Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh phú thọ (Trang 34 - 42)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.3. Phương pháp phân tích

Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài cho phép doanh nghiệp chủ động được trước những đe doạ, rủi ro khi có những biến động của thị trường đồng thời tranh thủ được những cơ hội mà môi trường mang đến. Thực tế cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấy nhiều doanh nghiệp có môi trường bên ngoài rất thuận lợi, nhưng họ thiếu vài yếu tố nội tại doanh nghiệp, nên họ bỏ lỡ cơ hội, ngược lại có doanh nghiệp phát huy được sở trường năng lực sẵn có của mình trong khi đó môi trường bên ngoài lại không lớn hoặc có nhiều nguy cơ và thách thức. Do đó chúng ta nên phân tích tổng hợp những yếu tố khách quan và chủ quan của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng khi xây dựng chiến lược.

(Mô hình phân tích ba cấp độ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài

“Hình1” dùng để phân tích môi trường vĩ mô, môi trường vi mô của doanh nghiệp) Mô hình phân tích ba cấp độ

Hình 2.1. Quản trị chiến lược để trường tồn và phát triển một thế giới đầy biến động

(NCS: Đặng Ngọc Sự, Bài giảng quản trị chiến lược, HSB, 2007) 2.2.3.1. Mô hình phân tích ba cấp độ, mô hình PEST

Mô hình PEST dùng để phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp phải phân tích để nắm được cơ hội và biết được thách thức của môi trường bên ngoài tác động tới doanh nghiệp. Các yếu tố: Văn hoá xã hội, chính trị pháp luật, kinh tế, công nghệ được thể hiện qua mô hình PEST

Công

Kinh tế ty Chính trị

pháp luật Dân số

lao động Văn hoá

xã hội

Môi trường quốc tế Công nghệ

Đối thủ tiềm năng

Nhà cung cấp

Khách hàng

Sản phẩm thay thế Đối thủ

cạnh tranh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phân tích môi trường vĩ mô (Mô hình PEST)

Hình 2.2. Quản trị chiến lược để trường tồn và phát triển trong thế giới đầy biến động

(NCS: Đặng Ngọc Sự, Bài giảng quản trị chiến lược, HSB, 2007)

a) Môi trường kinh tế: Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của doanh nghiệp, các nhân tố chủ yếu mà các doanh nghiệp thường phân tích là: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi xuất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng sản xuất của doanh nghiệp, ngược lại khi nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái giảm sút dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh. Thông thường khi nền kinh tế giảm sút sẽ gây nên chiến tranh giá cả trong các ngành sản xuất, đặc biệt các ngành đã trưởng thành. Mức lãi xuất sẽ quyết định đến mức đầu tư cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ và tỷ số hối đoái cũng có thể tạo ra một vận hội tốt cho doanh nghiệp, nhưng cũng có thể là những nguy cơ cho sự phát triển của chúng. Lạm phát và vấn đề chống lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng cần phải xem xét và

Kinh tế (Economic) Xu hướng GNP lãi xuất, lạm phát, thất nghiệp, nguồn lực, chu

kỳ hoạt động

Xã hội (Social) Dân số và nhân khẩu,

phân phối thu nhập quốc dân, phong cách sống, dân trí, văn hoá.

Chính trị (Political) Sự ổn định chính trị Luật lao động , chính sách thuế, luật bảo vệ

môi trưởng

Công nghệ (Teachnological) Phát hiện công nghệ mới,

tốc độ chuyển giao, chỉ

tiêu của chính phủ về tốc độ lỗi thời của công nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phân tích. Trên thực tế nếu tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công có thể không làm chủ được lạm phát tăng lên, dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn dẫn đến các doanh nghiệp sẽ giảm nhiệt tình đầu tư, phát triển sản xuất. Như vậy lạm phát là mối đe doạ đối với các doanh nghiệp.

Trong công cuộc xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các DNN&V trên địa bàn tỉnh gặp nhiều thuận lợi, đời sống của nhân dân tăng cao tạo điều kiện cho sự tiêu thụ các sản phẩm, giá trị sản xuất tăng, các doanh nghiệp đã đầu tư mua dây truyền sản xuất, mở rộng thị trường sản xuất… Song trong xu thế hội nhập, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng, dẫn đến sản xuất không ổn định, trong các khu, CCN trên địa bàn các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu giá cả lên xuống bất thường không ổn định, dẫn đến các nhà sản xuất khó hoạch định, khó ký những hợp đồng lớn…

b) Môi trường công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn, trực tiếp tới chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng như doanh nghiệp. Thế kỷ XX là thế kỷ của công nghệ và khoa học. Do đó việc phân tích và phán đoán sự biến đổi công nghệ rất quan trọng và cấp bách hơn lúc nào hết. Từ đó đòi hỏi các nhà chiến lược phải thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi cũng như những đầu tư cho tiến độ công nghệ.

Các DNN&V tại tỉnh Phú Thọ đã thích ứng được cơ chế thị trường, nhất là trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, chuyển giao công nghệ mới, hiện đại vào quá trình sản xuất nhằm hiện đại hoá công nghệ truyền thống, thay thế công nghệ thủ công lạc hậu bằng công nghệ hiện đại để nâng cao năm suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp đã chuyển mình, thay thế sản phẩm cũ bằng sản phẩm mới.

c) Môi trường văn hoá xã hội: Trong thời gian trung và dài hạn, có thể đây là nhân tố thay đổi nhanh chóng theo hướng du nhập những lối sống mới luôn là cơ hội cho nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp cũng phải tính đến thái độ tiêu dùng, sự thay đổi theo tháp tuổi, nơi làm việc và gia đình. Các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DNN&V tại tỉnh Phú Thọ đã thích ứng được xu thế của thời đại, các doanh nghiệp đã giữ được những nét riêng của các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có thế mạnh...

d) Môi trường tự nhiên: Các doanh nghiệp khôn ngoan thường có những quan tâm đến môi trường khí hậu sinh thái, đe doạ của những thay đổi không dự báo được về khí hậu đôi khi đã được các doanh nghiệp mà sản xuất, dịch vụ của họ có tính mùa vụ xem xét một cách cẩn thận. Phú Thọ có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho Phú Thọ sớm trở thành một vùng văn minh nông nghiệp phát triển lâu đời, một vùng văn hoá đặc sắc, độc đáo tiêu biểu cho vùng Kinh đô của đất nước Văn Lang xưa, các doanh nghiệp đã phát huy được lợi thế của tỉnh và điều kiện tự nhiên để xây dựng cho mình một chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài…

e) Môi trường chính trị và pháp luật: Các yếu tố chính phủ và chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định về thuế, cho vay, thuê mướn, an toàn, vật giá, quảng cáo, vị trí đặt nhà máy, bảo vệ môi trường, liên doanh, liên kết. Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư, hệ thống luật pháp được xây dựng hoàn thiện sẽ là cơ hội kinh doanh ổn định, chẳng hạn luật bảo vệ môi trường là điều mà các doanh nghiệp phải tính đến. Với môi trường chính trị và pháp luật Việt Nam tương đối ổn định, tại Phú Thọ đã quy hoạch 07 khu và 21 CCN-TTCN tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất tập trung, tách khỏi khu dân cư, vấn đề bảo vệ môi trường đòi hỏi cần có sự quan tâm của Nhà nước và gắn trách nhiệm của doanh nghiệp.

f) Môi trường toàn cầu: Khu vực hoá và toàn cầu hoá, đã, đang và sẽ là một xu thế tất yếu của thời đại vấn đề này các doanh nghiệp, các ngành, chính phủ tính đến.

Việc Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC, WTO, và đã chính thức trở thành thành viên các tổ chức trên điều đó tạo cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội, sân chơi, được hưởng quy chế tối huệ quốc, không bị đối xử phân biệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thương mại quốc tế, song những thách thức trong cạnh tranh thế giới quyết liệt hơn. Các DNN&V tỉnh Phú Thọ đã tạo được sân chơi cho mình bằng con đường xuất khẩu, song những khó khăn và thách thức của các DNN&V tỉnh Phú Thọ là các sản phẩm còn hạn chế về chủng loại, khối lượng nhỏ, giá trị kim ngạch thấp, luật pháp Quốc tế còn thiếu hiểu biết, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, thương hiệu trên thị trường chưa có, dẫn đến các doanh nghiệp xuất khẩu còn phải qua các bước trung gian… điều đó dẫn đến giảm hiệu quả SXKD.

2.2.3.2. Các mô hình phân tích ngành: Mô hình phân tích năm lực lượng (5 force) và các nhân tố thành công ngành (industry’s success factors)

a) Mô hình phân tích năm lực lượng (five force)

Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu cạnh tranh ngành (năm tác động của M. Porter)

Hiển nhiên là mỗi lực lượng trong 5 lực lượng trên càng mạnh thì càng hạn chế khả năng cho các doanh nghiệp tăng giá cả và kiếm được lơi nhuận:

ngược lại khi một lực lượng nào đó chẳng hạn các nhà cung cấp mà đầu tư vào mà yếu thì cơ hội để doanh nghiệp có được lợi nhuận sẽ khả thi hơn.

Đặc thù của các DNN&V tỉnh Phú Thọ sản xuất các sản phẩm chính là:

Chế biến nông lâm thực phẩm, khia thác chế biến khoáng sản, xây dựng và dịch vụ. Đặc biệt Phú Thọ là đã hình thành các doanh nghiệp phát triển khai thác được lợi thế của tỉnh, đã có sự liên kết chặt chẽ, điều đó đã tạo nên sự hài

Áp lực nhà cung cấp

Doanh nghiệp và các đối thủ hiện tại

Những doanh nghiệp mới muốn vào (Cạnh tranh tiềm tàng)

Áp lực của người mua

Sản phẩm, dịch vụ thay thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoà giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhà cung cấp giảm chi phí vận chuyển. Một số sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn đã được tạo nên có đặc tính vùng miền, truyền thống như sản phẩm Giấy, chè, chế biến khoáng sản... điều này đã tạo cho các doanh nghiệp ở Phú Thọ phát triển …

b) Các yếu tố thành công trong ngành. (Mô hình Industry’s success factors) Khi phân tích một đơn vị kinh doanh nào đó, các nhân tố thành công chính thường ngay từ đầu đã được xem là các công cụ phân tích để xem xét đặc trưng của ngành mà đơn vị kinh doanh đó tham gia. Thường thì sau đó các nhân tố thành công chính sẽ trở thành yếu tố để đánh giá sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp tương quan với các đối thủ trong ngành. Khi thiết kế hệ thống quản lý chiến lược các mục tiêu chiến lược thì các yếu tố thành công còn lại giúp đưa ra các mục tiêu chiến lược hoặc giúp đưa ra các biện pháp để đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp hoặc là cả hai.

Các DNN&V tỉnh Phú Thọ, với nguồn lao động trẻ dồi dào, chiếm tới 8 vạn lao động, các doanh nghiệp đã thích ứng được cơ chế thị trường trong thời đại hội nhập, các nhà sản xuất đã liên hiệp hợp tác, đã tổ chức được sản xuất tập trung, hình thành các chợ lao động, tại các khu cụm công nghiệp. Những yếu tố sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vốn mặt hàng sản xuất, nhân lực, mẫu mã, áp dụng công nghệ tiên tiến đưa giá thành sản phẩm xuống thấp, đạt hiệu quả cao. Với Nghị quyết 154/2008/NQ-HĐND ngày 13/10/2008 của HĐND tỉnh, tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, tạo mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, tại các khu, cụm các nhà sản xuất đã liên kết thành các hiệp hội như hiệp hội may mặc, hiệp hội chè, hiệp hội giấy… Các doanh nghiệp lớn là những đầu mối, ngọn cờ, còn các DNN&V, HTX, hộ sản xuất là những vệ tinh. Điều này tạo nên sức mạnh tổng hợp dẫn đến thành công của các DNN&V trên địa bàn trong thời gian qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.3.3. Mô hình tổng hợp phân tích bên trong và bên ngoài – SWOT

Đây là mô hình phân tích bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (SWOT): S=Strengths (điểm mạnh), W=Weaknesses (điểm yếu), O=Opportunites (cơ hội), T= Threats (thách thức trong mối đe doạ). Xem xét các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đóng vai trò quan trọng vì chúng giúp làm rõ môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng như hình dung rõ hơn về tương lai mong muốn của mình. Phân tích SWOT là chìa khóa để xây dựng chiến lược phát triển, làm rõ thế mạnh của nội bộ doanh nghiệp, những điểm yếu của doanh nghiệp. Để xây dựng chiến lược kinh doanh, phân tích SWOT thường kết hợp với PEST và một số mô hình khác.

Hình 2.4. Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài - Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - nguy cơ (SWOT)

- Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – nguy cơ là công cụ kết hợp quan trọng nó có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược sau:

Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO); Chiến lược cơ hội - điểm yếu (WO);

Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST) và Chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT)

Các yếu tố bên ngoài - Khách hàng

- Kháng cự về giá - Đối thủ cạnh tranh - Phân phối

- Công nghệ - Kinh tế vĩ mô

- Luật lệ, chính sách, văn hoá

- Phong cách làm việc - Những rủi ro chủ yếu - Nhà cung cấp

- ...

- Các mối đe doạ và cơ hội

Các yếu tố bên trong

- Năng lực hiện tại (vồn, nguyên liệu)

- Sức mạnh hiện tại - Cơ cấu chi phí

- Danh mục đầu tư sản phẩm - Nghiên cứu và phát triển - Mức thành thạo về kỹ thuật - Các khả năng của nhân viên - Văn hoá doanh nghiệp - ...

- Các điểm mạnh và điểm yếu Mục

tiêu cụ thể

Hình thành chiến lược

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh phú thọ (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)