CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.3. Quản lí hoạt động dạy học
1.3.3. Quản lí hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là quá trình vận động của các thành tố của quá trình dạy học như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá..trong đó diễn ra hai hoạt động cơ bản là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của người học
* Quản lý mục tiêu, chương trình giảng dạy
Quản lí mục tiêu dạy học: Hiểu một cách ngắn gọn chính là kết quả học tập cần đạt được sau một quá trình. Thông thường mục tiêu dạy học của bài học góp phần thực hiện mục tiêu dạy học của môn học/học phần và các mục tiêu dạy học cụ thể là các thành tố tạo nên mục đích dạy học. Việc đề ra mục tiêu dạy học là phải
18
tạo cho người học có tri thức, kĩ năng, thái độ từ đó hình thành các phẩm chất, năng lực cụ thể.
Quản lí mục tiêu đào tạo nhằm quản lí việc thực hiện các quy định về chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp để hình thành những phẩm chất, năng lực và phát triển nhân cách người học. Chương trình GDQP – AN trình độ đại học, cao đẳng (Ban hành kèm theo Quyết định số:81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định rất rõ mục tiêu của môn học “1. Giáo dục trí thức trẻ kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng và công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh; về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. 2. Trang bị kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Quản lí nội dung chương trình: Câu hỏi cần đặt ra đầu tiên là người học cần phải học những nội dung gì để đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong một điều kiện thời gian, không gian, cơ sở vật chất ... và cho một đối tượng cụ thể. Cần lưu ý rằng nội dung chương trình học không chỉ là nội dung học được trên lớp hay nội dung mà thầy đã truyền đạt cho người học mà còn bao hàm cả nội dung người học được thảo luận, tự học, tự tìm kiếm và xử lí hiệu quả. Chính vì vậy nội dung chương trình phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, đảm bảo tính cân đối, toàn diện giữa kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức, phải gắn liền với thực tế, tính khoa học, cơ bản, hiện đại, tính thống nhất, tính liên thông và tính hệ thống. Làm cho người học hứng thú, tích cực học tập, biến kiến thức truyền thụ của thầy thành kiến thức của mình từ đó vận dụng vào thực tiễn.
* Quản lí hoạt động của giáo viên
Quản lí hoạt động giảng dạy, thực chất là quản lí nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Giáo viên truyền đạt những kiến thức, kĩ năng và những giá trị về tư tưởng, phẩm chất cần được trang bị cho sinh viên. Đồng thời, giáo viên có nhiệm vụ
19
phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của mình. Trong quá trình GD&ĐT, giáo viên vừa là đối tượng quản lí vừa là chủ thể quản lí của hoạt động dạy học. Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên bao gồm:
- Quản lí việc lập kế hoạch công tác của giáo viên - Quản lí việc thực hiện chương trình giảng dạy
- Quản lí nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên
- Quản lí nề nếp lên lớp giảng dạy lí thuyết và thực hành của giáo viên - Quản lí nhiệm vụ vận dụng và cải tiến phương pháp giảng dạy
- Quản lí việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên - Quản lí việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn
- Quản lí hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
* Quản lí hoạt động học tập của sinh viên
Quản lí hoạt động học tập của sinh viên là quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của người học trong suốt quá trình học tập, sinh viên có những đặc điểm về tâm lí, phong thục, tập quán, năng lực khác nhau, trong quá trình rèn luyện, học tập, cũng như kết quả đạt được cũng khác nhau. Do đó, nhà trường cần tăng cường các biện pháp quản lí hoạt động học tập của sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, vì sinh viên vừa là đối tượng quản lí, vừa là chủ thể tự quản lí.
Trong quản lí hoạt động học tập cần lưu ý tính phức tạp và tính trừu tượng về sự chuyển biến trong nhân cách, do tác động đồng thời của nhiều yếu tố chủ thể và khách thể, làm cho kết quả học tập của sinh viên bị hạn chế.
Quản lí hoạt động học tập của sinh viên có nội dung, yêu cầu cụ thể, vì vậy cần phải tăng cường việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động học tập của sinh viên và hoạt động giáo dục của giáo viên.
Chất lượng đào tạo không chỉ phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của giáo viên mà phụ thuộc vào kết quả học tập của sinh viên để đánh giá công tác quản lí của hoạt động dạy học.
20
Quản lí hoạt động học tập của sinh viên bao gồm: Quản lí hoạt động học trên lớp, hoạt động tự học và các hoạt động ngoại khóa.
* Quản lí cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện - kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học
Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết cho nhà trường hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện - kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học của nhà trường là hệ thống các phương tiện vật chất - kĩ thuật dạy học của nhà trường.
Quản lí cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ cho dạy học đảm bảo được các yêu cầu liên quan mật thiết với nhau đó là: Tổ chức quản lí tốt, đảm bảo đầy đủ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện - kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học trong nhà trường.
Nội dung quản lí cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện - kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học trong nhà trường thực chất là quản lí các việc sau:
- Xây dựng nội quy và kế hoạch, nguồn kinh phí trang bị sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện - kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học
- Quản lí việc tổ chức bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các phương tiện - kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học
- Quản lí tổ chức cuộc thi sáng kiến cải tiến kĩ thuật, sản xuất các phương tiện - kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học
- Khen thưởng, động viên giáo viên sử dụng kĩ thuật hiện đại trong dạy học và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện - kĩ thuật
- Quản lí các thiết bị phục vụ dạy học (trường, lớp, bàn ghế, bảng, ..) hoạt động của các phòng bộ môn, phòng chức năng, thư viện trường học với các sách báo, tài liệu.
- Quản lí việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện - kĩ thuật phục vụ hoạt động dạy học và đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị.
21
Tất cả các nội trên đều cần thiết, cơ sở vật chất và thiết bị ngày càng được trang bị hiện đại để phục vụ cho việc đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng được thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tóm lại, nội dung quản lí hoạt động dạy học ở nhà trường được tóm tắt bằng hình sau:
Hình 1.3: Nội dung quản lí hoạt động dạy học ở nhà trường