Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VƢ̀A Ở TỈNH PHÚ THỌ
3.4. Đánh giá thực trạng phát triển DNN&V Phú Thọ
Trong quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, các DNN&V Phú Thọ vừa là những nhân tố trong quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của quá trình này trên cả hai khía cạnh: ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực. Qua phân tích thực trạng về DNN&V Phú Thọ trong giai đoạn vừa qua, ta có thể đưa ra những đánh giá cơ bản về các doanh nghiệp này:
3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc trong phát triển của DNN&V những năm qua 3.4.1.1. Kết quả đạt được về mặt kinh tế
- Sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng và quy mô của DNN&V Phú
Thọ đã đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục của tỉnh trong giai đoạn vừa qua.
Bình quân trong 5 năm, từ 2005- 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Phú Thọ đạt gần 10%, trong đó có đóng góp của các DNN&V tỉnh với tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp là 20%/năm, đưa số lượng DNN&V tỉnh từ 377 DN năm 2006 lên 1.716 DN năm 2010.
- Sự phát triển của các DNN&V Phú Thọ đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2005, cơ cấu kinh tế của Phú Thọ là 35% nông, lâm nghiệp; công nghiệp, xây dựng là 34%; dịch vụ 31% trong GDP của tỉnh. Thế nhưng đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của Phú Thọ đã là: 27% nông nghiệp; công nghiệp 38% và dịch vụ là 35% GDP. Lao động trong khu vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng dưới 50% lực lượng lao động của toàn tỉnh. Đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nhanh này chính là vai trò của các DNN&V. Các DNN&V mới thành lập chủ yếu hoạt động trong khu vực II và khu vực III, làm tăng đóng góp của 2 khu vực này trong GDP của Phú Thọ, đồng thời các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
doanh nghiệp này cũng giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động nông nghiệp.
- Phát triển DNN&V Phú Thọ góp phần vào việc giải phóng các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tại địa phương. Như đã phân tích ở trên, các DNN&V Phú Thọ trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, với quy mô lao động bình quân chỉ 30 người/doanh nghiệp, quy mô vốn khoảng trên 2 tỷ đồng. Nhưng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này tương đối cao. Các doanh nghiệp này huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong gia đình, các hộ kinh doanh cũng như giải quyết việc làm tại chỗ cho một bộ phận người lao động. Đây là đóng góp lớn của các DNN&V Phú Thọ bởi vì khi các doanh nghiệp lớn không phát huy được những nội dung này, Phú
Thọ chưa có thị trường chứng khoán để huy động vốn và lao động nhàn rỗi vào các hoạt động kinh tế thì chính các DNN&V đã thực hiện được vai trò này.
- Sự phát triển của các DNN&V đã tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại hình doanh nghiệp trong các lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lớn và DNN&V của địa phương trong phát triển kinh tế. Doanh nghiệp lớn muốn phát triển cần phải có vệ tinh là các DNN&V. Đồng thời muốn có thị trường, muốn phát triển các DNN&V cần có vai trò của các doanh nghiệp lớn.
3.4.1.2. Đóng góp về mặt xã hội
- DNN&V Phú Thọ có tốc độ tăng nhanh về số lượng giai đoạn vừa qua, từ chỗ chưa đến 400 DNN&V năm 2005, đến năm 2010 con số này đã là 1.716 DNN&V, tạo ra gần 80.000 việc làm ổn định. Các doanh nghiệp này đã và đang góp phần vào ổn định KT-XH của tỉnh, giảm tỷ lệ thất nghiệp nhất là ở nông thôn, góp phần giảm tệ nạn xã hội...
- Phát triển DNN&V đã góp phần vào việc nâng cao dân trí do thu nhập của người lao động ngày một tăng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phát triển DNN&V Phú Thọ đã góp phần vào khuyến khích phát triển tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh;
- Phát triển DNN&V Phú Thọ trong thời gian qua góp phần bảo tồn các ngành nghề, làng nghề truyền thống, kết hợp với nhân cấy phát triển nghề mới, phát triển ngành nghề truyền thống với hiện đại góp phần vào sự tăng trưởng phát triển kinh tế của tỉnh.
3.4.2. Những hạn chế chủ yếu trong phát triển DNN&V Phú Thọ
Tuy DNN&V Phú Thọ đã phát triển khá mạnh về số lượng và quy mô trong giai đoạn 2005 - 2010 và góp phần vào tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng các DNN&V thực sự chưa phát huy hết những tiềm năng và thế mạnh. Những tồn tại này được thể hiện trên các nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Các DNN&V Phú Thọ chủ yếu ra đời và phát triển một cách tự phát, thiếu định hướng rõ ràng trong quá trình phát triển như: Thiếu định hướng về quy mô hoạt động, về số lượng doanh nghiệp, về lĩnh vực hoạt động, về thị trường hoạt động ... Điều này làm cho các DNN&V Phú Thọ phát triển một cách chồng chéo và cạnh tranh lẫn nhau, không có sự chuyên môn hóa trong SXKD.
Họat động tự phát, độc lập, riêng lẻ của các DNN&V Phú Thọ còn thể hiện ở sự liên kết kém chặt chẽ giữa các doanh nghiệp này với nhau và với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn. Để có sự liên kết tốt , hỗ trợ lẫn nhau giữa DNN&V và doanh nghiệp lớn của tỉnh, Phú Thọ phải có chiến lược phát triển hợp lý cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn chứ không chỉ chiến lược phát triển riêng cho DNN&V hay riêng cho doanh nghiệp lớn.
Thứ hai: Phú Thọ chưa có nhiều biện pháp hỗ trợ hoặc hỗ trợ chưa có hiệu quả cho các DNN&V phát triển, như: ưu đãi về lãi suất đầu tư, hỗ trợ về lãi suất và tỷ giá cho các hoạt động xuất nhập khẩu, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng chưa thực sự hợp lý... Để đẩy mạnh và phát triển hơn nữa các DNN&V, nâng cao vai trò của các doanh nghiệp này trong phát triển kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
địa phương, Phú Thọ nghiên cứu và hoàn thiện các phương thức hỗ trợ, đưa ra các biện pháp hỗ trợ thiết thực và hiệu quả cho các DNN&V. Kinh nghiệm của các địa phương khác cũng như kinh nghiệm của các nước phát triển, các biện pháp hỗ trợ, các chính sách ưu đãi của Nhà nước nói chung và của địa phương nói riêng là yếu tố quyết định đến sự phát triển của các doanh nghiệp này.
Hiện nay, Phú Thọ cũng đang có những chính sách, giải pháp hỗ trợ cho phát triển DNN&V của địa phương, như: các chính sách khuyến khích đầu tư; thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng DNN&V tỉnh; tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất; hỗ trợ tìm thị trường và tăng khả năng cạnh tranh; hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu... Để tiếp tục phát triển DNN&V Phú Thọ, tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách khuyến khích này. Đồng thời Phú Thọ cũng cần đưa ra thêm các chính sách khuyến khích như: chính sách về thuế; các chính sách về tín dụng; các chính sách về hỗ trợ cho các DNN&V trong việc tiếp cận công nghệ thông tin; đưa ra các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh nói chung và các DNN&V tỉnh nói riêng.
Thứ ba: Hiện nay, Phú Thọ mới có Hiệp hội DNN&V chi nhánh Phú
Thọ. Còn Hiệp hội DNN&V Phú Thọ hay các tổ chức khác bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ riêng cho các DNN&V Phú Thọ hiện nay mới được thành lập năm 2011. Các DNN&V Phú Thọ hoạt động một cách tự phát, phát triển theo hướng mạnh ai người nấy làm, cạnh tranh lẫn nhau, phá giá thị trường, chưa hợp tác được với nhau. Do đó, khả năng cạnh tranh, khả năng liên kết của các DNN&V Phú Thọ còn thấp. Sự phát triển của các DNN&V Phú Thọ vẫn là sự phát triển về lượng, trong đó huy động được lao động nhàn rỗi và vốn nhàn rỗi trong nhân dân chứ chưa thực sự có sự phát triển về chất, chưa tăng được khả năng cạnh tranh, trình độ tổ chức quản lý và trình độ công nghệ.
Thư tư: Quy mô về vốn và lao động trong các DNN&V Phú Thọ mặc dù có sự tăng trưởng, nhưng quy mô cả về vốn và lao động của các DNN&V ở Phú Thọ hiện vẫn còn nhỏ bé, và xu hướng trong thời gian tới vẫn chưa có những thay đổi đột biến. Điều này được thể hiện ở số lượng DNN&V phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
triển để trở thành doanh nghiệp lớn còn rất ít. Các DNN&V hiện nay vẫn hoạt động theo mô hình gia đình, chưa có sự liên kết về vốn và huy động vốn trên thị trường chứng khoán và các hình thức huy động vốn khác. Để tăng mạnh quy mô vốn và lao động trong các DNN&V, tỉnh phải có những chính sách riêng biệt hoặc thay đổi hình thức tổ chức quản lý để khuyến khích các DNN&V liên kết với nhau hoặc tăng quy mô vốn dưới nhiều hình thức.
3.4.3. Một số nguyên nhân chủ yếu
Trong việc tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và cho DNN&V nói riêng, Phú Thọ đã đạt được những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó là những tồn tại kìm hãm sự phát triển của các DNN&V như đã nêu trên. Nguyên nhân của những tồn tại có rất nhiều, tuy nhiên qua phân tích thực trạng ở chương 3 của luận văn này, tác giả có thể rút ra các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, về môi trường pháp lý
- Vẫn tồn tại những bất bình đẳng và phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là giữa DNNN và doanh nghiệp NQD. Hiện nay, ở Việt Nam quy định địa vị pháp lý cho mỗi loại hình doanh nghiệp. Như Luật doanh nghiệp (1999), Luật HTX (2003), Luật Đầu tư nước ngoài (2003), Luật DNNN (2003). Khi mà các loại hình doanh nghiệp khác nhau bị điều chỉnh bởi các nguồn lực khác nhau thì giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế không bình đẳng trong họat động SXKD.
- Quyền tự do kinh doanh của công dân chưa được thể chế hóa một cách đầy đủ. Điều này được thể hiện ở các văn bản luật vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn cần thiết, hoặc các văn bản hướng dẫn được ban hành rất chậm làm cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh tế rất khó khăn trong việc thi hành luật.
Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện chưa được chính thức tập hợp thành hệ thống gây khó khăn cho các chủ doanh nghiệp xác định những họat động, những ngành nghề kinh doanh hợp pháp cho doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp vẫn chưa được đảm bảo.
Điều này gây ra khó khăn và thiệt hại kinh tế rất lớn cho các DNN&V họat động kinh doanh hợp pháp. Hiện tượng hàng giả, hàng nhái còn phổ biến.
Hàng Trung Quốc nhập lậu còn phổ biến trên thị trường trong nước nói chung và thị trường Phú Thọ nói riêng. Các DNN&V Phú Thọ còn chưa có năng lực về pháp lý và quản lý để tự bảo vệ mình. Các cơ quan chức năng tỉnh còn yếu kém trong quản lý, chưa bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp.
Thứ hai: hỗ trợ về mặt pháp lý cho các DNN&V còn rất hạn chế. Một trong những đặc điểm của DNN&V Phú Thọ là trình độ của chủ doanh nghiệp còn hạn chế, hiểu biết về pháp luật ít, làm việc theo thói quen. Ngoài ra các doanh nghiệp này lại khó khăn về vốn. Thế nhưng những hỗ trợ và tư vấn về pháp lý cho các doanh nghiệp này gần như không có. Các doanh nghiệp không biết họ họat động có hợp pháp hay không, không nắm được các quy trình, thủ tục hành chính, thủ tục pháp lý trong họat động SXKD.
Thứ ba, chưa có mô hình họat động hợp lý cho các Hiệp hội, các trung tâm bảo vệ quyền lợi cho các DNN&V tỉnh. Như đã phân tích ở đầu chương 2, hiện nay ở Phú Thọ chỉ có Hiệp hội DNN&V chi nhánh Phú Thọ, đến năm 2010 mới chỉ có 36 thành viên trên tổng số 1.716 DNN&V của toàn tỉnh. Do mới đi vào họat động cho nên chi nhánh Hiệp hội này chưa có hình thức họat động phù hợp, cho nên việc hỗ trợ của Hiệp hội cho các DNN&V tỉnh trong việc tìm kiếm thông tin thị trường, hỗ trợ về thủ tục pháp lý, hỗ trợ tìm kiếm và chuyển giao công nghệ... chưa có hiệu quả.
Thứ tư, các chính sách hỗ trợ của tỉnh cho các DNN&V chưa đầy đủ, đồng bộ và hiệu quả. Việc quản lý các DNN&V vẫn còn phân tán, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nên chưa thực sự tạo môi trường tốt cho họat động của các DNN&V của tỉnh. Chưa có đầu mối quản lý chung đối với các DNN&V, làm cho trong công tác quản lý vừa chồng chéo, trùng lắp và không hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thứ năm, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn thấp. Như trong phân tích ở đầu chương 3, trình độ của chủ DNN&V Phú Thọ đa số ở trình độ trung cấp trở xuống. Ngoài những khó khăn về môi trường pháp lý, về cơ chế chính sách của Nhà nước, về vốn của doanh nghiệp thì yếu kém về trình độ chuyên môn và khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp làm cho doanh ngh iệp không tự giải quyết được những khó khăn này. Điều này cũng giải thích nguyên nhân tại sao các DNN&V chỉ họat động có hiệu quả khi quy mô họat động còn nhỏ bé. Còn khi mở rộng quy mô họat động thì các doanh nghiệp họat động kém hiệu quả, và rất ít DNN&V phát triển thành các doanh nghiệp lớn và có uy tín, thương hiệu trên thị trường.