỹ, nhiều bài thơ tiếp nối tinh thần ấy như Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi (Nam Hà), Bức thư miền Nam, Tiếng xa quay (Giang Nam), Đường tháng Tám (Phan Minh Đạo), Hành quân đêm, Quên ngày tháng (Hồ Phú Diên).

Một trong những thành tựu của văn học cách mạng thời kỳ này là tính chất đại chúng. Ở đó nhân dân vừa là đối tượng phản ánh trong tác phẩm vừa là đối tượng phục vụ của văn học. Hiện thực cuộc sống lao động, chiến đấu là chất liệu phản ánh. Điều này chứng tỏ đã có một sự chú ý quan tâm sử dụng ngôn ngữ của cuộc sống lao động và chiến đấu đáp ứng yêu cầu cách mạng. Trong thơ ca Bình Thuận cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người mẹ, người em, người chị, người anh... vừa bước ra từ cuộc sống thường ngày trở thành dân quân, du kích, đi vào trang thơ khá tự nhiên đến chân chất như “bà mẹ canh biển”, “người chị tiếp tế địch vận” trong thơ Tế Hanh, “máu lệ khổ đau” trong thơ Giang Nam, “vượt tù Côn Đảo”, “trụ cột giữa phong ba” trong thơ Nam Hà… không ít câu thơ mang khẩu ngữ đời thường.

“Gian khổ đắng cay Hồng vẫn cứ Hồng Lửa càng cháy căm thù càng nung nấu Bác Bảy, Bác Ba vượt tù Côn Đảo

Nay vẫn là trụ cột giữa phong ba”

(Về khu Lê – Nam Hà)

Ngôn ngữ thi ca hay ngôn ngữ văn học phản ánh có tính chất làm phông (nền) cho văn hóa dân tộc xuất hiện. Ngôn ngữ thơ lúc này thiên về tự sự, về tư duy lý trí.

Tính chất khái quát các hình ảnh trở thành các hình tượng mang tính biểu trưng cao.

Nhân vật trong thơ mang hình ảnh của số đông, của lớp người lao khổ, mang khát vọng của cộng đồng, khát vọng chiến đấu và chiến thắng, vẻ đẹp của họ có cái chung của anh hùng vì quê hương. Những câu chuyện riêng tư, “nước mắt chỉ dành cho ngày gặp lại”.

Tình trong họ là hướng về đồng chí, tình động đội, hướng về cái lớn lao như vận mệnh dân tộc.

Chúng tôi nhận thấy, thơ ca chú trọng nhiều về thể hiện đời sống xã hội của cộng đồng, tính hướng ngoại nhiều hơn. Hay nói cách khác là tính tuyên truyền, yếu tố động viên, hô hào rất rõ nét trong thơ ca kháng chiến giai đoạn 1945 – 1975. Những từ ngữ kêu gọi, những động từ như lời hiệu triệu: vùng lên, đi nào, tiến công, xông tới; những danh từ tập hợp: trái đất, nhân loại, dân tộc, giai cấp, hòa bình, chân lý…. Những hô ngữ – cảm thán được sử dụng nhiều trong thơ: Anh, chị em ơi, Mẹ ơi, em ơi, con ơi... Ơi tuổi thanh xuân: “Sông Mao kia rồi, ơi sông Mao! / Tấn công, anh em ơi ta dồn dập tấn công” (Sông Mao khúc ca thứ năm – Nam Hà), "Có thể nào như thế được, mẹ ơi! /Có thể nào như thế được, em ơi!" (Trước tờ giấy trắng – Giang Nam), Tôi được ru ru khúc tự hào/ Chiếc nôi Phan Thiết dịu dàng sao! (Tự hào thay Phan Thiết, Thu Lâm).

Khoảng cách ngôn ngữ thơ ca và ngôn ngữ đời thường rất gần, nhất là trong các sáng tác thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Dần về sau, những năm 60 của thế kỷ XX trở đi tiếng thơ gần gũi ấy lại mang thêm giọng điệu hào sảng của khí thế tiến công, là tiếng gọi của lý tưởng cách mạng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng trước những ác liệt của chiến tranh, âm hưởng chủ đạo là thiên về ngợi ca, hình ảnh thơ trang trọng đầy tính biểu tượng, phảng phất chất sử thi.

Trong khi đó, đối với những sáng tác thơ trong lòng các đô thị lại có một chiều hướng khác. Đó là những vần thơ tâm trạng, không có được cái háo hức của con người ra đi với tinh thần lạc quan, xung phong ra tiền tuyến như:

“Đập thế giới cũ đi

Ta xây thế giới mới Đường đã vạch rồi đây Hãy vùng lên xông tới”

(Ngày ở Việt Nam –Nam Hà)

Ánh vào trong câu chữ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ “thấm đẫm một nỗi buồn tâm trạng cho dù tuổi đời của họ còn rất trẻ. Ngôn ngữ trong thơ miền Nam cũng là ngôn ngữ đời sống nhưng là đời sống tình cảm, tâm hồn cá nhân, đời sống bên trong không phải là đời sống bên ngoài” [36, tr 473]. Họ cũng là người lính, nhưng người lính với tâm trạng chán chường, một thế giới tâm trạng cô độc đến choáng ngợp, trải ra một không gian với những âm thanh lạnh lẽo rơi xuống xác người nghe rờn rợn trong đêm:

“Đêm ngủ thềm nhà tranh ngói vụn Nhìn trăng chinh chiến vắt ngang đầu Trăng bầm trên máu, vàng trên xác Làng vắng không người rợn chó tru

Đêm Tây nguyên trời không muốn sáng Có ta canh xác đợi giặc về

Có trăng soi mắt cho người chết Và cú kêu buồn dặm cuối quê!”

(Chiều ngút khói, Lê Nguyên Ngữ) Nếu phân biệt với thơ ca cách mạng, người ta rất dễ thấy tính chất đời thường và hướng nội rõ rệt trong thơ của các nhà thơ viết trong lòng đô thị miền Nam. Những đối thoại cá nhân, riêng tư, thể hiện tâm trạng buồn, hoài nghi, chán chường trước thời cuộc.

Những từ ngữ buồn, đau, cô đơn, chán, thất vọng, chia tay, biệt ly, chết … lặp lại trong nhiều bài thơ, tập thơ của nhiều tác giả, như một minh chứng cho một nỗi niềm thời cuộc của các nhà thơ. Sự thay đổi ngôn ngữ hình ảnh thơ ở đây thiên về “ngữ nghĩa sinh tồn, thiên về đời sống tâm linh, thiên về siêu thực và tình cảm cá nhân” [36, tr. 476].

Người đọc dễ dàng nhận thấy yếu tố thiền, đầy tính chất suy nghiệm trong câu chữ,

Một phần của tài liệu Văn học bình thuận giai đoạn 1945 1975 (Trang 122 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)