Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.2. Kinh nghiệm phát triển DNN &V ở một số một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển DNN&V ở một số một số nước trên thế giới 1.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến việc phát triển DNN&V. Đây là loại hình doanh nghiệp năng động, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nhiều việc làm - một trong những ưu tiên của Nhật Bản sau chiến tranh.
Một trong các chính sách khuyến khích quan trọng đối với các DNN&V của Nhật Bản trong thời kỳ này đó là khuyến khích mở rộng đầu tư, thành lập mới các DNN&V. Chính phủ và các Hiệp hội đầu tư lớn nhằm hiện đại hóa các DNN&V. Nguồn tài chính được tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản là: Đầu tư để xúc tiến hiện đại hóa các DNN&V; đầu tư để hiện đại hóa cơ chế quản lý các DNN&V; đầu tư cho hoạt động tư vấn cho các DNN&V và hỗ trợ tài chính và tín dụng cho các DNN&V.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong khu vực. Đóng góp vào thành công của nền kinh tế Trung Quốc có phần rất quan trọng của các DNN&V. Chính sách khuyến khích của DNN&V của Trung Quốc thể hiện trên các điểm.
- Xác định lĩnh vực trọng điểm và ưu tiên DNN&V là các ngành, các lĩnh vực giải quyết nhiều việc làm, trong đó tập trung vào khu vực dịch vụ.
- Phát triển DNN&V trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế, đề cao hiệu quả kinh tế. Xác dịnh quy mô thích hợp cho các DNN&V để quản lý và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thực hiện SXKD có hiệu quả kinh tế cao. Đổi mới quản lý DNN&V, nâng cao trình độ công nghệ cho DNN&V để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Về quản lý các DNN&V: Trung Quốc đang xúc tiến thành lập Ủy ban mậu dịch quốc gia trực thuộc Ủy ban các DNN&V. Đây là một biện pháp hỗ trợ cho các DNN&V trong việc tìm kiếm thị trường, mở rộng hoạt động SXKD xuất phát từ những bất lợi của DNN&V so với các doanh nghiệp lớn trong cùng ngành.
1.2.1.3. Kinh nghiệm ở một số nước Đông Nam Á
Đông Nam Á cùng với Trung Quốc là hai khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc vào loại cao nhất thế giới trong những năm gần đây.
Cùng như Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế nhanh của các nước Đông Nam Á gắn liền với thành công trong việc phát triển của DNN&V. Chính sách phát triển DNN&V ở các nước Đông Nam Á tập trung trên các nội dung.
- Thứ nhất, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các DNN&V phát triển. Chính phủ các nước tập trung trên các nội dung: Xây dựng các tiêu chí xác định DNN&V, khẳng định vai trò của DNN&V, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế bình đẳng và khuyến khích DNN&V phát triển.
- Thứ hai, khuyến khích các DNN&V phát triển bằng các biện pháp về tài chính thông qua hệ thống các ngân hàng quốc doanh và ngòai quốc doanh.
Hình thành quỹ hỗ trợ cho các DNN&V.
- Thứ ba, Chính phủ thực hiện các biện pháp để tạo thuận lợi cho các DNN&V tìm kiếm thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu hàng hóa.
- Thứ tư, các biện pháp hỗ trợ về khoa học công nghệ và đào tạo.
- Thứ năm, thành lập các cơ quan, các tổ chức hỗ trợ và tư vấn cho các DNN&V.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển DNN&V của một số địa phương ở Việt Nam 1.2.2.1. Chính sách phát triển DNN&V ở Đồng Nai
Trong những năm gần đây , các DNN&V ở Đồng Nai có nhiều chuyển biến cả về số lượng , cơ cấu ngành nghề và năng lực SXKD . Tính đến cuối năm 2010 cả tỉnh có 2.650 doanh nghiệp đăng ký theo Luật và khoảng 30.000 hộ kinh doanh cá thể. So với 2005, số lượng doanh nghiệp năm 2010 tăng 25%, vốn đăng ký tăng 2,5 lần, lao động tăng 37%. Các DNN&V tập trung chủ yếu trong thương mại, dịch vụ (55% tổng số DNN&V) và CN chiếm 56%
tổng vốn đầu tư của các DNN&V, vốn đăng ký bình quân tăng từ 1,34 tỷ VNĐ (2004) lên 1,94 tỷ VNĐ (2010). Đến năm 2010, các DNN&V thu hút khoảng 80.000 lao động, tạo ra giá trị sản phẩm bằng 30% GDP. Trong thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã có nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ tương đối thành công cho các DNN&V của tỉnh, và đây cũng là kinh nghiệm cho việc phát triển DNN&V ở Phú Thọ. Các chính sách hỗ trợ được thể hiện qua các nội dung:
- Thứ nhất, chính sách đầu tư: Đồng Nai đã thực hiện khá tốt các biện pháp khuyến khích đầu tư, như giảm thuế, cho vay tín dụng, đơn giản hóa các thủ tục để rút ngắn thời gian đăng ký xuống còn 3 - 5 ngày (trong luật định là 15 ngày). Tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan tăng cường phối hợp trong việc giúp đỡ hỗ trợ các doanh nghiệp, như việc xây dựng phương án đầu tư, tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp (một năm ít nhất 2 lần), ban hành quy chế và tiêu chuẩn khen thưởng cho doanh nghiệp...
- Thứ hai, chính sách đất đai: Tỉnh đã thực hiện công tác quy hoạch tổng thể về các DNN&V và có nhiều biện pháp cụ thể hỗ trợ DNN&V về đất đai, mặt bằng sản xuất, hình thành 4 loại KCN và các CCN tập trung với các chính sách khác nhau để vừa tăng cường thu hút đầu tư, tạo cơ hội cho các DN có điều kiện đầu tư phát triển.
- Thứ ba, chính sách đào tạo nhân lực: Năm 2010 tỷ lệ chi cho giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội chiếm 37% tổng chi ngân sách toàn tỉnh, đạt khoảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
360 tỷ VNĐ. Từ tháng 10/2000 đã thành lập Trung tâm hỗ trợ đầu tư phát triển DNN&V, hiện đang hoạt động khá hiệu quả. Điều này đã giải quyết những khó khăn về tuyển dụng lao động cho các DNN&V.
- Thứ tư, chính sách thuế: Thực hiện đúng, kịp thời những quy định chung về ưu đãi thuế và các biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với các DN. Trong hai năm 2009 và 2010, tỉnh đã xét giảm thuế GTGT và miễn thuế thu nhập cho trên 135 doanh nghiệp, thực hiện giảm 50% thuế suất GTGT cho hoạt động xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng để bán hoặc cho thuê, giảm trừ từ 10%
xuống còn 5% thuế GTGT cho nhiều mặt hàng và dịch vụ, thực hiện ưu đãi thuế cho DN sử dụng nhiều lao động, đồng thời thực hiện chính sách miễn giảm thuế TNDN cho những doanh nghiệp mới đầu tư theo quy định hiện hành…
- Thứ năm, chính sách thương mại: Được đổi mới và góp phần đáng kể vào việc hỗ trợ các DNN&V trên các mặt, tạo môi trường chung và thực hiện các biện pháp cụ thể.
- Chính sách khoa học công nghệ - môi trường: Được chú trọng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm môi trường sạch để phát triển bền vững.
- Chính sách vốn, tín dụng: Giảm bớt các thủ tục phiền hà không cần thiết để tạo điều kiện cho DNN&V tiếp cận với Ngân hàng, thành lập Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ hỗ trợ đầu tư của tỉnh để cho vay trung và dại hạn cho một số dự án đầu tư.
1.2.2.2. Chính sách phát triển DNN&V ở Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, có tốc độ tăng trưởng GDP vào loại bậc nhất của cả nước, bình quân giai đoạn 1996 - 2000 là 17,5% và giai đoạn 2001 - 2006 đạt 13,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nếu đến năm 1985 cơ cấu giá trị nông nghiệp là 66%; CN-XD 9% và dịch vụ 25% thì đến năm 2005 tỷ trọng tương ứng là 35% - 34% - 31% và năm 2010 tương ứng là 27% - 38% - 35%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cơ cấu doanh nghiệp gồm 2 bộ phận chủ yếu: DNNN (51DN), DNNQD (810 DN) và DN có vốn DDTNN (253 DN). Ngoài ra còn có 77.973 hộ sản xuất nông nghiệp với 233.919 lao động và 1.247 trang trại (bình quân 11 ha/trang trại với vốn đầu tư 250 triệu đồng). Có trên 2.000 cơ sở CN loại nhỏ và 11.759 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ. Nhìn chung, số DNN&V chiếm >98% tổng số DN. Trong đó, DNN&V trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn. Về cơ cấu ngành nghề của DNN&V ở Bình Dương khá phong phú. Một điểm nổi bật ở Bình Dương là các DNN&V không khó khăn lắm trong việc vay vốn và cho vay vốn. Do đó một số DNN&V nhờ có nguồn vốn vay mở rộng SXKD đã trở thành DN lớn, hoặc đầu tư đổi mới công nghệ.
Trong những năm qua, Bình Dương đã có nhiều chính sách nhằm phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, đã tạo được môi trường đầu tư thông thoáng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt, tạo sự yên tâm đầu tư cho các chủ DNN&V như:
- Tăng cường các biện pháp trong chính sách đất đai nhằm tạo cho các DNN&V có điều kiện thuận lợi để ổn định và mở rộng mặt bằng SXKD, đồng thời có đủ giấy tờ hợp pháp về đất đai để làm các thủ tục thế chấp. Đến cuối năm 2010, đã hoàn thành 90% thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp 77% đến tay người dân. Thực hiện chủ trương ''đổi đất lấy kết cấu hạ tầng'', vừa thu hút được vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, vừa sử dụng đất có hiệu quả.
- Hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ theo hướng khuyến khích các DNN&V chú trọng đổi mới công nghệ thông qua các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện và tài trợ một phần vốn để các DNN&V đủ điều kiện triển khai chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; phổ biến và hỗ trợ thông tin, đặc biệt là hình thành các đầu mối cung cấp thông tin ổn định, phát huy vai trò của các hiệp hội, chi hội nghề nghiệp….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 2