2. Lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia
2.1 Khảo sát điều tra tình hình bảo dưỡng và sửa chữa tầu bay tại xí nghiệp tầu bay A75 và A76. Phân tích và đánh giá
Hàng không Việt Nam đang sở hữu một đội tầu bay hiện đại và đa dạng.
Gắn với những việc khai thác đội tầu bay trên đòi hỏi Hàng không Việt Nam phải có những chính sách bảo dưỡng phù hợp để duy trì các hoạt động khai thác tầu bay luôn ở tình trạng tốt nhất, đáp ứng được các yêu cầu của nhà chức trách hàng không đề ra. Hiện nay Hàng không Việt Nam đang có hai tổ chức bảo dưỡng chính thức được phê chuẩn theo quy chế hàng không 145 (VAR-145) là xí nghiệp A75 đặt tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và xí nghiệp A76 đặt tại sân bay Quốc tế Nội Bài, hai xí nghiệp này có chức năng chính là bảo dưỡng tầu bay, lập kế hoạch, kỹ thuật cơ bản theo quy trình thống nhất với nhà khai thác và được cục Hàng không Việt Nam phe chuẩn.
Khái niệm về bảo dưỡng tầu bay là một khái niệm rộng về mặt kỹ thuật, có thể hiểu một cách đơn giản, là những khai thác, hành động của con người hoặc máy móc, dụng cụ tác động lên tầu bay nhằm mục đích duy trì hoạt động cho tầu bay luôn ở tình trạng tốt nhất để đảm bảo khai thác tầu bay an toàn, tin cậy cao và kinh tế. Nó bao gồm: kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa vừa và lớn. Tuy nhiên, tùy theo năng lực và quy mô của từng nhà bảo dưỡng mà bao gồm cả ba lĩnh vực trên hay chỉ thực hiện một chức năng.
Công việc bảo dưỡng các loại tầu bay đã được chuẩn hoá theo hướng dẫn của nhà chế tạo, các yêu cầu của nhà sản xuất thiết bị, các quy trình của nhà chức trách hàng không nơi đăng ký khai thác tầu bay. Dựa trên cấu hình cụ thể của tầu bay mà nhà khai thác và bảo dưỡng sẽ đưa ra chương trình bảo dưỡng cụ thể cho từng tầu bay. Mặt khác, việc phát triển các chương trình bảo dưỡng ngoài việc phải tuân theo các quy định bảo dưỡng gốc còn phải tuân theo các thông báo kỹ thuật bắt buộc, đảm bảo chứng chỉ xét duyệt bảo dưỡng và các thiết bị có thọ mệnh giới hạn không vượt quá một khoảng thời gian cho phép, đồng thời đem lại lợi ích kinh tế từ việc nâng cao độ tin cậy khai thác.
Như vậy, để tầu bay trở thành loại phương tiện giao thông an toàn nhất, công tác kiểm tra bảo dưỡng luôn được tiến hành kỹ lưỡng và nghiêm ngặt, không cho phép tắc trách, lơ là. Công tác này đã được quy định chặt chẽ đến mức màu áo của kỹ sư bảo dưỡng ở từng bộ phận đều khác nhau, tất cả các linh kiện, phụ tùng và những đinh vít khi thay ra, dụng cụ sửa chữa đều được kiểm tra đến kỹ càng. Việc đầu tư xây dựng xí nghiệp A75 và xí nghiệp A76 là rất thiết thực và đúng hướng của Hàng không Việt Nam. Các xí nghiệp này sẽ đảm bảo số lượng tầu bay tốt cho
Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật r− phụ tùng máy bay HKVN giai đoạn 2007 - 2015
các nhà khai thác đúng lịch trình và không tốn kém nhiều cho các chi phí khác ngoài chi phí bảo dưỡng.
Ta có thể thấy như xí nghiệp A76 từ những ngày đầu thành lập đã tổ chức bảo dưỡng định kỳ các tầu bay của Liên Xô cũ như: AN-24, IL-18, IAK40 và TU- 134 thuộc sở hữu của Hàng không Việt Nam. Từ đây ta có được những kinh nghiệm về tổ chức, bảo dưỡng, bảo trì và đã có địa điểm hoạt động từ nhà ga cho đến trang thiết bị máy móc kiểm tra (mặc dù các trang thiết bị và máy móc kiểm tra lỗi thời so với thời gian này, thậm chí không thể sử dụng được) nhưng giúp cho các nhà làm công tác bảo dưỡng sẽ tư duy được ít nhiều các phương pháp sử dụng chúng cho các trang thiết bị khác. Đó là tính kế thừa rất đáng quý và trân trọng.
Đến năm 1991, A76 đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ kỹ thuật đối với các loại tầu bay B737, B767 và A320 mà Hàng không Việt Nam thuê. Đó là bước tập dượt thứ hai của xí nghiệp A76. Bước này cán bộ, công nhân viên chuyển loại đã am hiểu rất vững vàng các máy bay vận tải hiện đại, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới mà cục Hàng không Việt Nam giao phó. Năm 1996 đến nay xí nghiệp A76 được giao bảo dưỡng tất cả dạng tầu bay F70. Những mốc đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với xí nghiệp A76 là năm 1998, khi xí nghiệp được cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tầu bay theo tiêu chuẩn VAR-145 và cục hàng không SEYCHLLES phê chuẩn bảo dưỡng theo tiêu chuẩn Châu âu JAR-145, xí nghiệp đương nhiên được giao bảo dưỡng tất cả các dạng cho các loại tầu bay A320/A321, F70 và F777. Đây là những loại tầu bay hiện đại nhất mà Hàng không Việt Nam đang khai thác.
Những năm mới đầu, xí nghiệp A76 thực hiện bảo dưỡng cho tầu bay của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu chỉ thực hiện đến dạng dưới 4 năm mà cao nhất là bảo dưỡng định kỳ dạng 18 tháng. Nhưng tính đến thời điểm này xí nghiệp A76 phải đảm nhận bảo dưỡng 17 tầu bay A320/A321, 10 máy bay B777 và 2 chiếc F70. Đặc biệt, A76 đã thực hiện bảo dưỡng định kỳ dạng 11 năm trở xuống. Xí nghiệp đã bảo dưỡng thành công dạng 4C/5Y cho tầu bay A320 và đã bảo dưỡng thành công ở dạng D (12 năm trở lên) cho tầu bay F70.
Thành quả mà A76 đạt được là kết quả chuẩn bị kỹ lưỡng cho nhiều năm từ cơ cấu tổ chức của xí nghiệp cho đến con người, phương tiện.
Về cơ cấu tổ chức của xí nghiệp đã định hướng mô hình xây dựng theo tiêu chuẩn Châu Âu JAR-145.
Về con người cũng được thay đổi và chuẩn bị chu đáo. Mỗi cán bộ kỹ thuật, thợ sửa chữa trước khi đi chuyển loại kỹ thuật nước ngoài đều được thi tuyển chặt chẽ. Xí nghiệp đã có chính sách đào tạo đúng hướng. Xí nghiệp đã xây dựng trung tâm huấn luyện kỹ thuật nhằm huấn luyện tại chỗ cho thợ kỹ thuật, kịp thời bổ sung nhân lực còn thiếu. Chính sách đào tạo của xí nghiệp là đảm bảo tất cả các nhân viên có đầy đủ kiến thức cần thiết về bảo dưỡng tầu bay, thiết bị bay, các quy trình của tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng. Tất cả các nhân viên ký cho phép tầu bay (CRS) và nhân viên kỹ thuật viên bảo dưỡng nội trường (B1S/B2S) sẽ được huấn luyện, củng cố và nâng cao kiến thức đáp ứng việc bảo dường theo định kỳ cứ 2 năm một lần. Nội dung và tài liệu của tất cả các khóa huấn luyện liên tục được bổ sung và cập nhật cho phù hợp với những thay đổi có áp dụng cho các tầu bay và các trang thiết bị.
Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật r− phụ tùng máy bay HKVN giai đoạn 2007 - 2015
Về trang thiết bị của A76 đã thay đổi nhiều so với trước kia. Trong quá trình áp dụng khao học, công nghệ xí nghiệp A76 đã tự nghiên cứu sản xuất thành công giàn thang kịp thời phục vụ cho việc bảo dưỡng dạng Check C máy bay A320/A321. Nhà xưởng phục vụ cho bảo dưỡng tầu bay được bố trí ngăn nắp, con người có thể làm việc bình thường trong mọi thời tiết. Một xưởng cơ khí sẵn sàng phục vụ cho đội bảo dưỡng khi có yêu cầu. Đặc biệt là xí nghiệp A76 có phòng hiệu chuẩn trên 4 lĩnh vực: điện, áp suất, thời gian và lực. Có được phòng hiệu chuẩn, A76 có thể tham gia hiệu chuẩn cho tất cả các đơn vị trong và ngoài ngành hàng không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó mà Hàng không Việt Nam đã không phải mang hàng ngàn tấn thiết bị, máy móc các loại ra nước ngoài hiệu chuẩn. Tiết kiệm khá nhiều thời gian và ngoại tệ. Phòng hiệu chuẩn của A76 đã được tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam công nhận và đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế TCVN5958 và ISO/IEC.
Từ khảo sát cho ta thấy A76 là xí nghiệp đang vươn lên để tự hoàn chình mình và lập được nhiều thành tích đáng trân trọng.
Xí nghiệp A75 được thành lập tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. Tính đến nay A75 tồn tại song song với xí nghiệp A76. Hai xí nghiệp tuy nằm ở hai đầu đất nước, nhưng chúng đều hoạt động như nhau về công tác bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa tầu bay của nhà khai thác, thống nhất chỉ huy và điều hành của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam. Đầu tư xây dựng và đổi mới tổ chức, huấn luyện đào tạo con người, huấn luyện nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên cho đến đầu tư trang thiết bị để kiểm tra trong quá trình bảo dưỡng đều được cục Hàng không Việt Nam, hãng hàng không Quốc gia quan tâm chỉ đạo. Xí nghiệp A75 luôn luôn khắc phục khó khăn, vươn mình trong hội nhập để hoàn thành nhiệm vụ, nhất là khâu tìm tòi sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Xí nghiệp A75 đã thiết kế chế tạo được dàn thang phục vụ định kỳ bảo dưỡng tầu bay ATR72 gồm 13 khối động cơ dễ sử dụng được chuyên gia Pháp đánh giá cao, tiết kiệm chi phí cho hãng. Xí nghiệp đã tiến dần đến kế hoạch chế tạo các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng như thang phục vụ bảo dưỡng các loại, Dolly thay bánh lốp tầu bay, xe chở bánh lốp, kính khu vực ngoại trường, thiết kế chế tạo thiết bị, dụng cụ chằng chống bão tầu bay ATR-72, thiết kế chế tạo các xe đẩy vật tư, giá kệ để tài liệu cho đơn vị trong toàn xí nghiệp. Xí nghiệp đã chuẩn bị cho dự án đầu tư xưởng bảo dưỡng, sửa chữa Container, Pillet và xe đẩy suất ăn trên tầu bay. Tiếp tục thiết kế và chế tạo thang phục vụ bảo dưỡng cho B767. Xuất phát từ thực tế khó khăn, xí nghiệp đã luôn luôn tìm tòi sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Có lẽ đây là một ưu điểm nổi bật của xí nghiệp A75. Xí nghiệp đã cùng với nhân viên bảo dưỡng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống giá đỡ, xả tải dùng tháo lắp các tấm Panel trên thùng dầu trung tâm tầu bay ATR-72 để kiểm tra làm sạch thùng nhiên liệu, chế tạo đồ ga tháo lốp bánh mũi tầu bay A330, đồ ga tháo lắp bánh chính tầu bay A321, chế tạo thành công hệ thống thang phục vụ tầu bay B777.
Để tăng cường hiệu quả bảo dưỡng và sửa chữa tầu bay, càng đi vào cụ thể bao nhiêu thì xí nghiệp càng mở rộng khâu tìm tòi sản xuất, thiết kế chế tạo phục vụ kịp thởi bấy nhiêu. Xí nghiệp đã chế tạo được 8 bộ giá đỡ thân và 8 bộ ga nối giá đỡ với thân tầu bay sử dụng trong bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa tầu bay ATR-72. Chỉ đạo thiết kế đồ ga tháo lốp bánh mũi và bánh chính tầu bay B777,
Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật r− phụ tùng máy bay HKVN giai đoạn 2007 - 2015
chế tạo thành công cần dắt ATR-72 và cần xả cặn nhiên liệu cung cấp cho các đơn vị trong hãng Hàng không Việt Nam.
Có thể nói đây là một bức tranh tuyệt hảo của một xí nghiệp bảo dưỡng tầu bay A75. Một xí nghiệp trưởng thành từ khó khăn và đi lên vượt khó bằng ý chí của mình. Xí nghiệp A75 không dừng lại ở con số đó mà vươn lên chế tạo phụ tùng tầu bay. Qua tìm tòi thiết kế, kết hợp với đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh và một số cơ quan trong thành phố, xí nghiệp đã chế thử thành công ốp tay ghế trên tầu bay.
Trong bảo dưỡng tầu bay, xí nghiệp đã gặt hái thành công đáng kể. Xí nghiệp đã đã thực hiện bảo dưỡng dạng 8C-12 năm cho tầu bay ATR-72, sửa chữa các hỏng hóc phát sinh khi tầu bay bị sét đánh, bị thủng, rách thân do va quệt, tổ chức sửa chữa cửa buồng hàng tầu bay ATR-72, B208 bị hư hỏng nặng, không phải gửi đi nước ngoài hoặc thuê chuyên gia. Tiết kiệm nhiều ngoại tệ cho Hàng không Việt Nam.
Từ sự cố gắng phấn đấu không mệt mỏi từ ban đầu xí nghiệp A75 luôn luôn khắc phục khó khăn tự hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chúng ta phải đơn cử một vài năm gần đây để thấy thành tích đáng khâm phục của xí nghiệp. Năm 2006 xí nghiệp A75 đã bảo dưỡng gần 30.000 số lần tầu bay cất hạ cánh. Thực hiện trên 200 lần bảo dưỡng sửa chữa tầu bay các dạng (A, SA, SC, C, Y) trên 1.500 lần phân giải và đại tu bánh lốp tầu bay, trên 200 lần bảo dưỡng và đại tu cụm phanh tầu bay, gần 150 lần bảo dưỡng và đại tu ắc quy tầu bay, trên 6.000 lần thực hiện kiểm tra không phá hủy. Thời gian một năm là rất ngắn. Ngoài nhiệm vụ chính là bảo dưỡng tầu bay, xí nghiệp A75 ngày càng được hoàn thiện điều kiện thuận lợi cho bảo dưỡng tầu bay từ dạng nhỏ đến lớn.
Từ những thành tích của hai xí nghiệp A75 và A76 gặt hái được trong quá trình tự hoàn thiện mình và vươn lên hoàn tất các dạng bảo dưỡng tầu bay hiện đại nhằm duy trì cao độ tin cậy trong khai thác cho đội tầu bay của Hàng không Việt Nam. Nhằm nâng cao năng lực bảo dưỡng, sửa chữa tầu bay, các xí nghiệp đã tự đào tạo thợ kỹ thuật, thợ máy, kỹ sư có chứng chỉ hợp lệ, phù hợp với những yêu cầu bảo dưỡng khắt khe và phức tạp. Mặc dù vậy, vẫn còn một số yếu tố khách quan hoặc chủ quan trong công tác bảo dưỡng làm cho tầu bay không hẳn được an toàn, phải dừng bay hoặc chậm bay ngoài ý muốn, mặc dù chưa sảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Trước hết chúng ta có thể dẫn chứng về sự cố và hỏng hóc của tầu bay liên quan đến công tác kiểm tra bảo dưỡng của hai xí nghiêp A75 và A76 được liệt kê dưới đây:
- Một máy bay ATR72 bay chặng Quy Nhơn –Tân Sơn Nhất, sau khi cất cánh tại độ cao 8.000 feets thì bị hỏng khối điều khiển cánh quạt động cơ số 2, sau đó 40 phút thì có cảnh bảo mấtáp lực dầu nhờn động cơ số 2 (giảm về 0), tổ bay đã phải tắt động cơ số 2 và bay về sân bay Tân Sơn Nhất với một động cơ và hạ cánh an toàn. Khi kiểm tra dưới mặt đất đã phát hiện dầu nhờn chảy nhiều tại động cơ số 2 từ van điểu khiển lá cánh quạt (PSV). Khi tháo van điều khiển (PSV) và hộp số (RGB) bị rách. Tầu bay đã được thay động cơ và khắc phục sau đó. Sau khi xem xét đánh giá đã nhận thấy rằng hiện tượng rỏ rỉ này đã từng xuất hiện mấy lần trước đó nhưng không được xử lý triệt để. Các lần hỏng hóc chỉ tiến hành thay đệm
Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật r− phụ tùng máy bay HKVN giai đoạn 2007 - 2015
mà chưa phát hiện được nguyên nhân chính dẫn đến chảy dầu và hỏng đệm là do khuyết tật trên mặt bích của hộp số giảm tốc RGB. Sự cố này là do yếu tố kü thuËt bảo dưỡng và con người.
- Một số tầu bay Boeing B767 bay chặng Tân Sơn Nhất-Narita, sau khi hạ cánh có cảnh báo “hệ thống thủy lực trung tâm”. Khi kiểm tra đã phát hiện đường dầu về của hệ thống thủy lực trung tâm bị lõm và thủng. Nguyên nhân do có một chiếc thang trong khoang thăng băng ngang và phải (chiếc thang này do thợ bảo dưỡng tầu bay bỏ quên lại trong tầu bay sau khi tầu bay được sửa chữa định kỳ kiểm tra bảo dưỡng ngày hôm trước). Sau khi đường ống được sửa chữa, tầu bay đã được khai thác trở lại bình thường, rất may tầu không sảy ra sự cố sau khi bay.
- Một tầu bay Boeing B767 Bay chặng Narita-Hà Nội đã bị chậm lại hơn 3 giờ do thợ máy sân bay Narita đã nạp sai loại dầu nhờn cho động cơ. Rất may sau đó đã được phát hiện ra kịp thời và tiến hành tháo bỏ dầu cũ và nạp dầu mới trước khi tầu bay cất cánh. Sự cố này là do yếu tố con người trong bảo dưỡng.
- Một tầu bay ATR72 trong khi làm định kỳ kiểm tra bảo dưỡng tại xí nghiệp tầu bay. Một thợ bảo dưỡng đã bỏ quên một thiết bị kiểm tra ap suất lốp trên buồng càng. Sau khi tầu bay đưa vào khai thác và cất cánh thì mới phát hiện thì mới phát hiện thiết bị này bị rơi xuống đường băng. Rất may nó chưa gây ra sự cố gì nghiêm trọng và tầu bay đã hạ cánh an toàn.
- Một tầu bay B777 trong khi làm định kỳ bảo dưỡng, do nhân viên kỹ thuật không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật: thả cánh tà (cánh lái độ cao) trong khi hệ thống thổi ngược của động cơ đang làm việc (một dạng phanh làm giảm tốc độ tầu bay khi hạ cánh) dẫn đến cánh tà trước đã va vào các tấm trượt của hệ thống thổi ngược của cả hai động cơ làm các tấm trượt bị rách. Sự cố này khiến tầu bay bị dừng khai thác một thời gian không cần thiết để sửa chữa.
Trên đây chúng ta lược qua một số hỏng hóc tương đối rõ nét để thấy rằng tất cả các hỏng hóc này có liên quan đến bảo dưỡng sửa chữa của hai xí nghiệp A75 và A76. Từ đây ta thấy bảo dưỡng, sữa chữa tầu bay là một yếu tố cực kỳ quan trọng, mang tính sống còn cho mỗi hãng hàng không. Nó không những ảnh hưởng tới uy tín mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng và tài sản của hành khách. Mặt khác trong cụng tỏc bảo dưỡng, yếu tố con người và chất l−ợng vật t−, phụ tùng đúng vai trò chủ đạo, nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra các sự cố hỏng hóc làm mất an toàn cho tầu bay.
Từ những sai sót trong bảo dưỡng cho ta thấy một tín hiệu gây uy hiếp đến an toàn của tầu bay nếu ta không tìm giải pháp chỉnh sửa thì nó sẽ dẫn đến thảm họa khôn lường. Trước hết hai xí nghiêp A75 và A76 tiếp tục triển khai, bổ sung nguồn nhân lực kỹ thuật kỹ thuật phục vụ công tác bảo dưỡng sửa chữa bằng các chính sách đào tạo đa dạng. Tổ chức kiểm tra định kỳ các nhân viên kỹ thuật trực tiếp làm bảo dưỡng tầu bay. Giáo dục nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động. Kiên quyết kỷ luật hoặc sa thải những nhân viên kỹ thuật yếu kém nhằm loại bỏ những sự cố, hỏng hóc không đáng có của tầu bay. Xin đầu tư cho xí nghiệp trang thiết bị máy móc và dụng cụ nhăm đáp ứng được nhu cầu kiểm tra, bảo dưỡng và đại tu tầu bay.
Mặc dù ngân sách cho ngành hàng không có hạn, nhưng những vật tư phụ tùng bảo dưỡng cho hai xí nghiệp A75 và A76 phải đảm bảo đủ đáp ứng theo yêu