Về môi trường kinh doanh cho các DNN&V Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh phú thọ (Trang 52 - 64)

Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VƢ̀A Ở TỈNH PHÚ THỌ

3.3.1. Về môi trường kinh doanh cho các DNN&V Phú Thọ

Luật doanh nghiệp (1999) ra đời đã mở ra cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và DNN&V Phú Thọ nói riêng gia nhập thị trường. Trước khi có Luật doanh nghiệp, các DNN&V đăng ký thành lập phải trải qua nhiều khâu, nhiều cửa với chi phí thành lập cao, thời gian chờ đợi lâu, nay chỉ cần qua một cơ quan duy nhất đó là Sở kế hoạch Đầu tư để được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.

Bên cạnh những mặt tích cực trên, môi trường hành chính - pháp lý ở Phú Thọ vẫn còn những tồn tại gây cản trở cho hoạt động của các DNN&V.

Cụ thể:

- Thứ nhất, thủ tục báo cáo định kỳ vẫn còn gây nhiều phiền toái cho các doanh nghiệp nói chung, DNN&V nói riêng. DNNN vẫn phải báo cáo theo quý, năm và phải nộp cho nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau, bao gồm cả các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan thống kê. Tổng thể DNN&V phải nộp báo cáo định kỳ tới 5 cơ quan Nhà nước, bao gồm: Cơ quan Thuế, Tài chính, Thống kê, cơ quan Nhà nước cấp trên, cơ quan ĐKKD. Ngoài thủ tục báo cáo phức tạp, có nhiều chỉ tiêu nhạy cảm, một số thông tin mang tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bí mật các DNN&V không muốn công khai nhưng vẫn phải báo cáo. Gần đây Chính Phủ và UBND tỉnh đã đi đến thống nhất: Các doanh nghiệp chỉ phải báo cáo những thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý Nhà nước, không cần phải báo cáo toàn bộ các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.

- Thứ hai, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động các DNN&V một cách chồng chéo, làm mất thời gian và gây phiền hà cho các DNN&V. Điều này gây khó khăn cho hoạt động và gây mất lòng tin đối với các DNN&V, đặc biệt là các DN NQD.

- Thứ ba, thủ tục vay vốn, thủ tục thế chấp rườm rà đang là một lực cản trong quá trình tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của DNN&V. Các DNN&V Phú Thọ trước kia thế chấp ngân hàng chỉ sử dụng sổ đỏ, có xác nhận của phòng quản lý đất đai của phường và công chứng, nhưng nay lại phải có thêm xác nhận của phòng tài nguyên môi trường quận, huyện. Mặc dù rất cần vốn nhưng doanh nghiệp bắt buộc vẫn phải đợi thêm 7 ngày nữa để chuyển hồ sơ từ xá, phường lên huyện, thành thị. Theo thống kê của Sở kế hoạch - Đầu tư Phú Thọ, tính đến cuối năm 2010, chỉ có 65% số DNN&V Phú Thọ được vay vốn ngân hàng. Đây là khó khăn lớn trong điều kiện đa số các DNN&V Phú

Thọ có quy mô vốn nhỏ. Ngoài ra, giống như các địa phương khác, chính sách tín dụng ở Phú Thọ vẫn còn sự phân biệt, gây thiệt thòi cho DNN&V. Đó là trường hợp DNNN vay vốn đầu tư khi gặp rủi ro sẽ được xem giảm cả lãi và vốn gốc, còn DNN&V khi vay đã phải ký hợp đồng tín dụng lãi suất cao nhưng nếu gặp rủi ro bất khả kháng thì vẫn phải trả đủ mức lãi suất đó. Các DNN&V đã dùng tài sản của mình để thế chấp Ngân hàng, nhưng cũng chỉ

được vay tối đa 50% tổng giá trị tài sản. Đó là thiệt thòi lớn đối với các DNN&V, làm cho các DN này thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3.1.2. Môi trường kinh tế

Từ năm 2005- 2010, sau khi Luật doanh nghiệp được ban hành và đi vào thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ vào loại cao trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nước, với tốc độ tăng trưởng bình quân là gần 10% năm, so với các tỉnh, thành lân cận. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2010 như sau: nông nghiệp, lâm nghiệp 27%, công nghiệp, xây dựng 38%, thương mại, dịch vụ 35%. Đồng thời cơ cấu kinh tế của Phú Thọ vẫn đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH.

- Phú Thọ vừa mới thành lập Hiệp hội DNN&V chi nhánh tỉnh Phú

Thọ. Chi nhánh này mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2008, tính đến nay chỉ

có 36 thành viên. Hoạt động chủ yếu của hiệp hội này là cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các DNN&V về các thủ tục pháp lý và thủ tục vay vốn Ngân hàng.

Tuy nhiên, các hình thức hỗ trợ của hiệp hội đối với các DNN&V thành viên hiện vẫn còn đơn giản, chưa hỗ trợ nhiều cho các DNN&V về thông tin thị trường, về công nghệ, về lao động...

- Tập quán tiêu dùng của người Việt Nam nói chung người dân Phú

Thọ nói riêng thích tiêu dùng ngoại nhập. Đối với người có thu nhập cao thì đó là các hàng nhập khẩu chất lượng cao từ Nhật Bản, Hàn Quốc... còn đối với những người có thu nhập trung bình và thấp thì đó là các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, mà đa số là hàng nhập lậu giá rẻ. Đây là thách thức lớn đối với các DNN&V Phú Thọ vì những sản phẩm này cạnh tranh chính với sản phẩm của các DNN&V.

- Khi Việt Nam gia nhập WTO, các DNN&V có những thuận lợi lớn như mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, nâng cao vị thế trong thương mại quốc tế, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp tục khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại. WTO cũng tạo ra động lực cho cải cách và phát triển kinh tế trong nước. Các DNN&V Phú Thọ cũng đã có những sự chuẩn bị cần thiết trong những năm vừa qua để có thể cạnh tranh khi Việt nam chính thức gia nhập WTO như: Đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị công nghệ của nước ngoài. Nhiều chủ doanh nghiệp NQD đã chủ động đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm SXKD ở một số nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn các DNN&V Phú Thọ vẫn còn thiếu và yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ ngoại ngữ, tin học, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, cơ sở hạ tầng cho SXKD còn lạc hậu, công tác cải cách hành chính vẫn còn những hạn chế...

3.3.1.3. Các chính sách vĩ mô đối với DNN&V Phú Thọ

Trong phần 3.3.1.1 Môi trường hành chính - pháp lý cho các DNN&V Phú Thọ, đã đề cập nhiều nội dung về các thủ tục hành chính, các quy định pháp lý đối với các DNN&V của tỉnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay Phú

Thọ vẫn có các chính sách kinh tế vĩ mô riêng biệt để thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp của tỉnh nói chung và DNN&V nói riêng.

Thứ nhất, thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư (quỹ Khuyến công): Quỹ này có chức năng và nhiệm vụ tạo điều kiện tháo gỡ những khó khăn cho các DN, trong quá trình SXKD như. Tư vấn khởi tạo DNN&V, hỗ trợ cho các DNN&V chọn lựa các ngành nghề, lĩnh vực ĐKKD; tư vấn về công nghệ; về pháp luật, về thị trường, cung cấp thông tin... Tuy nhiên, các thông tin chi tiết và cụ thể về các thị trường nước ngoài vẫn chưa có.

Thứ hai, các chính sách hỗ trợ hiện hành.

- Chính sách hỗ trợ về vốn: Việc đánh giá, thẩm định các dự án của DNN&V làm cơ sở cho vay vốn tại các ngân hàng còn mang nặng tính hành chính, đồng thời các tổ chức tín dụng rất khắt khe trong việc đánh giá tài sản thế chấp. Điều đó gây nên tình trạng ngân hàng thì ứ đọng, không cho vay được vốn, còn các DNN&V thì thiếu vốn. Đồng thời, các ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa thực hiện tốt việc giám sát, tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án đã thẩm định, để cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong thực hiện dự án.

- Chính sách thuế: Hiện nay, Phú Thọ đã và đang vận dụng chính sách thuế của Chính Phủ theo đúng đặc thù riêng của tỉnh. Các chính sách áp dụng từng loại thuế cho từng đối tượng chịu thuế, kèm theo chế độ miễn giảm, hoặc giãn thu... đã tác động mạnh đến việc phát triển DNN&V ở Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra hàng năm Cục thuế tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến những chính sách về thuế kịp thời cho các DNN&V; hỗ trợ doanh nghiệp thực thi luật thuế một cách nghiêm chỉnh, đồng thời không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong SXKD.

Chính sách thuế vẫn còn nhiều bất cập, mục đích chủ yếu vẫn là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước trong ngắn hạn, chưa chú trọng vào việc nuôi dưỡng và tạo nguồn thu trong tương lai cho ngân sách Nhà nước. Hiện thuế suất VAT vẫn còn nhiều mức thuế suất khác nhau và nhìn chung còn tương đối cao. Thuế thu nhập còn ở mức 28% tương đối cao so với các nước trong khu vực như: Singapore, Thái Lan...

- Chính sách đất đai và khuyến khích đầu tư: Phú Thọ đã quy định rõ ràng đối với từng loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, theo quy hoạch tổng thể của Phú Thọ. Có mức thuế ưu đãi đối với các DNN&V khi thuê đất làm trụ sở, xây dựng nhà xưởng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các khu công nghiệp của Phú Thọ cũng có những chính sách ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng.

- Về cơ sở hạ tầng: Phú Thọ là địa phương có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối khá (ngoài trừ hạ tầng giao thông đường bộ), Hệ thống đường bộ, đường sắt nối với Hà Nội và các tỉnh lân cận; Hệ thống thông tin liên lạc, đường điện, mạng lưới cấp thoát nước tương đối thuận tiện... Tuy nhiên, việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn còn chưa theo kịp với yêu cầu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương. Cước phí chi trả cho dịch vụ viễn thông vẫn vào loại cao. Intenet là một kênh thông tin mới, nhanh và phổ biến trong giao dịch vụ thu thập thông tin, nhưng giá cả và chất lượng của loại hình dịch vụ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Chính sách về đào tạo nhân lực: Phú Thọ so với các địa phương khác có thuận lợi hơn về nguồn nhân lực vì nhiều lý do: Thứ nhất, trên địa bàn tỉnh có 07 trường Đại Học, Cao đẳng, gần 20 trường Trung học chuyên ngiệp và dạy nghề tương. Thứ hai, các trung tâm đào tạo và trung tâm xúc tiến, giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiệu việc làm đã góp phần rất lớn cho việc đầu tư công nghệ mới, nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng đảm bảo nhu cầu của các DNN&V.

Thứ ba, về khoảng cách, Phú Thọ gần với Thủ đô Hà Nội giao thông thuận tiện là lợi thế để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ngoài ra, tỉnh cũng có những chính sách ưu tiên về đất đai và dành nhiều hỗ trợ khác cho các trường Đại học, Cao đẳng và trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

3.3.1.4. Môi trường công nghệ

Phú Thọ chưa có số liệu đầy đủ về công nghệ máy móc thiết bị đang được sử dụng trong các DNN&V. Tuy nhiên, qua số liệu điều tra cho thấy:

Phần lớn các DNN&V Phú Thọ đang phải sử dụng công nghệ lạc hậu so với công nghệ cùng loại của thế giới trung bình từ 2-3 thế hệ. Đặc biệt, có doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân trong khu vực II vẫn còn sử dụng máy móc thiết bị từ thời những năm 1960.

Trình độ cơ giới hoá của DNN&V Phú Thọ còn ở mức thấp. Khoảng trên 50% máy móc thiết bị trong các DNN&V ở khu vực II có trước 1990, chỉ khoảng trên 40% là trang bị máy móc thế hệ sau 1990. Thực trạng về công nghệ trong các DNN&V Phú Thọ cũng có sự khác biệt giữa các loại hình sở hữu. Việc giá trị mua sắm máy móc thiết bị thấp, thời gian sử dụng ngắn điều kiện mua sắm dễ dàng đã làm cho các doanh nghiệp NQD có điều kiện tốt hơn trong việc trang bị máy móc, công nghệ mới.

Về các yếu tố đầu vào của các DNN&V ở Phú Thọ. Phần lớn các DNN&V Phú Thọ sử dụng yếu tố đầu vào tại địa phương, với tỷ trọng 80%, đầu vào từ địa phương khác là 15%, đầu vào nhập khẩu chỉ 5%. Tỷ lệ này cũng khác nhau giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế. Nông, lâm nghiệp sử dụng nguyên vật liệu của địa phương chiếm hơn 90%, trong khi đó ngành giầy da, may mặc sử dụng đến 90% nguyên vật liệu nhập khẩu.

3.3.1.5. Môi trường tự nhiên và vị trí địa lý của Phú Thọ

Phú Thọ nằm ở phía Tây bắc đất nước thuộc vùng đồng bằng Trung du Bắc Bộ, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông vận tải thuỷ, bộ, là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trung tâm công nghiệp lớn của cả nước vào những năm 1960. Phú Thọ có tiềm năng về đất đai, là nơi hội tụ của 3 con sông lớn và có nhiều loại tài nguyên khoáng sản phong phú rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến nông lâm sản… Điều kiện đó dẫn đến hiện tại có 50 liên doanh với nước ngoài và những doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn tỉnh. KCN Thuỵ Vân và KCN Trung Hà đang thu hút thêm nhiều liên doanh mới đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc với khối lượng vốn đầu tư lớn. Điều này mở ra cơ hội cho việc phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh làm vệ tinh cho các doanh nghiệp liên doanh này. Ngoài ra, tỉnh cũng đang xây dựng các khu công nghiệp tập trung tạo cơ sở hạ tầng cho sự phát triển DNN&V trong tương lại gần. Phú Thọ là địa phương có lợi thế về Du lịch văn hoá, tâm linh, du lịch sinh thái (Du lịch về cội nguồn), đã và đang được nhiều cấp, ngành của Trung ương và địa phương quan tâm xây dựng, mở ra nhiều cơ hội mới cho các DNN&V phát triển KT-XH cũng như phát triển DNN&V ở tỉnh.

3.3.2. Về vốn của DNN&V tỉnh Phú Thọ 3.3.2.1. Quy mô vốn

Như đã phân tích ở trên (Bảng 2), mặc dù số lượng chiếm tới 94% tổng số doanh nghiệp, nhưng quy mô về vốn của các DNN&V Phú Thọ còn tương đối nhỏ bé. Tính đến cuối năm 2010, quy mô vốn đăng ký trung bình của các DNN&V Phú Thọ khoảng 2,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, cùng với sự tăng lên về số lượng thì quy mô về vốn của các DNN&V cũng đang tăng lên. Nếu như trước năm 2004, quy mô về vốn đăng ký của 1 DNN&V chỉ khoảng 400 triệu đồng thì con số này tăng lên qua các năm.. Năm 2005 là 1.809 triệu đồng, năm 2008 là 2.479 triệu đồng và đến năm 2010 là 2.993 triệu đồng. Với tốc độ tăng này, tính đến cuối năm 2010, trong số 1.716 DNN&V trên địa bàn tỉnh, quy mô vốn đăng ký trung bình là 2.488 triệu đồng và trên thực tế vốn kinh doanh của các DNN&V còn lớn hơn con số này rất nhiều. Số liệu về vốn của các DNN&V giai đoạn 2005 - 2010 được thể hiện ở Bảng 4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.4: Số lƣợng và quy mô vốn các DNN&V thành lập giai đoạn 2005 - 2010

(Đơn vị tính: Triệu đồng và doanh nghiệp) Năm Dữ liệu Loại hình doanh nghiệp

Tổng DN TN Cty TNHH Cty CP DN NN

2005

Số lượng 29 80 14 - 123

Tổng vốn 22.147 130.400 70.051 - 222.598

Vốn TB 736,69 1.630 5.003,64 1.809,73

Năm Dữ liệu Loại hình doanh nghiệp

Tổng DN TN Cty TNHH Cty CP DN NN

2006

Số lượng 23 91 43 - 157

Tổng vốn 15.778 186.040 222.673 424.501

Vốn TB 686 2.044,39 5.178,44 - 2.703,82

2007

Số lượng 22 116 75 - 213

Tổng vốn 16.733 213.108 382.384 - 612.225 Vốn TB 760,62 1.837,13 5.098,45 - 2.874,3 2008

Số lượng 37 107 87 - 231

Tổng vốn 39.950 177.857 354.876 572.683

Vốn TB 1.079,73 1.662,21 4.079,03 2.479,15 2009

Số lượng 27 110 118 - 255

Tổng vốn 25.737 153.017 594.584 - 773.338 Vốn TB 1.169,86 1.319,11 5.038,84 - 3.032,7 2010

Số lượng 36 132 105 273

Tổng vốn 37.824 268.645 510.658 - 817.127 Vốn TB 1.050,66 2.035,19 4.863,4 - 2.993,14

Tổng số DN 197 739 513 - 1449

Tổng vốn đăng ký 179.512 2.150.516 2.967.940 3.997.654

Vốn đăng ký TB 911,22 2.910 5.785,45 2.758,9

Nguồn: Cục thống kê Phú Thọ và Sở KHĐT Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh phú thọ (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)