Quan điểm phát triển DNN&V Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh phú thọ (Trang 83 - 88)

Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VƢ̀A TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

4.1. Quan điểm phát triển DNN&V Phú Thọ

4.1.1. DNN&V có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

Tầm quan trọng của DNN&V đối với nền kinh tế đã được Đảng và Nhà nước khẳng định và được cụ thể hóa thông qua Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNN&V.

Phát triển DNN&V là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh khuyến khích và tạo thuận lợi cho DNN&V, phát huy chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học và công nghệ và nguồn lực, mở rộng các liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, sự thành công trong họat động của DNN&V ở nước ta nói chung và ở Phú

Thọ nói riêng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới quan điểm và định hướng phát triển của Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này. Hiện nay, Phú Thọ không coi các DNN&V là các doanh nghiệp phụ trợ, đóng vai trò không quan trọng trong nền kinh tế địa phương nữa. Tỉnh coi đây là loại hình doanh nghiệp năng động và linh họat trong họat động SXKD, giải quyết phần lớn lực lượng lao động của tỉnh và đóng góp ngày càng lớn vào GDP của Phú Thọ.

Ưu thế của DNN&V là tạo được nhiều việc làm cho người lao động.

Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng về cả kinh tế và xã hội vì tỉnh Phú

Thọ có một lực lượng lao động trẻ, dồi dào. Phát triển DNN&V sẽ góp phần thu hút thêm lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các sức ép về thất nghiệp và tệ nạn xã hội. Phát triển mạnh DNN&V để khai thác các điều kiện thuận lợi của tỉnh và phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là lao động, đồng thời tạo điều kiện tiền đề để tỉnh có bước phát triển cao hơn.

Phát triển các DNN&V còn góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của Phú Thọ theo hướng hiện đại. Bởi vì các DNN&V hiện có của tỉnh cũng như các DNN&V mới thành lập chủ yếu họat động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Do đó, kể từ khí Luật doanh nghiệp ra đời, với sự lớn mạnh của các DNN&V, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có bước chuyển dịch nhanh chóng hơn theo hướng hiện đại. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các DNN&V phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng, tăng nhanh giá trị sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, tập trung vào các ngành giải quyết được nhiều lao động như may mặc, da giày, chế biến nông sản và các ngành dịch vụ.

4.1.2. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và bình đẳng cho DNN&V họat động Hệ thống pháp luật sẽ bảo đảm phát triển nền kinh tế nói chung và các DNN&V nói riêng theo nề nếp và theo trật tự nhất định, có sự kiểm soát của Nhà nước. Hệ thống pháp luật tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng giữa các doanh nghiệp không phân biệt quốc doanh hay ngoài quốc doanh, lớn hay nhỏ. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng IX, và cũng là quan điểm phát triển DNN&V của Phú Thọ: "Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển mạnh các DNN&V...". Mặt khác hệ thống pháp luật cũng là cơ sở xử lý các DNN&V ở mọi thành phần kinh tế làm trái pháp luật, buộc chúng phải phát triển theo định hướng của Nhà nước và của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1.3. Tỉnh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho DNN&V phát triển

- Thứ nhất, về khuyến khích đầu tư: Tỉnh sẽ trợ giúp thông qua biện pháp về tài chính, tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các DNN&V đầu tư vào một số ngành nghề, bao gồm ngành nghề truyền thống và các ngành nghề có thế mạnh của địa phương. Tỉnh cũng khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp về thể nhân góp vốn đầu tư vào DNN&V bằng các biện pháp ưu đãi đầu tư.

+ Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNN&V để bảo lãnh cho các DNN&V khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án tổ chức và quy hoạch họat động quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNN&V của Phú Thọ.

+ DNN&V của Phú Thọ sẽ được hưởng chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định pháp luật và các ưu đãi của tỉnh.

Về mặt bằng sản xuất của các DNN&V: Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển KT- XH và các quy hoạch ngành, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNN&V có mặt bằng sản xuất phù hợp; dành quỹ đất và thực hiện chính sách khuyến khích để xây dựng khu, CCN cho các DNN&V có mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất hoặc di dời từ nội thành, nội thị ra, bảo đảm cảnh quan môi trường.

- Thứ hai, về tìm kiếm thị trường và tăng khả năng cạnh tranh: Các Sở, Ban, ngành và UBND tỉnh sẽ tạo điều kiện để DNN&V tiếp cận các thông tin thị trường, giá cả hàng hóa, trợ giúp các DNN&V của tỉnh mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh cũng sẽ trợ giúp việc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm có tiềm năng của các DNN&V, để tạo điều kiện mở rộng thị trường. Tỉnh sẽ có kế hoạch ưu tiên đặt hàng và các đơn hàng theo hạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngạch phân bổ cho các DNN&V sản xuất hàng hóa và dịch vụ bảo đảm chất lượng và đúng yêu cầu. Ngoài ra, Tỉnh sẽ tạo điều kiện cho các DNN&V đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc, phát triển sản phẩm mới, hiện đại hóa quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Thứ ba, về xúc tiến xuất khẩu: Tỉnh khuyến khích DNN&V tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Thông qua chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu, trợ giúp một phần chi phí cho DNN&V khảo sát, học tập, trao đổi hợp tác và tham dự hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường ở nước ngoài. Chi phí trợ giúp được bố trí trong quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

- Thư tư, về thông tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực: Tỉnh cung cấp các thông tin cần thiết qua các ấn phẩm và qua mạng Internet cho các DNN&V thông qua Sở Kế hoạch và đầu tư phối hợp các cơ quan liên quan và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trợ giúp các DNN&V. Trợ giúp kinh phí để tư vấn đào tạo nguồn nhân lực cho các DNN&V thông qua chương trình trợ giúp đào tạo. Kinh phí trợ giúp đào tạo được bố trí từ ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo. Khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước trợ giúp các DNN&V trong việc cung cấp thông tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực.

4.1.4. DNN&V đƣợc ƣu tiên phát triển trong các ngành mà tỉnh có lợi thế Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi, cách thủ đô Hà Nội khoảng 70 km, tỉnh có những lợi thế to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Hiện nay tỉnh đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của tỉnh nói chung và các DNN&V nói riêng đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế như: Ngành công nghiệp chế biến Nông lâm sản, thực phẩm; ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; ngành công nghiệp sản xuất phân bón, hoá chất; ngành công nghiệp may mặc, da giày; các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thay thế nhập khẩu có khả năng cạnh tranh cao, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các dịch vụ họat động xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua cảng cạn ICD: Dịch vụ vận tải hàng hóa, các họat động giao thương hàng hóa, phân phối hàng hóa đi các địa phương từ Cảng ICD Phú Thọ.

4.1.5. DNN&V đƣợc khuyến khích phát triển trong những ngành và lĩnh vực khai thác đƣợc lợi thế của DNN&V

- DNN&V cung cấp các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp lớn, cũng như trong các lĩnh vực phục vụ đầu ra cho các sản phẩm doanh nghiệp lớn (tức mạng lưới phân phối, gia công bán thành phẩm ...)

- DNN&V được khuyến khích phát triển, trong một số ngành nhất định mà các doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia.

Về quy luật: Sản xuất lớn, sản xuất hàng lọat nhìn chung bao giờ cũng hiệu quả hơn sản xuất quy mô nhỏ xét về mặt kinh tế. Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả KT-XH và hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế, không phải của riêng một doanh nghiệp, thì không hoàn toàn như vậy. Thị trường có nhiều phân đoạn: Phân đoạn dành cho các sản phẩm có số tiêu thụ lớn; Phân đoạn dành cho các sản phẩm đơn chiếc, đáp ứng nhu cầu hết sức riêng của một nhóm người hay một số hộ tiêu thụ nào đó. Chính DNN&V đáp ứng tốt hơn trong phân đoạn thứ hai của thị trường. Thông thường nếu không có sự can thiệp của Nhà nước, thì doanh nghiệp lớn thường có xu hướng tìm cách chiếm lĩnh, thậm chí độc quyền mọi thị trường. Vì vậy, cần có chính sách rõ ràng định hướng loại sản phẩm nào, ngành sản xuất nào, với tỷ trọng bao nhiêu được ưu tiên dành cho DNN&V.

4.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển DNN&V tỉnh Phú Thọ đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

Các DNN&V ở Phú Thọ phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhưng Phú Thọ chưa có định hướng rõ ràng cho phát triển nó, dẫn đến các DNN&V phát triển theo hướng tự phát, quy mô còn nhỏ, mức độ cạnh tranh thấp, kém phát triển. Bên cạnh những thuận lợi, các khó khăn và thách thức

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh phú thọ (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)