Tình hình giải thể, phá sản và chuyển đổi hình thức sở hữu của DNN&V ở Phú Thọ trong giai đoạn 2005-2010

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh phú thọ (Trang 46 - 52)

Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VƢ̀A Ở TỈNH PHÚ THỌ

3.2. Thực trạng phát triển của DNN &V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.2. Tình hình giải thể, phá sản và chuyển đổi hình thức sở hữu của DNN&V ở Phú Thọ trong giai đoạn 2005-2010

Cùng với quá trình hình thành nhanh chóng của các DNN&V trên địa bàn tỉnh, kể từ khi có Luật doanh nghiệp cho tới nay, toàn tỉnh Phú Thọ có hàng trăm doanh nghiệp giải thể, thua lỗ, hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu. Hầu hết các doanh nghiệp này đều có đặc điểm là hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, quy mô vốn kinh doanh nhỏ, khả năng cạnh tranh kém. Tình hình giải thể và phá sản DNN&V của tỉnh trong giai đoạn 2005-2010 được thể hiện ở Bảng 1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Số lƣợng DNN&V giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu tỉnh Phú Thọ Giai đoạn 2005 – 2010

Loại hình Giải thể, phá sản

CT TNHH

Số lượng (doanh nghiệp) 22

Tổng vốn đăng ký (tr.đồng) 23.046

Vốn Trung bình 1.047,55

DNTN

Số lượng (doanh nghiệp) 28

Tổng vốn đăng ký (tr.đồng) 10.808

Vốn Trung bình (tr.đồng) 386

DNNN

Số lượng (doanh nghiệp) 33

Tổng vốn đăng ký (tr.đồng) 104.016

Vốn Trung bình (tr.đồng) 3.152

CTY CP

Số lượng (doanh nghiệp) 12

Tổng vốn đăng ký (tr.đồng) 13.982

Vốn Trung bình (tr.đồng) 1.165,17

Tổng số doanh nghiệp 95

Tổng vốn đăng ký 151.852

Vốn đăng ký Trung Bình 1.598,44

(Nguồn: Sở kế hoạch - Đầu tư Phú Thọ)

Như vậy, trong giai đoạn 2005-2010 trên địa bàn tỉnh có 1.449 DNN&V đăng ký thành lập, nhưng cũng có 95 DNN&V giải thể, phá sản hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu. Trong đó các DNN&V giải thể, phá sản hoặc chuyển đổi hình thức, trong đó các DNNN chiếm ưu thế về số lượng với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33 doanh nghiệp. Bảng số liệu trên cũng cho thấy với sự ra đời của Luật doanh nghiệp và quá trình cạnh tranh, mở cửa, có rất nhiều doanh nghiệp mới ra đời nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hoạt động có hiệu quả. Thực tế môi trường kinh doanh ở Phú Thọ có nhiều thuận lợi cho các DNN&V nhưng cũng có không ít những khó khăn và thách thức.

3.2.3. Sự phát triển về số lƣợng và quy mô DNN&V tính đến 2010

Tổng số doanh nghiệp ở tính đến cuối năm 2010 là 1.826 doanh nghiệp, trong đó có 1.716 DNN&V chiếm 94% tổng số doanh nghiệp và được chia làm 3 khu vực: khu vực I là Nông, lâm nghiệp; khu vực II là công nghiệp, xây dựng và khu vực III là dịch vụ.

Bảng 3.2: Số lƣợng và quy mô DNN&V Phú Thọ

Quy mô doanh nghiệp Khu vực

Tổng

I II III

Tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh 159 962 705 1.826 Tổng vốn đăng ký (triệu đồng) 496.820 11.157.100 2.981.880 14.635.800 Vốn đăng ký trung bình (triệu đồng) 3.124,65 11.597,81 4.229,61 8.015,22 Tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa 136 947 633 1.716 Tổng vốn đăng ký (triệu đồng) 242.896 2.734.399 1.292.902 4.270.197 Vốn đăng ký trung bình (triệu đồng) 1.786 2.887,4 2.142,5 2.488,46 (Nguồn: Cục Thống kê Phú Thọ) Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 1.826 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 14.635 tỷ đồng. Số lượng DNN&V chiếm 94% trong tổng số doanh nghiệp, nhưng quy mô vốn chỉ có 4.270 tỷ đồng, tương đương 29,1%

về vốn của các doanh nghiệp toàn tỉnh. Qua những số liệu này, ta có thể thấy được các DNN&V Phú Thọ tuy có số lượng lớn nhưng quy mô quá nhỏ bé.

Số vốn đăng ký kinh doanh trung bình DNN&V là 2,48 tỷ đồng so với 8 tỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng của các doanh nghiệp bình quân trên địa bàn. Như vậy trên địa bàn Phú

Thọ có 2 loại doanh nghiệp với quy mô rất khác nhau. Các DNN&V chủ yếu là quy mô vốn nhỏ, đó là các hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp, chủ yếu họat động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

3.2.4. Sự phát triển của DNN&V Phú Thọ theo cơ cấu ngành

Để thuận lợi quá trình phân tích thực trạng phát triển DNN&V ở tỉnh Phú Thọ, cần phân chia các DNN&V thành 3 khu vực (theo nhóm ngành).

Theo cách phân loại của Cục thống kê Phú Thọ, việc chia các ngành, các khu vực kinh tế được thực hiện như sau:

a, Khu vực I- Nông, lâm nghiệp:

Nông nghiệp: gồm trồng trọt cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lâm nghiệp: gồm trồng và nuôi rừng, khai thác gỗ và lâm sản.

Với cách thức phân loại này, ta có thể thấy được số lượng và quy mô vốn của các DNN&V Phú Thọ họat động trong khu vực I. Đến năm 2010, trong tổng số 1.716 DNN&V, có 136 doanh nghiệp họat động SXKD trong khu vực I, chiếm tỷ trọng 8% trong tổng số DNN&V Phú Thọ. Về quy mô vốn, số vốn đăng ký trung bình là 1,78 tỷ đồng. Như vậy ta có thể thấy số lượng DNN&V Phú Thọ hoạt động trong khu vực I là rất nhỏ bé và nó phản ánh đúng thế mạnh của tỉnh.

b. Khu vực II - Công nghiệp và xây dựng:

Công nghiệp gồm: chế biến nông lâm sản thực phẩm; sản xuất hóa chất, phân bón; khai thác và chế biến khoáng sản; dệt, may, da giày; kỹ thuật điện và điện tử; công nghiệp in; sản xuất thiết bị, máy móc và ngành công nghiệp khác… Xây dựng gồm: xây lắp (xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi….), lắp đặt thiết bị và kiến thiết cơ bản khác; hoạt động khảo sát, thiết kế và tư vấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với cách thức phân loại này, ta có thể thấy được số lượng và quy mô vốn của các DNN&V Phú Thọ hoạt động trong khu vực II. Đến năm 2010, trong tổng số 1.716 DNN&V, có 947 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực II, chiếm tỷ trọng 55% trong tổng số DNN&V Phú Thọ.

Với số vốn đăng ký kinh doanh là 2.734 tỷ đồng chiếm 64% tổng số vốn đăng ký kinh doanh toàn tỉnh. Qua đó ta có thể thấy khu vực II là khu vực thu hút nhiều DNN&V đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhất và quy mô vốn của các doanh nghiệp này cũng là lớn nhất. Điều này cũng phản ánh đúng thế mạnh của các DNN&V là khu vực II chứ không phải khu vực I và III.

c. Khu vực III- Dịch vụ gồm: Giao thông vận tải hàng hóa và hành khách; bưu điện và vận chuyển bưu điện ; thương nghiệp, cung ứng vật tư ; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ; du lịch, nhà ở, sửa chữa và dịch vụ khác.

Theo cách phân chia này, tính đến năm 2010, có 633 doanh nghiệp đầu tư vào khu vực 3 chiếm 37% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh, với số vốn đăng ký kinh doanh là khoảng 1.292 tỷ đồng chiếm 30,2% tổng số vốn đăng ký kinh doanh toàn tỉnh. Qua đó ta có thể thấy khu vực 3 là khu vực thu hút nhiều doanh nghiệp nhỏ đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vốn đăng ký trung bình của các DNN&V vào khu vực III lại thấp nhất trong 3 khu vực, bình quân khoảng 2,1 tỷ đồng/doanh nghiệp. Điều này thể hiện rõ thế mạnh của các DNN&V là các hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ, chủ yếu là theo mô hình gia đình và hoạt động chủ yếu về thương mại, dịch vụ. Đây là các doanh nghiệp có tính linh hoạt và năng động cao, có khả năng thích ứng với thị trường.

3.2.5. Kết quả SXKD của các DNN&V Phú Thọ năm 2010

Căn cứ vào báo cáo tình hình hoạt động của các DNN&V trong năm 2010 và trên cơ sở số liệu điều tra tại 55 DNN&V trên địa bàn tỉnh, ta sẽ phân tích sâu hơn các chỉ tiêu về kết quả SXKD của các DNN&V Phú Thọ năm 2010, như sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của DNN&V Phú Thọ

TT Chỉ tiêu DNNN

Doanh nghiệp NQD (CTCP, CTTNHH,

DNTN)

1 Số doanh nghiệp điều tra 05 50

2 Số lao động trung bình (người) 212 45

3 Thu nhập bình quân (ng.đ/ng/tháng)

1.200 860

4 Doanh thu trung bình (tr đồng) 25.800 4.600

5 Lợi nhuận trung bình (tr đồng) 602 182

6 Nộp ngân sách trung bình (triệu đồng)

895 212

7 Tổng vốn trung bình (tr đồng) 5.100 2.250

(Nguồn: Sở Công Thương – Trung tâm Khuyến công, TV & TKNL Phú Thọ)

Bảng số liệu trên là kết quả điều tra của 55 DNN&V Phú Thọ, trong đó có 05 DNNN và 50 doanh nghiệp NQD, bao gồm DNTN, công ty TNHH, Công ty cổ phần. Kết quả điều tra cho thấy các DNNN có quy mô hơn hẳn so với các DNNQD trên tất cả các chỉ tiêu.

Về số lao động trung bình trong doanh nghiệp: DNNN với số lượng lao động trung bình là 212 người, trong khi đó các doanh nghiệp NQD với quy mô lao động ít hơn nhiều, với chỉ 45 người trong một doanh nghiệp. Điều này cũng thể hiện đúng đặc điểm của doanh nghiệp NQD Phú Thọ quy mô nhỏ, hoạt động theo kiểu gia đình, tận dụng vốn, lao động trong gia đình và những người thân quen.

Về doanh thu của các DNNN bình quân là 25,8 tỷ đồng/năm trong khi đó doanh thu của các DN NQD chỉ đạt 4,6 tỷ đồng/năm. Điều này cũng phản ánh đúng theo quy mô vốn giữa hai nhóm doanh nghiệp này. Bởi vì quy mô

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh phú thọ (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)