CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.5 Đặc điểm môn học Đường lối quân sự của Đảng
Đường lối quân sự của Đảng là một trong các môn lí luận chính trị quân sự có vai trò quan trọng, trực tiếp trang bị cho sinh viên hiểu biết một số nội dung cơ
30
bản về quốc phòng, an ninh, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc; nâng cao lòng yêu nước;
yêu CNXH; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh và công tác quản lí nhà nước về quốc phòng, an ninh; có kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; góp phần phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện mới.
Môn học Đường lối quân sự của Đảng mang tính lí luận, tính trừu tượng và tính khái quát cao; luôn có mối quan hệ hữu cơ với các vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội, quân sự; thường xuyên biến đổi để hoàn thiện và chính xác, phong phú hơn dưới sự tác động của tiến bộ xã hội và sự phát triển của khoa học.
Môn học Đường lối quân sự của Đảng luôn có sự thống nhất cao giữa tính khoa học và tính tư tưởng. Khác với các môn khoa học khác, nội dung môn học Đường lối quân sự của Đảng luôn có mối quan hệ hữu cơ giữa tính khoa học với tính đảng và tính giai cấp. Việc làm rõ các vấn đề khoa học đồng thời cũng là chấp hành nguyên tắc tính đảng, tính giai cấp. Ngược lại, thực hiện nguyên tắc tính đảng cũng là đứng trên lập trường khoa học một cách nghiêm túc. Những biểu hiện xa rời tính đảng cũng là xa rời khoa học, là sự nhượng bộ những quan điểm, quan niệm phi khoa học.
Nội dung môn học Đường lối quân sự của Đảng có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa có tính kế thừa, tuần tự và lôgic, vừa có mối quan hệ đan xen thâm nhập vào nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện không chỉ trong môn học Đường lối quân sự của Đảng mà còn thể hiện ở nhiều môn học lí luận quân sự khác (Nguyên lí cơ bản Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng ...). Việc học môn học Đường lối quân sự của Đảng là một nấc thang để sinh viên học tập các môn học khác. Ngược lại, học tập các môn học lí luận quân sự khác là cơ sở để người học đi sâu vào nhận thức môn học Đường lối quân sự của Đảng.
31
Môn học Đường lối quân sự của Đảng luôn mang tính chiến đấu cao, luôn đấu tranh không điều hòa với các tư tưởng phi vô sản. Đường lối quân sự của Đảng mang tính khoa học, tính đảng là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân để đấu tranh chống lại các quan điểm, học thuyết phản động, phi khoa học.
Bộ môn Đường lối quân sự của Đảng là một trong 4 học phần bắt buộc đối với sinh viên. Nó hoàn toàn mang tính đặc thù chung của GDQP - AN nhưng cũng có những nét đặc thù và mục đích riêng. Đồng thời cũng chịu ảnh hưởng, tác động, sự quản lí, kiểm tra, đánh giá .... trong GDQP - AN.
Trong lịch sử hiện đại, đất nước Việt Nam thoát ra khỏi những năm dài nô lệ để trở thành một quốc gia độc lập thống nhất như ngày nay là vì nhân dân và lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam đã kiên trì cuộc chiến đấu bền bỉ theo đường lối chính trị đúng đắn và đường lối quân sự sáng tạo của Đảng.
Đường lối quân sự của Đảng kế thừa và phát triển lên một trình độ mới, một chất lượng mới truyền thống yêu nước, tự lập tự cường, anh hùng bất khuất, quyết chiến quyết thắng, truyền thống quân sự cả nước chung sức đánh giặc của dân tộc Việt Nam, một dân tộc vốn có tài thao lược kiệt xuất.
Từ khi Đảng ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) và chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945-1975), trên cơ sở đường lối chính trị đúng đắn của Đảng, đường lối quân sự hình thành và không ngừng phát triển từng bước qua mỗi thời kỳ cách mạng và chiến tranh cách mạng của nhân dân ta.
Đường lối quân sự của Đảng bắt nguồn từ đường lối chính trị và là một bộ phận hữu cơ của đường lối chính trị của Đảng. Đường lối quân sự của Đảng là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Thực tế khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng Việt Nam đã chỉ rõ, chỉ có dựa trên nền tảng chính trị vững chắc của toàn dân, đường lối quân sự của Đảng mới tạo nên thế trận toàn dân đánh giặc, mới biến được sức mạnh
32
chính trị của toàn dân thành sức mạnh tổng hợp, toàn diện, để thắng địch trên chiến trường.
Trải qua ba thập kỷ vận dụng vào thực tế đấu tranh giải phóng dân tộc, đường lối quân sự của Đảng hình thành và không ngừng phát triển từng bước. Qua thực tiễn phong phú của Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đường lối đó ngày càng trở nên hoàn chỉnh và trở thành một trong những yếu tố quyết định nhất trong sự nghiệp cách mạng và chiến tranh cách mạng của nhân dân ta.
Ngày nay, đất nước đang trong quá trình đổi mới và hội nhập, đường lối quân sự của Đảng vẫn là bó đuốc soi đường cho toàn quân, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, củng cố nền quốc phòng toàn dân trong điều kiện hòa bình. Tuân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước”, quân và dân ta luôn quán triệt đường lối quân sự, đồng thời không ngừng nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ bầu trời, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của Tổ quốc, làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù.
Mục tiêu:
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; nhận thức đúng về nguồn gốc, bản chất chiến tranh; các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân để tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Giúp sinh viên bước đầu tìm hiểu nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta và nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng.
Yêu cầu :
- Nắm vững đường lối quân sự của Đảng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, trên cơ sở đó góp
33
phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN;
- Xác lập phương pháp luận trong nghiên cứu các học phần, môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh, xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Điều kiện tiên quyết:
Bố trí sau khi học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mô tả tóm tắt nội dung:
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh; Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân;
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; Nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Môn học được thiết kế có kế hoạch khối lượng 03 tín chỉ bằng 45 tiết học.
Điểm đánh giá môn học bao gồm: Điểm quá trình (QT) hệ số 0,2 và điểm kết thúc (KT) hệ số 0,8. Điểm QT là hoạt động của giáo viên vào những thời điểm đã quy định trong đề cương môn học, nhằm đánh giá mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của sinh viên.
Điểm kết thúc môn học có thể thực hiện bằng hình thức thi viết (trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận).
Tổng điểm QT và KT sau khi nhân hệ số sinh viên phải đạt tối thiểu điểm 4 mới đạt yêu cầu.
Sinh viên trong năm thứ nhất phải học môn Đường lối quân sự.
Kết thúc năm thứ 2 sinh viên hoàn thành chương trình GDQP - AN và được cấp Chứng chỉ GDQP - AN. Chứng chỉ GDQP - AN và chứng chỉ giáo dục Thể chất là điều kiện để xét tốt nghiệp cho sinh viên sau khi hoàn thành khóa học.
Đề cương môn học Đường lối quân sự (phụ lục 1)
34