Áp dụng mô hình SWOT để đánh giá tổng hợp vị thế các DNN&V Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh phú thọ (Trang 78 - 83)

Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VƢ̀A Ở TỈNH PHÚ THỌ

3.6. Năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh - áp dụng mô hình SWOT đánh giá tổng hợp vị thế của các DNN&V tỉnh Phú Thọ

3.6.2. Áp dụng mô hình SWOT để đánh giá tổng hợp vị thế các DNN&V Phú Thọ

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp vị thế DNN&V tỉnh Phú Thọ theo mô hình SWOT như sau:

Opportunities – Cơ hội + Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ngày càng tăng.

+ Có nhiều DN lớn trên địa bàn để hợp tác, liên kết, liên doanh, dựa vào thế mạnh của đối tác để làm vệ tinh…

+ Khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến.

Threats – Thách thức, nguy cơ + Có nhiều sản phẩm thay thế

+ Vấn đề hội nhập WTO làm cho các DNN&V khó cạnh tranh với các Doanh nghiệp lớn. Nên cần có chính sách liên doanh, liên kết.

+ Đối thủ áp dụng chính sách tương tự.

+ Nợ đọng các gói thầu, trách nhiệm của khách hàng (Nhà nước) chưa công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc phát triển các DNN&V, cải thiện môi trường hành chính, tháo gỡ khó khăn, giải phóng mặt bằng xây dựng thêm các khu, CCN; tạo điều kiện cho nhà sản xuất phát triển.

+ Cải thiện tài chính, tín dụng, nâng cao năng lực cho nhà sản xuất.

+ Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực nhân cấy nghề mới của Phú Thọ.

+ Ổn định về môi trường chính trị, chủ trương quy hoạch phát triển các khu cụm CN – TTCN và làng nghề.

bằng, gây rủi ro cho về nhà thầu, chính sách các tổ chức tín dụng thay đổi lớn, thiếu lộ trình cho các nhà thầu đáp ứng.

+ Chính sách XNK còn bất cập.

+ Hệ thống giao thông còn bất cập, lưu thông hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn.

+ Thị trường biến đổi liên tục, đặc biệt là cơn bão giá gần đây đã ảnh hưởng lớn đến hoạch định chiến lược KD của DN

+ Công tác quản lý nhà nước thiếu đồng bộ về cơ chế và chính sách.

+ Ô nhiễm môi trường

Strengths - Thế mạnh

+ Các DN có cơ sở hạ tầng mặt bằng sản xuất, lãnh đạo có kinh nghiệm.

+ Thu hút được nhân tài, thợ giỏi.

+ Nguồn nguyên liệu có tại chỗ + Nguồn lực các Doanh nghiệp đi lên từ chính bản thân nên chắc chắn, biết tiến, biết lui, được chuyên môn hoá cụ thể từng công việc từ đầu vào đến đầu ra.

+ Các DN biết liên kết với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp, đồng thời họ biết dựa vào thế mạnh của

Weakneses - Điểm yếu

+ Vốn nhỏ chưa đáp ứng được thị trường đòi hỏi phải liên doanh, liên kết.

+ Quy mô sản xuất còn bé nhỏ

+ Chi phí sản xuất cho sản phẩm còn cao, nhiều chỗ còn bất cập.

+ Trình độ ngoại ngữ, công nghệ, thông tin còn hạn chế.

+ Số thợ lành nghề chưa nhiều, chủ yếu đào tạo qua kèm cặp, chưa đào tạo bài bản.

+ Thiết bị công nghệ còn lạc hậu, chưa kịp với công nghệ tiên tiến thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đối tác nhất là các DN lớn, DN Trung ương đóng trên địa bàn để làm vệ tinh…

+ Ưu thế mà người khác thấy được là:

- Quan hệ với các đối tác.

- Bộ máy tổ chức điều hành gọn.

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, chưa ổn định…

+ Chưa phát triến nhiều sản phẩm mới, một số sản phầm chưa đáp ứng đượcthị trường.

+ Chưa định hướng được tầm nhìn xa, trình độ quản lý còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là khâu quản lý tài chính.

+ Một số nguồn nguyên liệu tại chỗ có khả năng cạn kiệt mất dần..

3.6.3. Chiến lƣợc cạnh tranh và lựa chọn chiến lƣợc phát triển DNN&V Phú Thọ

Từ thực trạng các DN vừa và nhỏ tại tỉnh Phú Thọ cho phép ta thấy điểm mạnh, cơ hội, để nẩy mầm và phát huy, các nguy cơ và điểm yếu cần hạn chế và khắc phục.

SO (điểm mạnh - cơ hội):

Phú Thọ là một tỉnh nằm ở của ngõ phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Bắc, có đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền với trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá phía Bắc Quốc lộ 2, Đường Cao tốc Hà Nội – Lào Cai và đường Hồ Chí Minh đi qua, có trục đường sắt xuyên Việt đi Lao Cai - Trung Quốc, nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, Phú Thọ là nơi có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, các địa danh du lịch mang đậm nét văn hoá lịch sử (Đền Hùng – Đền Mẫu Âu Cơ…), tỉnh Phú Thọ có cơ chế chính sách ưu đãi về đầu tư, tỉnh đã tạo được môi trường đầu tư tương đối minh bạch, thông thoáng hấp dẫn đối với DN. Các DNN&V Phú Thọ đã biết và đã làm tốt việc hợp tác, liên kết, liên doanh, dựa vào thế mạnh của đối tác, của các doanh nghiệp lớn, rồi dần dần xây dựng năng lực cốt lõi cho mình… đem lại sự thành công vượt bậc và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tạo nên sức mạnh tổng hợp, từ nguồn nguyên liệu đến các sản phẩm đầu ra, bộ máy quản lý điều hành gọn. Đây là những cơ hội và điểm mạnh mà các DNN&V tỉnh Phú Thọ cần phát huy để xây dựng chiến lược kinh doanh sản xuất.

ST (điểm mạnh - mối đe doạ):

Song song với những điểm mạnh các DN đã có, việc ô nhiễm môi trường ngày càng nặng, đặc biệt tại các doanh nghiệp sản xuất giấy , chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng , khai thác, chế biến khoáng sản… đã gây ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng. Đây là mặt trái của sản xuất, nó vừa là hậu quả, vừa là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển cần được nghiên cứu giải quyết. Mặc dù các DN được phát triển song cũng chỉ là bước đầu, sự phát triển còn thiếu vững chắc. Cơ quan nhà nước vạch ra được phương hướng quy hoạch lâu dài làm cơ sở khuyến khích các DN tại làng nghề phát triển nhưng tình trạng xuống cấp cơ sở hạ tầng (Điện, nước, giao thông), vấn đề môi trường sinh thái chưa quan tâm, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn chưa ổn định, các chính sách về thuế còn nhiều bất cập. Những vấn đề này là nhưng mối đe doạ cho các DN.

WO (Điểm yếu - cơ hội):

Các DN nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ, thường sản xuất nhỏ, vốn ít, kỹ thuật công nghệ yếu kém, lạc hậu, chuyên môn hoá kỹ thuật lao động thấp. trình độ quản lý hạn chế, thông tin thường đến chậm, song cơ chế chủ chính sách của Đảng, Nhà nước, Phú Thọ có lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa.

Các DN đã khắc phục được điểm yếu, phát huy được lợi thế để tự phát triển cho DN mình.

WT (Điểm yếu - mối đe doạ):

Các DN nhỏ và vừa tại các làng nghề tỉnh Phú Thọ th ường sản xuất nhỏ, chuyên môn kỹ thuật, trình độ quản lý, thị trường tiêu thụ, với mối đe doạ về môi trường cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, đòi hỏi các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DN tại các làng nghề tỉnh Phú Thọ phải vươn lên, đề xuất chiến lược phát triển kinh doanh cho phù hợp.

Phát triển các DN vừa và nhỏ tại các làng nghề tỉnh Phú Thọlà vấn đề quan trọng và có tính chiến lược trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH tỉnh nhà. Vì vậy tác giả đưa ra phương hướng và giải pháp đồng bộ tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển các DN vừa và nhỏ tại các làng nghề tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh phú thọ (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)