VẬT LIỆU SIÊU MỚI
3. Nhóm ngành công nghiệp tiềm năng
Nhóm ngành công nghiệp tiềm năng là nhóm được lựa chọn là cơ sở để ngành Hàng không giai đoạn đầu tiên nhằm đích liên kết, cộng tác cùng nghiên cứu Nội địa hoá các sản phẩm trong ngành thay thế các sản phẩm nhập ngoại.
Nhóm này có tiềm năng phát triển trong tương lai. Đây là nhóm ứng dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ hiện đại, tiên tiến tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng nguồn lao động có trình độ, phát triển theo hướng hội nhập, sản xuất các sản phẩm thay thế sản phẩm nhập ngoại và khai thác sản phẩm nước ngoài. Nhóm này bao gồm các lĩnh vực:
+ Cơ khí-chế tạo máy (Đúc, rèn, tạo phôi có công nghệ tiên tiến, nhiệt luyện,...)
+ Vật liệu mới (Cao su tổng hợp, nhựa tổng hợp, composite, plastic...) + Sản xuất các linh kiện điện, điện tử
Định hướng phát triển của nhóm này trong giai đoạn tới là tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển, chủ động tiếp cận, từng bước chuyển giao công nghệ...để đáp ứng nhu cầu phát triển của nhóm này trong giai đoạn 2010- 2020.
3.1.3.2. Chiến lược phát triển ngành Cơ khí - Chế tạo máy
Chiến lược phát triển ngành Cơ khi-chế tạo máy của Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 186/2002/QĐ-TTG, ngày 26/12/2002
Quyết định nêu rõ quan điểm: Cơ khí là một ngành công nghiệp có nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng của đất nước. Tập trung phát triển ngành Cơ khí một cách có hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cơ khí một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý. Đồng thời tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và củng cố doanh nghiệp Nhà nước về cơ khí đủ mạnh để giữ vai trò nòng cốt là lực lượng của ngành
- Tập trung phát triển một số chuyên ngành sản phẩm cơ khí trọng điểm nhằm khai thác, phát huy tốt nhất tiềm năng (tài nguyên và nguồn nhân lực) để đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công cuộc xây dựng đất nước.
Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật r− phụ tùng máy bay HKVN giai đoạn 2007 - 2015
- Tăng cường tự nghiên cứu, chế tạo, đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thu ứng dụng khoa học, công nghệ tiền tiến nhằm đạt được trình độ công nghệ trung bình tiên tiến của châu Á, tạo nhiều sản phẩm cơ khí có khả năng cạnh tranh cao.
- Nâng cao khả năng chuyên môn hoá và hợp tác hoá, nâng cao năng lực của ngành cơ khí - chế tạo máy, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp của đất nước.
Đảm bảo mục tiêu, ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm để đáp ứng về cơ bản nhu cầu phát triển của ngành kinh tế quốc dân.
Những sản phẩm này bao gồm: Thiết bị toàn bộ, máy công cụ, máy động lực, cơ khí giao thông vận tải, cơ khí đóng tàu, xây dụng và cơ khí phục vụ các ngành khác.
Phấn đấu đến năm 2010, ngành cơ khí đáp ứng 45-50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng
Chiến lược phát triển một số chuyên ngành và nhóm sản phẩm cơ khí quan trọng
Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị toàn bộ với công nghệ tiên tiến, sản xuất được thiết bị có độ phức tạp cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng bước xuất khẩu. Nâng cao năng lực thiết kế thiết bị toàn bộ, gắn kết có hiệu quả với công nghệ của từng ngành công nghiệp. Đầu tư có trọng điểm thiết bị và công nghệ vào các khâu cơ bản: đúc, rèn, tạo phôi, lớn để đồng bộ thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết, phụ tùng, phụ kiện phức tạp.
Phấn đấu đáp ứng 40% nhu cầu thiết bị toàn bộ trong nước vào năm2020
Phát triển ngành chế tạo máy động lực trở thành lĩnh vực công nghệ mạnh của Việt Nam. Đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ nâng cao năng lực chế tạo máy động lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2010 đáp ứng 60-70% nhu cầu trong nước về máy động lực cỡ trung và cỡ nhỏ. Sản xuất được động cơ thuỷ có công xuất 400 mã lực trở lên với tỷ lệ nội địa hoá 35-40%.
Đầu tư sản xuất, chế tao đáp ứng đủ nhu cầu trong nước về các loại máy kéo 2 bánh công xuất 6, 8,12 mã lực; 4 bánh có công xuất 18, 20, 25 và đến 30 mã lực. Năm 2010 sản xuất máy kéo công xuất đến 50,80 mã lực.
Về máy công cụ: Ưu tiên phát triển ngành chế tạo máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp trong nước. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại (ứng dụng công nghệ tự động PLC, CNC) và các thiết bị gia công đặc biết. Đẩy mạnh chương trình hiện đại hoá theo hướng điện tử - tin học hoá (CNC) dàn máy công cụ hiện có trong các cơ sở công nghiệp.
Về Cơ khí giao thông vận tải:
Các loại xe thông dụng: Đáp ứng 40-50% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hoá đến 40% năm 2005, đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hoá 60% vào năm 2010 (Riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hoá 50% và hộp số đạt 90%)
Về các loại xe chuyên dùng:
Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật r− phụ tùng máy bay HKVN giai đoạn 2007 - 2015
Đáp ứng 30% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hoá 40%
vào năm 2005, tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hoá 60% vào năm2010.
Về các loại xe cao cấp: Các loại xe du lịch do các liên doanh sản xuất phải đạt tỷ lệ nội địa hoá 20-30% vào năm 2005 và 40-45% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu các loại xe tải, xe buýt cao cấp đạt tỷ lệ nội địa hoá vào năm 2010 từ 30-40%.
3.1.3.3. Chính sách và giải pháp đồng bộ hỗ trợ ngành cơ khí phát triển - Về chính sách thị trường:
Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm cơ khí trọng điểm làm cơ sở, căn cứ để kiếm tra chất lượng sản phẩm trong nước và xuất khẩu.
Thực hiện bảo hộ có điều kiện và có thời hạn đối với một số sản phẩm cơ khí trong nước và ban hành các chính sách nhằm khuyến khích, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm cơ khí trong nước.
- Về chính sách tạo vốn cho ngành cơ khí
Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về vay vốn lưu động cho các nhà sản xuất thiết bị cơ khí, các công trình chế tạo thiết bị toàn bộ cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài.
Các dự án sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ với mức lãi xuất tín dụng 3% năm, thời hạn vay 12 năm, 02 năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ vào năm thứ 5 hoặc được bù chênh lệch lãi xuất nếu các doanh nghiệp vay vốn thương mại.
Nhà nước đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp cơ khí, kể cả bán cổ phần cho người nước ngoài để tạo vốn đầu tư mới và đa dạng hoá nguồn vốn.
Nhà nước có chính sách khuyến khích một thành phần kinh tế đầu tư sản xuất phụ tùng, phụ kiện theo hướng nâng cao khả năng chuyên môn hoá, hợp tác hoá .
- Về chính sách thuế
Miễn và giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện, phụ tùng, chi tiết, bộ phận của sản phẩm cơ khí trọng điểm để phục vụ trong nước
Miễn hoặc giảm thuế có thời hạn cho các sản phẩm cơ khí mới lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam
- Chính sách đầu tư cho nghiên cứu phát triển
Đối với các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ vốn cho các dịch vụ kỹ thuật, như thuê chuyên gia, mua thiết kế, mua công nghệ, chuyển giao công nghệ vượt qua khả năng của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cơ khí được tính tối đa đến 2% doanh số bán ra cho nghiên cứu phát triển.
Về cơ chế theo quy định hiện hành, nếu một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ được phép trích một phần lợi nhuận cho phát triển sản xuất. đặc biệt tại quyết định số 186/2002/QĐ-TTG về chính sách cho nghiên cứu phát triểnnêu rõ đối với các doanh nghiệp cơ khí được phép trích 2% doanh thu cho nghiên cứu phát triển. Thực tế nơi nào có chính sách khuyến khích đungd và tốt, phong trào thi đua mạnh thì doanh nghiệp đó không những tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trước cơ chế thị trường.
Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật r− phụ tùng máy bay HKVN giai đoạn 2007 - 2015
Qua tham khảo ở một số các công ty lớn như: Công ty Cơ khí Hà Nội, Công ty Cơ khí Duyên hải Hải Phòng...hàng năm ở các doanh nghiệp này có đến hàng trăm sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng, mang lại lợi nhuận cho các Công ty này hàng tỷ đồng.
- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
Nhà nước ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo và hỗ trợ kinh phí cử cán bộ, công nhân giỏi đi đào tạo và thực tập tại nước ngoài theo các chương trình, dự án đã được phê duyệt.
3.1.3.4. Mạng lưới các tổ chức khoa học công nghệ của Bộ Công nghiệp với chủ trương nội địa hoá các sản phẩm công nghiệp
Với chiến lược phát triển các ngành công nghiệp nói chung và ngành cơ khí chế tạo máy nói riêng cũng như với những chính sách và các giải pháp đồng bộ của Nhà nước đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp đa dạng hơn cả về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm, đáp ứng môi nhu cầu của xã hội. Các tổ chức khoa học công nghệ của ngành Công nghiệp (các Viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất) đã có những công trình, những đề tài nghiên cứu, những sản phẩm mới từ kết quả nghiên cứu quan trọng, đóng góp xứng đáng vào chủ trương phát triển công nghiệp của Nhà nước.
Trong giai đoạn hiện nay, với điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển và nguồn nhân lực có trình độ cao, ngành Công nghiệp sẽ là cơ sở để ngành Hàng không hợp tác, liên kết, cộng tác thực hiện chủ trương nội địa hoá và khẳng định khả năng nội địa hoá các phụ tùng, phụ kiện máy bay.
Mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ của ngành công nghiệp hiện nay có 20 Viện và 6 phân viện nghiên cứu, trong đó có 6 Viện (với 4 phân viện) trực thuộc Bộ, 12 viện khác thuộc các Tổng công ty. Tổng số các cán bộ nhân viên của các tổ chức KH&CN hiện nay của ngành khoảng 3600 người, trong đó có 1700 kỹ sư và 250 tiến sỹ.
Nhà nước đã giao cho Bộ Công nghiệp chủ trì 3 chương trình kỹ thuật, kinh tế. Đó là Chương trình Tự động hoá, Chương trình Công nghệ vật liệu và Chương trình Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chế tạo máy. Cả 3 chương trình này rất phù hợp và rất cần thiết cho việc liên kết hợp tác sản xuất chế tạo sản phẩm nội địa hoá cho ngành Hàng không. Hiện nay các Viện và các tổ chức KH&CN trong công nghiệp đang tích cực chuyển đổi hoạt động theo hướng gắn liền nghiên cứu khoa học với sản xuất, gắn nghiên cứu với tư vấn phục vụ quản lý Nhà nước. Chuyển đổi tổ chức KH&CN sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Đã thực hiện thí điểm Viện máy và Dụng cụ công nghiệp sang cơ chế doanh nghiệp. Kết quả rất khả quan, chỉ trong 2 năm (2000-2002) doanh thu của Viện đã tăng gấp đôi.
Trong lĩnh vực công nghệ vật liệu, đã nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều công nghệ mới, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội như công nghệ sản xuất dầu bôi trơn chất lượng cao, công nghệ tạo vật bọc que hàn, công nghệ chế tạo vật liệu composite, polime, kỹ thuật sản xuất chất dẻo, kỹ thuật gia công chất dẻo, kỹ thuật gia công cao su, cao su tổng hợp, kỹ thuật sản xuất sơn, nền kim loại sử dụng để chế tạo một số sản phẩm như: bạc trượt, tiếp điểm điện thay thế
Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật r− phụ tùng máy bay HKVN giai đoạn 2007 - 2015
nhập khẩu. Công nghệ nấu luyện các loại hợp kim trung gian Al-Si, Al-Mn, Al- Fe, Cu-P. Chế tạo thép hợp kim chịu nhiệt làm sàn đón phôi cho lò nung phôi cán ở nhiệt độ 1100 độ C với trọng tải va đập mạnh thay thế được ghi lò nhập khẩu với giá chỉ bằng 40-50% giá nhập khẩu. Về lĩnh vực gia công cơ khí- chế tạo thiết bị phục vụ các ngành kinh tế. Nghiên cứu thành công một số dây chuyền sản xuất tự động cho một số ngành công nghiệp, tạo khả năng nội địa hoá các phụ tùng, phụ kiện cho ngành công nghiệp Giấy tới 50% với chi phí chỉ bằng 1/3 giá nhập ngoại. Đã chế tao được máy phay kiểu CNC F4025 tự động hoàn toàn, hiện đại và chính xác, có tỷ lệ nội địa hoá cao, với giá chỉ bằng 60%
giá nhập ngoại. Lần đầu tiên đã chế tạo thành công máy cắt cỡ lớn 9m x 20m điều khiển tự động kiểu CNC, giải tốc độ 1-2000mm/phút, độ chính xác dịch chuyển sai số 0,2mm
Trong lĩnh vực đo lường, tự động hoá, xử lý thông tin một số đơn vị đã nghiên cứu chế tạo thành công các hệ thống giám sát, đo lường, điều khiển và quản lý các cân định lượng cho các ngành khoa học khác nhau với giá thành hạ so với sản phẩm nhập ngoại đến 60%.
Đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ luyện thép hợp kim, đúc gang tạo phôi chất lượng cao. Hoàn thiện chế biến một số nguyên liệu, phát triển các loại Polimer, compozit, các loại polime tổng hợp, Plastic... công nghệ sản xuất sơn bảo vệ chất lượng cao. Đã nghiên cứu nắm vững và làm chủ các công nghệ tiên tiến một số lĩnh vực cơ khí chế tao, điều khiển, như: tạo phôi, gia công xử lý bề mặt, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất (công nghệ Laser, phun phủ, plasma...), nghiên cứu thiết kế chế tạo máy móc thiết bị, hệ thống thiết bị trên cơ sở công nghệ Scada và các bộ điều khiển CNC dưới dạng modul tiêu chuẩn.
Đã nghiên cứu hệ thống, chế tạo loạt các máy công cụ mới, điều khiển tự động theo chương trình số, thích ứng với điều kiện sản xuất trong nước. Để trang bị cho những khâu sản xuất then chốt, nâng cao độ chính xác, tính đồng bộ và hiện đại các máy móc và dây chuyền thiết bị công nghệ hiện có để khai thác có hiệu quả năng lực thiết bị và nâng cao chất lượng sản phẩm tương đương với các nước trong khu vực.
Đã thực hiện công nghệ chế tạo hiện đại, là công nghệ cơ khí chế tạo tích hợp ứng dụng tin học, máy tính và kỹ thuật quản lý hệ thống, bao gồm 4 lĩnh vực lớn:
+ Kỹ thuật thiết kế ( phần mềm thiết kế sơ đồ công nghệ P&ID: CAD Worx P&ID Professional)...
+ Công nghệ chế tạo (thiết kế kết cấu BOCAD 3D, Tekla structure, CIM (Computer Interaged Manufacturing), CIMATRON trợ giúp công tác lấy mẫu, thiết kế chế tạo
+ Kỹ thuật tự động ( Phần mềm Matlab và phần mềm Proruntime ứng dụng trong hệ định lượng và điều khiển tự động)
+ Quản lý sản xuất
Đã chuẩn bị tốt mọi mặt, xây dựng thành công, có hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.
Xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành. Chuyển biến nhanh và mạnh việc hoà nhập quốc tế trong công tác tiêu chuẩn hoá.
Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật r− phụ tùng máy bay HKVN giai đoạn 2007 - 2015
Nếu nghiên cứu thật sâu sắc, ngành hàng không cần có hướng cập nhật các thông tin trên, chính điều đó sẽ giúp cho công việc nội địa hoá các phụ tùng, phụ kiện chuyên dụng của hàng không nói chung và PTKB nói riêng hết sức thuận lợi. Trong khi tiến trình hoà nhập quốc tế đang diễn ra, ngành hàng không cũng cần đến sự liên kết cộng tác trong nước, nó sẽ là động lực tự hỗ trợ cho việc nắm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Điều tra khảo sát năng lực và trình độ công nghệ tiên tiến, phù hợp của một số Viện nghiên cứu trọng điểm và các cơ sở công nghiệp sản xuất dân sinh có công nghệ tiên tiến, phù hợp để lựa chọn liên kết, cộng tác nghiên cứu nội địa hoá các vật tư, phụ tùng máy bay
Chúng ta đã có một bức tranh tổng thể để phân tích và đánh giá đường lối, chính sách của Nhà nước về chiến lược phát triển ngành công nghiệp Việt Nam cũng như những thành tựu đã đạt được trong những năm qua và đến năm 2010, 2020. Điều này đã khẳng định, khi Hàng không Việt Nam chưa có ngành công nghiệp riêng của mình thì chỗ dựa duy nhất để liên kết, cộng tác nghiên cứu chế tạọ, nội địa hoá các phụ tùng, phụ kiện cho máy bay và cho ngành hàng không là các cơ sở công nghiệp sản xuất trong nước và các Viện nghiên cứu chuyên ngành.
Như đã biết, các phụ tùng, phụ kiện trên khu bay có thể chia thành 3 dạng, 3 lĩnh vực cơ bản như sau:
+ Các phụ tùng, phụ kiện liên quan đến lĩnh vực công nghiệp cơ khí – chế tạo máy. Đó là những chi tiết, cụm chi tiết máy bằng vật liệu kim loại, hợp kim
+ Các phụ tùng, phụ kiện liên quan đến lĩnh vực công nghiệp vật liệu mới, phi kim loại, hoặc kết hợp giữa kim loại và vật liệu phi kim loại. Đó là những chi tiết, cụm chi tiết bằng các loại cao su tổng hợp, nhựa tổng hợp, plastic, compozit…
+ Các loại phụ tùng, phụ kiện là các linh kiện điện, điện tử, các bảng điều khiển…
Để có thể lựa chọn được chính xác và hiệu quả, tìm ra các cơ sở công nghiệp trong nước (là các Nhà máy, Xí nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh, công nghiệp dân sinh, công nghiệp quốc phòng), các Viện nghiên cứu có công nghệ cao, đã từng nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm tương tự, phù hợp với từng lĩnh vực Hàng không yêu cầu, cần phải khảo sát, điều tra để tìm hiểu chi tiết các đơn vị công nghiệp trong nước này. Bao gồm:
+ Các Viện nghiên cứu trọng điểm, + Các Cơ sở công nghiệp điển hình + Các Công ty Kỹ thuật của ngành Hàng không VN (Quản lý bay, XN A76, XN A75)
3.2.1. Năng lực một số Viện nghiên cứu trọng điểm
(Theo nghiên cứu của Hội Khoa học Kỹ thuật Cơ khí Việt Nam)
Nhằm từng bước trang bị các điều kiện nghiên cứu tốt nhất cho các nhà khoa học, trong thời gian qua Nhà nước đã đầu tư lượng kinh phí rất l ớn để tập trung xây dựng các phòng thí nghiệm trọng đi ểm tại các cơ sở nghiên cứu, nhằm đầu t ư những trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật tốt