Khái niệm về nội địa hoá và các phương thức nội địa hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật tư, phụ tùng máy bay của hàng không Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2015 (Trang 146 - 149)

NĂNG NỘI ĐỊA HOÁ

3. Đơn giản hoá cấu trúc toàn phần hệ thống theo nguyên tắc môđun tích hợp, nâng cao độ tin cậy

4.4 Đánh giá về khả năng và trình độ công nghiệp Việt Nam thích hợp với nội địa hoá. Chủ trương cơ chế chính sách của nhà nước với việc nội địa hoá

4.4.1 Khái niệm về nội địa hoá và các phương thức nội địa hoá

Đầu tiên ta cần thống nhất cách hiểu thuật ngữ “nội địa hoá” phụ tùng, thiết bị máy bay. “Nội địa hoá” theo cách hiểu thông thường là sản xuất ở trong nước.

Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế quốc tế ngày nay, các công ty 100% vốn nước ngoài có thể triển khai toàn bộ hoặc một phần các công đoạn sản xuất một số sản phẩm ở trên lãnh thổ Việt Nam. Những sản phẩm do các công ty này sản xuất không thể gọi là sản phẩm đã nội địa hoá mặc dù phần lớn lao động, kể cả các kỹ sư phụ trách sản xuất có thể là người Việt Nam. Vì vậy, một sản phẩm có thể coi là được nội địa hoá nhất thiết phải có các yếu tố vốn, quản lý và/hoặc yếu tố kỹ thuật của Việt Nam với các mức độ khác nhau.

Việc liên doanh với nước ngoài (xem cuối mục 4.1.3) mà trong đó phía Việt Nam chỉ đóng góp vốn và tham gia quản lý không thuộc phạm vi của đề tài. Ở đây chúng ta quan tâm chủ yếu đến việc nội địa hoá có yếu tố kỹ thuật của Việt Nam, tức là có yếu tố thiết kế và/hoặc công nghệ chế tạo của Việt Nam. Trong trường hợp này có thể chia làm hai loại chính: nội địa hoá có mua license và nội địa hoá không mua lissense.

a. Nội địa hoá có mua license

Dưới đây ta sẽ xem xét một số phương thức nội địa hoá có mua license từ thấp đến cao tuỳ theo mức độ làm chủ về công nghệ chế tạo .

Nội địa hoá với mức độ thấp: phía Việt Nam triển khai công nghệ chế tạo theo đúng hướng dẫn của nước ngoài (tự chế tạo đồ gá, khuôn mẫu, chế độ gia công,…, theo đúng như tài liệu của nước ngoài, mua bổ sung một số máy móc thiết bị theo như tài liệu nước ngoài chuyển giao, công nhân được thực tập theo đúng quy trình của nước ngoài) theo tài liệu thiết kế sản phẩm (working design documentation-рабочая конструкторская документация- bao gồm cả các bản vẽ chi tiết của sản phẩm và cả các yêu cầu kỹ thuật rất cụ thể) của nước ngoài và căn cứ theo tài liệu công nghệ đầy đủ (полная технологическая документация) của nước ngoài (đến từng phiếu công nghệ và từng phần mềm cho các máy CNC).

Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật r− phụ tùng máy bay HKVN giai đoạn 2007 - 2015

Các chuyên gia nước ngoài chịu trách nhiệm huấn luyện, theo dõi và hướng dẫn từ

“A đến Z”. Trường hợp này việc nội địa hoá vẫn có thể có ý nghĩa vì có thể giảm giá thành sản phẩm do không phải mua các trang bị công nghệ như đồ gá, khuôn mẫu... Nội địa hoá theo hướng này thì chắc chắn đảm bảo thành công và chất lượng sản phẩm cao, tương đương của nước ngoài.Tuy nhiên, thông thường giá chuyển giao công nghệ đầy đủ như trên (mua toàn bộ tài liệu công nghệ đầy đủ và bắt đối tác phải chịu trách nhiệm toàn bộ) rất đắt và thời gian thường bị kéo dài vì tiến độ hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài, phía Việt Nam rất khó chủ động, “hơi một tý” cũng phải đợi ý kiến chuyên gia nước ngoài.

Nội địa hoá với mức độ trung bình: phía Việt Nam tự triển khai công nghệ chế tạo (tự thiết kế chế tạo đồ gá, khuôn mẫu, chế độ gia công,…và tự xây dựng quy trình công nghệ chi tiết cho đến từng phiếu công nghệ và huấn luyện công nhân làm đúng quy trình) căn cứ theo tài liệu thiết kế sản phẩm (рабочая конструкторская документация) tài liệu chỉ dẫn công nghệ (директивная технологическая документация) của nước ngoài. Kiểm tra chất lượng đầu vào và đầu ra vẫn do nước ngoài đảm nhiệm. Trường hợp này việc nội địa hoá có ý nghĩa hơn vì có thể giảm giá thành sản phẩm do không phải “bệ nguyên xi” các tài liệu công nghệ và các trang bị công nghệ của nước ngoài. Ví dụ : các máy gia công cơ, lò nhiệt luyện… của nhà máy phía Việt Nam định tham gia nội địa hoá có thể khác khá nhiều với cơ sở sản xuất ở nước ngoài, nếu “bệ nguyên xi” quy trình chi tiết cho đến từng phiếu công nghệ thì vừa tốn tiền, vừa không hiệu quả (vì đường nào cũng phải làm lại các trang bị công nghệ như đồ gá, khuôn mẫu … và viết lại tài liệu này). Thông thường tài liệu công nghệ đầy đủ có khối lượng rất lớn gấp hàng mấy chục lần so với tài liệu chỉ dẫn công nghệ, giá tiền mua công nghệ ở mức độ đầy đủ cũng thường cao hơn nhiều so với mua tài liệu chỉ dẫn công nghệ. Vì vậy nội địa hoá theo hướng này thông thường có giá rẻ hơn nhưng có khả năng chất lượng thấp hơn.

Nội địa hoá với mức độ cao: phía Việt Nam tự triển khai công nghệ chế tạo (tự thiết kế chế tạo đồ gá, khuôn mẫu, chế độ gia công,…và tự xây dựng quy trình công nghệ chi tiết cho đến từng phiếu công nghệ và huấn luyện công nhân làm đúng quy trình) chỉ căn cứ theo tài liệu thiết kế sản phẩm ( bao gồm cả các bản vẽ chi tiết của sản phẩm và cả các yêu cầu kỹ thuật rất cụ thể) của nước ngoài, không mua tài liệu công nghệ chế tạo. Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở đầu ra vẫn do nước ngoài đảm nhiệm. Trường hợp này việc nội địa hoá càng có ý nghĩa hơn vì có thể giảm giá thành sản phẩm khá nhiều, không những do không phải “bệ nguyên xi” các tài liệu công nghệ và các trang bị công nghệ với giá “cắt cổ”, mà có thể vận dụng phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam: số lượng một loại sản phẩm phụ tùng máy bay thường rất ít (chỉ vài chục đến vài trăm sản phẩm/một năm), nguồn vật tư kĩ thuật có thể khác… Ví dụ: phôi hoặc bán thành phẩm, ở nước ngoài do mức độ chuyên môn hoá cao, cho nên có thể có nhà máy chuyên chế tạo các loại phôi bằng hợp kim nhôm, nhưng ở Việt Nam làm như vậy không kinh tế, chỉ cần một phân xưởng hoặc chỉ cần một bộ phận trong phân xưởng đúc, vì vậy quy trình công nghệ có thể khác. Ví dụ khác: ta có thể thay thế 2 công đoạn: đúc rồi gia công cơ (tiết kiệm nguyên liệu hơn) bằng một công đoạn: phay CNC (tốn nguyên liệu hơn) mà

Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật r− phụ tùng máy bay HKVN giai đoạn 2007 - 2015

vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế do số lượng sản phẩm ít. Vì vậy nội địa hoá theo hướng này thông thường có giá rẻ hơn nhiều, nhưng cũng có nhiều khả năng chất lượng thấp hơn.

Khi mua license để chế tạo các sản phẩm điện tử kỹ thuật số cần đặc biệt lưu ý đến phần mềm. Thông thường có mấy phương thc chuyn giao công ngh phn mm như sau.

- Mức thấp nhất (và cũng rẻ tiền nhất):Chỉ được sử dụng theo đúng số lượng sản phẩm đã mua, việc sao chép bị cấm (hoặc bị cài khoá cứng hoặc khoá mềm để không thể thực hiện được việc sao chép). Các hacker có thể phá các khoá mềm (dưới dạng mật khẩu-password), còn các khoá cứng (tức là các biện pháp chống sao chép bằng phần cứng) thì thông thường rất khó phá được. Việt Nam đã tham gia WTO trong đó có cam kết tôn trọng luật pháp về sở hữu trí tuệ, vì vậy dù có thể phá khoá, chúng ta cũng không được phép phá khoá và tự ý sao chép phần mềm.

- Mức trung bình (và giá cả cũng trung bình): Được sử dụng phần mềm thoải mái, có thể sao chép không hạn chế, tuy nhiên phần mềm chỉ được bàn giao dưới dạng .EXE, không có thuyết minh cấu trúc, thuật toán và cơ sở dữ liệu của phần mềm, vì vậy ta không thể thay đổi một chút nào, dù chỉ là một “chút xíu” cho phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam.

- Mức cao nhất (và giá cả cũng cao nhất): Được sử dụng phần mềm thoải mái, có thể sao chép không hạn chế, phần mềm được bàn giao cả chương trình gốc-còn gọi là mã nguồn (source codes) hoặc dạng ngôn ngữ lập trình bậc cao (ví dụ: Visual C, Visual Basic ... ), kèm theo thuyết minh cấu trúc, thuật toán và cơ sở dữ liệu của phần mềm, vì vậy ta có thể thay đổi cho phù hợp, thậm chí có thể cải tiến để cài đặt vào các phần cứng có tính năng cao hơn, hoặc dùng làm những việc khác. Việc chuyển giao công nghệ dưới hình thức này rất ít khi được thực hiện (vì coi như bên bán “rút hết ruột” ra). Tuy nhiên đối với các phần mềm đã lạc hậu (điều này thường xảy ra khá nhanh trong công nghệ thông tin), thì ta có thể thương lượng để mua được với giá phải chăng.

Nhìn chung, nội địa hoá bằng cách mua license có ưu điểm là đảm bảo chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Tuy nhiên giá mua license thường rất cao, cần cân nhắc số lượng sản phẩm để xem xét hiệu quả kinh tế trực tiếp (có bao hàm cả khấu hao vốn đầu tư).

b. Nội địa hoá không mua license:

Trong trương hợp này phía Việt Nam tự phát triển sản phẩm theo mẫu (tự phản thiết kế, tự triển khai công nghệ chế tạo, tự thử nghiệm) không có tài liệu thiết kế và tài liệu công nghệ của nước ngoài. Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi cho lắp lên máy bay đương nhiên vẫn cần nước ngoài tham gia thì mới “đủ độ tin cậy” để các nhà chức trách Hàng không Việt Nam chấp nhận. Trong trường hợp này việc nội địa hoá có ý nghĩa cao vì có thể giảm giá thành sản phẩm khá nhiều, không những do không phải “bệ nguyên xi” các tài liệu thiết kế và tài liệu công nghệ cũng như các trang bị công nghệ với giá “cắt cổ”, mà có thể vận dụng phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. “Hoàn cảnh Việt Nam” trong trường

Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật r− phụ tùng máy bay HKVN giai đoạn 2007 - 2015

hợp này có thể mở rộng, không chỉ bao gồm các trường hợp thay đổi công nghệ chế tạo đã nêu trên, mà còn có thể thay thế cả thiết kế. Ví dụ: trong trường hợp chế tạo ốp tay ghế và săm bịt kín nắp buồng lái, ta không làm theo tài liệu công nghệ nguyên mẫu (vì không mua được tài liệu này), nhưng về cơ bản ta đã phản thiết kế theo mẫu (xem mục 4.1.4). Trong trường hợp thiết kế chế tạo “hộp đen” (xem mục 4.1.4) ta không những không làm theo công nghệ nguyên mẫu, mà cũng không làm theo thiết kế nguyên mẫu, chỉ phỏng theo tính năng của nguyên mẫu. Trong trường hợp này nếu có mua được bản thiết kế thì cũng khó mà làm đúng được theo thiết kế vì không thể mua các linh kiện điện tử đã lạc hậu (khoảng 10-15 năm).

Vì vậy nội địa hoá theo hướng này thông thường có giá rẻ hơn rất nhiều, nhưng có lại có độ rủi ro cao, có thể không thành công. Trong đời thường, sản phẩm nội địa hoá theo phương thức này thường có chất lượng thấp, tuy nhiên nếu tuân thủ nghiêm chỉnh việc quản lí chất lượng chặt chẽ theo ISO thì chất lượng hàng nội không thua kém hàng chính hãng.

Về pháp lí, sản phẩm nội địa hoá có mua license của nhà chế tạo gốc thì đương nhiên sẽ được cấp chứng chỉ, còn theo phương thức không mua license của nhà chế tạo gốc thì cần có những thủ tục pháp lí phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng gia công chế tạo và sản xuất vật tư, phụ tùng máy bay của hàng không Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2015 (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(350 trang)