Từ bảng kết quả kiểm định hệ số tương quan r tại Phụ lục 7.4, ta thấy tất cả các hệ số Sig đều nhỏ hơn mức ý nghĩa Alpha = 0.05, do đó tất cả các nhân tố độc lập đều có mối tương quan chặt chẽ với nhau, và nhân tố phụ thuộc là sự hài lòng cũng có mối tương quan chặt chẽ với các nhân tố phụ thuộc. Cụ thể là Nhân tố sự hài lòng trong công việc có tương quan chặt chẽ với nhân tố: CV – Bản chất công việc; DT – Đào tại và thăng tiến; CT – Mối quan hệ với cấp trên; DN – Mối quan hệ với đồng nghiệp; LT – Lương thưởng; DK – Điều kiện làm việc; PL – Phúc lợi; QT – Quy trình hoạt động; DG – Đánh giá thành tích trong công việc; AS – Tính áp lực và sáng tạo trong công việc.
4.5.2. Sự phù hợp của mô hình nghiên cứu
Phân tích ANOVA cho ta biết được kết quả phép phân tích hồi quy đảm bảo được độ tin cậy.
Bảng 4.2: Phân tích ANOVA về sự đảm bảo độ tin cậy của mô hình hồi quy
Model
Sum of
Squares df Mean Square F
Regression 52.346 10 5.235 34.289
Residual 33.738 221 .153
Total 86.084 231
(Nguồn kết quả xử lý dữ liệu)
Trong phân tích ANOVA trên, giá trị Sig = 0.000 < 0.05, kết quả này cho thấy kết quả phân tích hồi quy đảm bảo được độ tin cậy.
Bảng 4.3: Hệ số phù hợp của mô hình Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Ước lượng sai số chuẩn. Durbin Watson 1 .780a .608 .590 .39072 1.711
Qua bảng trên ta thấy R2 = 0.608, R2 hiệu chỉnh = 0.590; R2> R2 hiệu chỉnh nên dùng nó để đánh giá sự phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi
phồng mức độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh = 0.590 nghĩa là 59% sự biến
thiên của nhân tố phụ thuộc là sự hài lòng trong công việc của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank khu vực thành phố Hồ Chí Minh được giải thích bởi biến thiên của các nhân tố độc lập.
Thống kê Durbin Watson = 1.711, gần bằng 2, cho thấy không xảy ra hiện tượng tự tương quan giữa phần dư của các biến độc lập trong mô hình hồi quy.
4.6. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 4.6.1. Hệ số hồi quy và thống kê đa cộng tuyến
Theo kết quả hồi quy (Xem phụ lục 7.5), hệ số phóng đại phương sai (VIF: variance inflation factor) trong mô hình nghiên cứu có giá trị từ 1.285 đến 2.044, đều dưới giá trị ngưỡng là 10 (Hair và các cộng sự, 2006), nên không có hiện tượng tự tương quan đa cộng tuyến khi xem xét tất cả các biến này đồng thời trong mô hình nghiên cứu.
Các nhân tố CV, DT, CT, DN, LT, DK, PL, QT, DG có hệ số hồi quy β lớn hơn 0 và Sig < 0.1 (Với mức ý nghĩa 10%), do đó có thể khẳng định các nhân tố độc lập có tác động đến sự hài lòng của nhân viên.
Nhân tố AS có Sig > 0.1 (Với mức ý nghĩa 10%) nên không đạt điều kiện tham gia vào mô hình hồi quy. Điều này có thể do đặc thù môi trường làm việc của VietinBank vẫn còn mang nặng tính nhà nước, đề cao sự ổn định và tuân thủ theo các quy tắc quy định được đề ra, nên tâm lý của nhân viên khi làm việc ở đây đó là muốn là một công việc mang tính chất ổn định và lâu dài, ít áp lực, nên có thể tính áp lực trong công việc và tính sáng tạo trong công việc không ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên. Việc loại bỏ này cũng phù hợp với mô hình đề xuất ban đầu của tác giả.
Từ kết quả trên ta xây dựng được mô hình hồi quy bội như sau: Mô hình hồi quy:
Y = β0 + β1CV + β2DT + β3CT + β4DN + β5LT + β6DK + β7PL + β8QT +
β9DG
- Mô hình hồi quy với hệ số chưa chuẩn hóa
Y = -0.829+ 0.111CV + 0.102DT + 0.091CT + 0.125DN + 0.133LT + 0.113DK + 0.171PL + 0.122QT + 0.190DG
- Mô hình hồi quy với hệ số chuẩn hóa
Y = 0.089CV + 0.098DT + 0.100CT + 0.117DN + 0.150LT + 0.096DK + 0.169PL + 0.126QT + 0.219DG
Cụ thể hơn (Sắp xếp theo thứ tự có hệ số β giảm dần)
Sự hài lòng trong công việc của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ = 0.219 Đánh giá thành tích trong công việc + 0.169 Phúc lợi + 0.150 Lương thưởng + 0.126 Quy trình thủ tục hệ thống + 0.117 Mối quan hệ với đồng nghiệp + 0.100 Mối quan hệ với cấp trên + 0.098 Đào tạo và phát triển + 0.096 Điều kiện làm việc + 0.089 Bản chất công việc
Kết quả hồi quy cho thấy các nhân tố độc lập: Đánh giá thành tích trong công việc, Phúc lợi, Lương thưởng, Quy trình hoạt động, Mối quan hệ với đồng nghiệp, Mối quan hệ với cấp trên, Đào tạo và phát triển, Điều kiện làm việc, Bản chất công việc đều có Sig nhỏ hơn 0.1 nên các nhân tố đều có ý nghĩa ở độ tin cậy 90%. Vì vậy, có thểkết luận ở độ tin cậy 90% các nhân tố độc lập đều ảnh hưởng đến nhân tố phụ thuộc (SHL) và các hệ số dốc lần lượt là 0.219, 0.169, 0.150, 0.126, 0.117, 0.100, 0.098, 0.096, 0.089 đều mang dấu dương nên các biến đều ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của nhân viên.
Tầm quan trọng của các biến độc lập trên đối với biến phụ thuộc sự hài lòng được xác định căn cứ vào hệ số Beta. Nếu giá trị tuyệt đối của của hệ số Beta của yếu tố nào càng lớn thì có ảnh hưởng càng quan trọng đến sự hài lòng của khách hàng. Do đó, dựa vào mô hình hồi quy đã chuẩn hóa ta thấy 7 thành phần tác động nhiều nhất đến Sự hài lòng trong công việc của nhân viên Quan hệ khách hàng cá nhân tại VietinBank khu vực thành phố Hồ Chí Minh là Đánh giá thành tích trong công việc (Hệ số β = 0.219), Phúc lợi (Hệ số β = 0.169), Lương thưởng (Hệ số β =
0.150), Quy trình thủ tục hệ thống (Hệ số β = 0.126), Mối quan hệ với đồng nghiệp (Hệ số β = 0.117), Mối quan hệ với cấp trên (Hệ số β = 0.100) và Đào tạo phát triển (Hệ số β = 0.098). Những nhân tố này là những gợi ý quan trọng cho các nhà quản trị ngân hàng VietinBank định hướng các giải pháp tốt hơn trong việc nâng cao sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng cá nhân, mục đính chính cũng để giữ chân những nhân viên tài năng ở lại cống hiến cho sự phát triển của Khối bán lẻ nói riêng và VietinBank nói chung.
Các nhân tố khác như điều kiện làm việc, bản chất công việc tác động thấp nhất theo mức độ giảm dần.
Ngoài các nhân tố trong mô hình hồi quy trên, sự hài lòng của nhân viên còn phụ thuộc vào bản thân người lao động như thâm niên, trình độ, giới tính và kinh nghiệm làm việc,….và một số yếu tố khác.
4.6.2. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định giả thuyết và thống kê mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến Sự hài lòng trong công việc của nhân viên Quan hệ khách hàng cá
nhân tại VietinBank khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Giả thuyết nghiên cứu Kết luận (Chấp
nhận/Bác bỏ)
Mức độ ảnh hưởng
H1: Bản chất công việc có ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Chấp nhận H1 Thấp nhất
H2: Đào tạo và phát triển có ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Chấp nhận H2 Thấp thứ ba
H3: Mối quan hệ với cấp trên có ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank tại khu vực thành phố Hồ
Chí Minh.
H4: Mối quan hệ với đồng nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Chấp nhận H4 Nhiều thứ năm
H5: Lương thưởng có ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Chấp nhận H5 Nhiều thứ ba
H6: Điều kiện làm việc có ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Chấp nhận H6 Thấp thứ hai
H7: Phúc lợi có ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Chấp nhận H7 Nhiều thứ nhì
H8: Quy trình hoạt động có ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Chấp nhận H8 Nhiều thứ tư
H9: Đánh giá thành tích có ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Chấp nhận H9 Nhiều nhất
H10: Tính áp lực và sáng tạo trong công việc có ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Bác bỏ H10 Không tác động
Mô hình hồi quy bội của đề tài tìm ra được 9 nhân tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng trong công việc của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ theo thứ tự giảm dần
là (1) Đánh giá thành tích trong công việc; (2) Phúc lợi; (3) Lương thưởng; (4) Quy trình hoạt động; (5) Mối quan hệ với đồng nghiệp; (6) Mối quan hệ với cấp trên; (7) Đào tạo và phát triển; (8) Điều kiện làm việc; (9) Bản chất công việc.
59% sự biến thiên của nhân tố phụ thuộc là sự hài lòng trong công việc của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank khu vực thành phố Hồ Chí Minh được giải thích bởi biến thiên của các nhân tố độc lập.
Mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tự tương quan hoặc đa cộng tuyến Các hệ số hồi quy (β) của nhân tố độc lập có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%.
Riêng hệ số hồi qui của biến AS (Tính áp lực và sáng tạo trong công việc) không đảm bảo về mặt thống kê. (Đây là nhân tố được rút trích từ phương pháp phân tích nhân tố)
Tất cả các hệ số trong phương trình hồi quy đều mang dấu dương, điều đó có nghĩa là cả 9 nhân tố đều có tác động tích cực đến sự hài lòng của nhân viên về công việc. Nói cách khác, khi cải thiện bất cứ nhân tố nào đều làm gia tăng sự hài lòng của nhân viên. Cụ thể, sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank khu vực thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chị tác động nhiều nhất bởi
Đánh giá thành tích trong công việc với hệ số β9 = 0.219; nhân tố Phúc lợi với hệ số
β7 = 0.169, Lương thưởng với hệ số β5 = 0.150; tiếp theo là nhân tố Quy trình thủ
tục hệ thống với hệ số β8 = 0.122; Nhân tố Mối quan hệ với đồng nghiệp với hệ số
β4 = 0.125; Nhân tố Mối quan hệ với cấp trên với hệ số β3 = 0.100; Nhân tố Đào tạo
và phát triển với hệ số β2 = 0.098; Cuối cùng là hai nhân tố Điều kiện làm việc với
hệ số β6 = 0.096 và nhân tố Bản chất công việc với hệ số β1 = 0.089
4.7. Kiểm định ANOVA sự khác biệt của đặc tính cá nhân đến sự hài lòng của nhân viên của nhân viên
Để so sánh kết quả trung bình của các biến quan sát về thâm niên, độ tuổi, chuyên môn, giới tính, hôn nhân, có sự khác biệt như thế nào đến sự hài lòng của nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ VietinBank khu vực thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta sử dụng phép kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (Independent samples T-
test). Trước khi kiểm định trung bình, ta sẽ thực hiện kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (Levene’s test) để xác định kết quả kiểm định nào sẽ được sử dụng. Dựa vào kết quả của Levene’s test, ta sẽ xem xét kiểm định t. Nếu giá trị Sig trong kiểm định Levene < 0,05, nghĩa là có sự khác biệt giữa hai phương sai, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định ở phần Equal variancesnot assumed. Ngược lại nếu giá trị Sig trong kiểm định Levene ≥ 0,05, nghĩa là không có sự khác biệt giữa hai phương sai, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định ở phần Equal variances assumed.
Sau khi đã chọn được, kết quả kiểm định t sẽ được sử dụng, ta lại so sánh giá trị sig. (sig.(2 tailed)). Nếu sig.(2 tailed) <0,05 ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa vềtrung bình giữa các nhóm. Nếu sig.(2 tailed) ≥ 0,05 ta kết luận chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa các nhóm.
Khác biệt về thâm niên làm việc
Phân tích phương sai ANOVA để xem xét sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo thâm niên làm việc. Kết quả bảng Test of Homogeneity of Variances
cho ta Sig = 0.432 (> 0.05), nghĩa là giả thuyết H0: “Phương sai có sự khác biệt” bị
bác bỏ, hay có thể nói phương sai của sự đánh giá sự hài lòng trong công việc của các nhóm thâm niên khác nhau không có sự khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả ANOVA có thể sử dụng được (Phụ lục 8.1)
Theo kết quả ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 ta có thể nói có sự khác biệt về sự hài lòng giữa 4 nhóm thâm niên với nhau (Phụ lục 8.1)
Ta tiếp tục theo dõi giá trị Mean ở trong bảng Descriptives, nếu nhóm nào có Mean cao nhất thì nhóm đó có tác động nhiều hơn vào biến phụ thuộc. Theo kết quả phân tích, Mean của nhóm nhân viên có thâm niên làm việc dưới 1 năm là cao nhất (Mean = 3.4545), do đó có thể nói nhóm nhân viên có thâm niên làm việc dưới 1 năm có sự hài lòng trong công việc cao nhất, và mức độ hài lòng trong công việc giảm dần theo thâm niên làm việc. (Phụ lục 8.1)
Khác biệt về độ tuổi
Phân tích phương sai ANOVA để xem xét sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo độ tuổi làm việc. Kết quả bảng Test of Homogeneity of Variances
cho ta Sig = 0.450 (> 0.05), nghĩa là giả thuyết H0: “Phương sai có sự khác biệt” bị bác bỏ, hay có thể nói phương sai của sự đánh giá sự hài lòng trong công việc của các nhóm thâm niên khác nhau không có sự khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả ANOVA có thể sử dụng được (Phụ lục 8.2)
Tuy nhiên theo kết quả ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0.980 > 0.05 ta có thể nói không có sự khác biệt về sự hài lòng giữa 3 độ tuổi khác nhau (Phụ lục 8.2)
Khác biệt về chuyên môn
Phân tích phương sai ANOVA để xem xét sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo trình độ chuyên môn. Kết quả bảng Test of Homogeneity of
Variances cho ta Sig = 0.373 (> 0.05), nghĩa là giả thuyết H0: “Phương sai có sự
khác biệt” bị bác bỏ, hay có thể nói phương sai của sự đánh giá sự hài lòng trong công việc của các nhóm thâm niên khác nhau không có sự khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả ANOVA có thể sử dụng được (Phụ lục 8.3)
Theo kết quả ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0.039 < 0.05 ta có thể nói có sự khác biệt về sự hài lòng giữa 3 nhóm trình độ chuyên môn với nhau (Phụ lục 8.3) Ta tiếp tục theo dõi giá trị Mean ở trong bảng Descriptives, nếu nhóm nào có Mean cao nhất thì nhóm đó có tác động nhiều hơn vào biến phụ thuộc. Theo kết quả phân tích, Mean của nhóm trình độ chuyên môn Cao đẳng là cao nhất (Mean = 3.5), do đó có thể nói nhóm nhân viên có trình độ Cao đẳng có sự hài lòng trong công việc cao nhất, thứ nhì là đến nhóm chuyên môn Đại học (Mean = 3.23) và cuối cùng là Trên đại học có sự hài lòng thấp nhất (Mean = 2.99) (Phụ lục 8.3)
Khác biệt về giới tính
Phân tích phương sai ANOVA để xem xét sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo giới tính hay không. Kết quả bảng Test of Homogeneity of
Variances cho ta Sig = 0.061 (> 0.05), nghĩa là giả thuyết H0: “Phương sai có sự
khác biệt” bị bác bỏ, hay có thể nói phương sai của sự đánh giá sự hài lòng trong công việc của các nhóm thâm niên khác nhau không có sự khác nhau một cách có ý