Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại diện lao động ở việt nam – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN LAO ĐỘNG

1.1 Tình hình nghiên cứu và các vấn đề đã được nghiên cứu

1.1.2 Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện lao động

Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về thành lập và tổ chức đại diện lao động

Trong cuốn “Hoạt động công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước”[93], các tác giả đã tập trung làm rõ quy trình người lao động gia nhập và tham gia hoạt động công đoàn, việc thực hiện quy chế dân chủ và thương lượng tập thể ở Việt Nam. Vấn đề này cũng được đề cập đến trong nghiên cứu “Phát triển tổ chức công đoàn thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh” do PTS. Nguyễn Viết Vượng[108]. Các tác giả đã bàn luận đến các bước tiến hành thành lập tổ chức công đoàn trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và thực tiễn công tác tổ chức thành lập công đoàn trong khu vực này. Ngoài ra, TS. Vũ Đạt trong “Hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam thời kỳ đổi mới”[30] cũng đã tập trung đánh giá cơ cấu tổ chức của hệ thống công đoàn Việt Nam, thực trạng về cơ cấu đội ngũ cán bộ công đoàn, thực trạng về sự biến đổi cơ cấu tổ chức của hệ thống công đoàn Việt Nam.

Cùng quan điểm với TS.Vũ Đạt, PGS.TS. Nguyễn Viết Vượng trong nghiên cứu “Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa”[109] cũng đã đánh giá về cơ cấu tổ chức công đoàn Việt Nam, sự chuyển biến về tổ chức và hoạt động của công đoàn Việt Nam.

Trong Luận án“Pháp luật về công đoàn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của TS. Trần Thị Thanh Hà[40], tác giả cũng đã đánh giá khái quát thực trạng tổ chức và hoạt động của công đoàn Việt Nam.

Trong bài báo “Áp dụng pháp luật lao động trong việc tạo điều kiện cho tổ chức đại diện người lao động được thành lập và hoạt động tại doanh nghiệp” của TS. Nguyễn Xuân Thu, Đại học Luật Hà Nội[145] cũng bàn về tổ chức công đoàn

tại doanh nghiệp, sự tác động của doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn được thành lập và hoạt động cũng như đề cập đến một số lưu ý đối với doanh nghiệp trong áp dụng pháp luật lao động nhằm đảm bảo cho tổ chức công đoàn hoạt động. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu, có thể khẳng định, các công trình trên mới chỉ đề cập đến thành lập và tổ chức của công đoàn, một vấn đề của nội dung cần nghiên cứu. Đặc biệt, phù hợp với thời điểm thực hiện, các nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu vấn đề thành lập và tổ chức của công đoàn theo Luật Công đoàn năm 1990, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện về thành lập và tổ chức đại diện lao động theo Luật Công đoàn năm 2012.

Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện lao động.

Trong luận án “Pháp luật lao động đối với vấn đề bảo vệ người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Kim Phụng (năm 2006, Trường ĐH Luật HN)[54], tác giả đã tập trung làm rõ biện pháp liên kết thông qua tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trong đó, nghiên cứu đề cập đến thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn với việc bảo vệ việc làm, thu nhập, đời sống và bảo vệ quyền nhân thân cho người lao động.

Các nghiên cứu “Các quy định của Bộ luật Lao động về công đoàn và vai trò đại diện tập thể lao động - thực trạng và kiến nghị”của PGS.TS. Đào Thị Hằng[44]

đã đề cập đến quy định của pháp luật về vai trò của công đoàn trong việc đại diện và bảo vệ quyền lợi cho tập thể lao động trong một lĩnh vực cụ thể nhất định như trong tranh chấp lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương.

Trong “Tài liệu học tập Nghị quyết ĐH XI Công đoàn Việt Nam – Bài giảng về thỏa ước lao động tập thể” của tác giả ThS. Mai Đức Chính[123] cũng đã đề cập đến việc nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể, nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong quá trình ký kết thỏa ước.

Tác giả Trần Thị Thanh Hà trong “Pháp luật về công đoàn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”[40]cũng đã

làm rõ thực tiễn thực hiện quyền của tổ chức công đoàn trong một số lĩnh vực như:

quyền đại diện, quyền tham gia kiến nghị, quyền tham gia kiểm tra, giám sát.

Tương đồng với cách tiếp cận này, trong luận văn “Công đoàn - tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động”

của ThS. Nguyễn Ngọc Việt[107]và luận văn “Vai trò của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay” của ThS. Vũ Thị Hải Yến[111], các tác giả đã phân tích vai trò của tổ chức công đoàn trong tham gia xây dựng chính sách, đại diện cho tập thể lao động xây dựng các quy định, văn bản trong đơn vị sử dụng lao động, chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đại diện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Trong cuốn “Người lao động và hoạt động công đoàn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”[100], các tác giả cũng đã nhấn mạnh đến hoạt động của tổ chức công đoàn tham gia trong lĩnh vực việc làm, tiền lương, trong công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn.

Trong cuốn “Quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và vai trò của công đoàn”[37], các tác giả cũng đề cập đến tầm quan trọng của tổ chức công đoàn trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ ở Việt Nam và đặc biệt chú trọng đến vai trò của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Cùng với cách tiếp cận về vấn đề này, trong đề tài

Nghiên cứu về đình công ở Việt Nam và đề xuất giải pháp công đoàn” của tác giả Dương Văn Sao[64], tác giả cũng đã đánh giá thực trạng đình công ở Việt Nam và vai trò của tổ chức công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động và đình công trong giai đoạn hiện nay. Cũng đề cập đến vấn đề này, tác giả Vũ Hữu Tuyên trong bài báo “Hiện đại hóa quan hệ lao động trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế”[146] nhấn mạnh đình công và nguyên nhân của đình công, trong đó đánh giá vai trò của tổ chức công đoàn đối với đình công.

Tác giả luận án, ThS. Đào Mộng Điệp cũng đã nghiên cứu một cách khái quát

thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện lao động trong bài báo “Đại diện lao động trong Bộ luật Lao động”[33].

Các nghiên cứu trên đã đề cập đến một số khía cạnh của pháp luật trước năm 2012 về quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn hoặc thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ người lao động. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng pháp luật về đại diện lao động ở VN với các nhóm quyền cơ bản như quyền đại diện lao động trong đối thoại, thương lượng, thỏa ước lao động tập thể; quyền đại diện lao động trong lĩnh vực tiền lương, kỷ luật lao động; quyền đại diện lao động trong tranh chấp lao động, đình công;

quyền đại diện lao động trong quản lý doanh nghiệp, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp; quyền đại diện lao động để tập hợp, tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động và phát triển tổ chức; quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện lao động là công đoàn cấp trên trực tiếp của cấp cơ sở. Vì vậy, luận án sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu trước và tiếp tục nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện và cập nhật hơn.

Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo đảm pháp lý cho hoạt động của tổ chức đại diện lao động

Một số công trình đã đề cập sơ lược thực trạng thực hiện các quy định về bảo đảm pháp lý đối với hoạt động của tổ chức công đoàn, đánh giá khái quát thực tiễn về tổ chức, cán bộ, đảm bảo về điều kiện hoạt động, đảm bảo cho cán bộ công đoàn như: “Công đoàn - tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động”, luận văn của ThS. Nguyễn Ngọc Việt[107]. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về thực trạng pháp luật về tổ chức, cán bộ, đảm bảo về điều kiện hoạt động cho tổ chức và cán bộ công đoàn nói riêng và tổ chức đại diện lao động nói chung.

Trong “Tài liệu học tập Nghị quyết ĐH XI Công đoàn Việt Nam – Tài chính công đoàn”[147] cũng đã đề cập đến nguồn thu tài chính công đoàn, khen thưởng, xử phạt về thu nộp tài chính công đoàn, phân phối, sử dụng và quản lý tài chính của công đoàn.

Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu đã phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện về quyền thành lập, tổ chức công đoàn cơ sở, quyền đại diện cho người lao động trong một số lĩnh vực cụ thể và một số bảo đảm về mặt pháp lý cho tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động có hiệu quả trên thực tế. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đánh giá một cách tổng thể, có hệ thống về pháp luật đại diện lao động và thực trạng pháp luật về đại diện lao động. Luận án sẽ giải quyết các vấn đề này một cách tổng thể, cập nhật hơn ở phương diện điều chỉnh pháp luật cũng như thực tế thực hiện, đánh giá những hạn chế tồn tại của hệ thống pháp luật về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại diện lao động ở việt nam – thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(247 trang)