Đánh giá thành tích trong công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên quan hệ khách hàng bán lẻ vietinbank trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 43)

Đánh giá thành tích nhân viên là việc xác định mức độ hoàn thành công việc của tập thể hoặc cá nhân so với các tiêu chuẩn đề ra hoặc so sánh với kết quả thực hiện công việc của các tập thể cá nhân khác cùng thực hiện công việc. Đây cũng chính là đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Việc quản lý đánh giá kết quả công việc tốt sẽ có nhiều mục đích như: xác định mục tiêu công việc rõ ràng cho nhân viên; cung cấp thông tin phản hồi để nhân viên biết mức độ thực hiện

công việc của họ so với tiêu chuẩn và so với nhân viên khác là như thế nào; kích thích động viên nhân viên có những ý tưởng sáng tạo trong việc thúc đẩy nỗ lực hoàn thành tốt hơn; giúp cho công ty có thể lập kế hoạch cho việc đào tạo, trả lương, khen thưởng, cải tiến cơ cấu tổ chức; phát triển nhân viên thông qua việc giúp cho tổ chức biết đâu là những nhân viên cần đào tạo lại, đâu là nhân viên tài năng cần tạo điều kiện để phát huy hết tiềm năng của cá nhân; là cơ sở đảm bảo sự công bằng trong việc thăng cấp, khen thưởng và kỷ luật; đặc biệt giúp ích rất nhiều cho tổ chức hoạch định hệ thống quản trị nguồn nhân lực cho tổ chức.

Theo cách tiếp cận của Foreman Facts (1946) thì “Được đánh giá thành tích đầy đủ trong công việc đã được thực hiện” là một trong 10 nhân tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên.

Tại VietinBank hiện nay, quá trình đánh giá thành tích theo KPI được áp dụng 4 lần một năm, kết thúc vào các quý trong năm. Trong đó KPI cuối năm có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá thành tích của nhân viên, khi đó là công cụ để tính lương KPI cho nhân viên, tính tiền thưởng, lương quyết toán, thăng tiến, ….. Vậy liệu rằng quá trình đánh giá thành tích trong công việc tại VietinBank có tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên hay không?

Như vậy, giả thuyết H9 được phát biểu như sau: Có mối quan hệ giữa Đánh giá thành tích trong công việc với sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

2.4. Mô hình nghiên cứu lý thuyết

Mô hình nghiên cứu đề xuất nhằm thấy rõ hơn các nhân tố độc lập và phụ thuộc và các biến kiểm soát. Như đã đề cập ở trên, các nhân tố luận văn chọn ra để phân tích bao gồm 9 nhân tố. Trong đó:

 Nhân tố độc lập gồm 9 nhân tố: (1) Bản chất công việc (CV) ; (2) Đào tạo và

phát triển (DT); (3) Mối quan hệ với cấp trên (CT); (4) Mối quan hệ với đồng nghiệp (DN); (5) Lương thưởng (LT); (6) Điều kiện làm việc (DK); (7) Phúc lợi (PL); (8) Quy trình thủ tục hệ thống (QT); (9) Đánh giá thành tích trong công việc (DG)

 Nhân tố phụ thuộc mô hình đưa ra là Sự hài lòng của nhân viên (SHL)

 Các biến kiểm soát được đưa ra là: trình độ giáo dục, thâm niên làm việc tại

đơn vị, độ tuổi làm việc, giới tính, tình trạng hôn nhân gia đình.

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Bản chất công việc

Đào tạo và thăng tiến

Sự hài lòng trong công việc của nhân viên Mối quan hệ với cấp

trên

Mối quan hệ với đồng nghiệp đồng nghiệp

Lương thưởng

Điều kiện làm việc

Phúc lợi

Quy trình thủ tục hệ thống

Đánh giá thành tích trong công việc

H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9

Kết luận chương 2

Chương này nêu hệ thống lý thuyết bao gồm các khái niệm và những công trình nghiên cứu liên quan trước đó. Các nhân tố tác giả đưa ra phân tích trong luận văn bao gồm 9 nhân tố: (1) Bản chất công việc (CV); (2) Đào tạo và phát triển (DT); (3) Mối quan hệ với cấp trên (CT); (4) Mối quan hệ với đồng nghiệp (DN); (5) Lương thưởng (LT); (6) Điều kiện làm việc (DK); (7) Phúc lợi (PL); (8) Quy trình thủ tục hệ thống (QT); (9) Đánh giá thành tích trong công việc (DG)

Bên cạnh đó có thể nhận thấy đa phần các công trình nghiên cứu đã đề cập ở trên đều xây dựng một hệ thống lý thuyết vững chắc cùng với phương pháp nghiên cứu khoa học bài bản. Đây cũng là cơ sở khoa học quan trọng cho luận văn trong việc trình bày hệ thống phương pháp để kiểm chứng giả thuyết sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày toàn bộ các cách thức, phương pháp nghiên cứu phục vụ cho nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Mục đích cụ thể của chương này là thiết kế, xây dựng các thang đo lường các khái niệm đã được thao tác hóa thành các chỉ số và kiểm định các giả thuyết đã đưa ra ở chương 2. Các bước kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu cũng được đưa vào để loại ra các biến không phù hợp qua phân tích Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Chương này gồm 3 nội dung chính như sau: (1) Quy trình nghiên cứu, (2) Phương pháp nghiên cứu (3) Xây dựng thang đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên quan hệ khách hàng bán lẻ vietinbank trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)