CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.6. Nội dung quản lí hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng
Việc tổ chức và xây dựng thời khóa biểu, lịch học của các lớp được dựa trên cơ sở lịch học năm thứ nhất của trường.
Công tác tổ chức, quản lí đào tạo cho sinh viên môn học Đường lối quân sự của Đảng được tiến hành theo hình thức học theo tín chỉ.
Việc tổ chức quản lí lớp, môn học sinh viên đăng kí qua mạng Internet, sử dụng phần mềm quản lí đào tạo và quản lí người học của trường đại học và thông báo hướng dẫn cụ thể cho từng học kì (kể cả học kì hè). Trong thời gian đăng kí qua mạng, sinh viên được thay đổi, bổ sung, hủy các lớp môn học mà mình đã đăng kí tùy thuộc vào khối lượng tín chỉ đã đăng kí cho phù hợp với sức học của mình.
Quản lí hoạt động dạy học môn học Đường lối quân sự của Đảng có sử dụng các quy định về biểu mẫu sổ sách dùng để theo dõi quá trình giảng dạy gồm:
- Hệ thống biểu mẫu sổ sách tổ chức dạy học:
+ Kế hoạch đào tạo từng khóa học
+ Tiến độ giảng dạy trong năm của từng lớp
+ Kế hoạch giáo viên: kế hoạch giảng dạy và các hoạt động khác của từng giáo viên.
+ Kế hoạch sử dụng các thiết bị dạy học
+ Lịch giảng dạy môn học: Nội dung, chương trình môn học, thời gian thực hiện, các công tác chuẩn bị cho giảng dạy môn học
+ Đề cương môn học, giáo án, bài giảng ...
+ Hệ thống sổ sách, biểu mẫu theo dõi quá trình kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo
+ Phiếu báo giảng: Để theo dõi quá trình lên lớp và kết quả học tập của sinh viên các lớp được phân công cho giảng viên giảng dạy
+ Kết quả thi, kiểm tra: Là bản xác nhận kết quả học tập của sinh viên trong môn học đã được thông qua giảng viên, bộ môn và phòng đào tạo trong đó ghi rõ
35
điểm theo hệ số, điểm trung bình môn học, điểm thi kiểm tra hết môn và điểm tổng kết môn học.
+ Sổ đầu bài hàng ngày: Dùng cho giảng viên giảng dạy trên lớp. Trong đó, thể hiện các nội dung theo dõi trong quá trình đào tạo như: danh sách giảng viên giảng dạy các lớp, thời khóa biểu các lớp, phần ghi nội dung và kết quả kiểm tra tình hình dạy học, điểm danh sinh viên trong mỗi buổi lên lớp, tóm tắt nội dung bài giảng, xếp loại đạo đức của từng sinh viên ...
1.6.2. Quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên
Quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên thực chất là quản lí nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Cán bộ giảng dạy truyền đạt những kiến thức, kĩ năng và những giá trị về tư tưởng, phẩm chất cho sinh viên. Đồng thời cán bộ giảng viên còn có nhiệm vụ phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy của mình. Trong quá trình giáo dục và đào tạo cán bộ giảng dạy vừa là đối tượng quản lí vừa là chủ thể quản lí của hoạt động giảng dạy.
Quản lí việc xây dựng đề cương môn học
Quản lí việc xây dựng đề cương môn học là quản lí việc xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy theo đúng nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ của môn học đã được thông qua. Quản lí việc giảng dạy từng giờ, từng tuần, từng tháng theo đúng kế hoạch nội dung trong đề cương môn học.
Quản lí và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên
Quản lí và giám sát chặt chẽ việc thực hiện nề nếp ra vào lớp đảm bảo nghiêm túc về thời gian, quy định về nội quy lớp học.
Quản lí tổ chức thao giảng, hội giảng trên cơ sở đó đề ra những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng, vận dụng các phương pháp dạy học mới mang lại hiệu quả cho hoạt động giảng dạy.
Quản lí hồ sơ chuyên môn của giảng viên, đây là cơ sở giúp cho nhà quản lí nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giảng viên, đánh giá việc thực hiện nề nếp chuyên môn của họ và phản ánh chất lượng dạy và học.
36
Quản lí hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên, trên cơ sở đó đưa ra định hướng cho phù hợp với nhu cầu của nhà trường và nguyện vọng của mỗi cá nhân, là cơ sở để sắp xếp, điều chỉnh giảng viên cho phù hợp chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực cụ thể của từng người phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
1.6.3. Quản lí hoạt động học của sinh viên
Quản lí hoạt động học tập của sinh viên là quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của người học trong suốt quá trình học tập. Sinh viên có những đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán khác nhau. Do đó, nhà trường cần tăng cường các biện pháp quản lí hoạt động học tập của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, vì sinh viên vừa là đối tượng quản lí vừa là chủ thể quản lí.
Trong quản lí hoạt động học tập, cần lưu ý tính phức tạp và tính trừu tượng về sự chuyển biến trong nhân cách, do tác động của nhiều yếu tố chủ thể và khách thể làm cho kết quả học tập của sinh viên bị hạn chế.
Quản lí hoạt động giáo dục tuyên truyền nhằm giúp sinh viên có thái độ đúng đắn trong học tập, rèn luyện nghề nghiệp, giúp cho sinh viên có thêm hứng thú, tự giác tìm tòi nghiên cứu, chủ động lĩnh hội kiến thức.
Quản lí việc chấp hành nề nếp học tập, tinh thần và thái độ học tập, sự chuyên cần trong học tập (thông qua sổ lên lớp hàng ngày và kết quả bài kiểm tra điều kiện). Quản lí hoạt động tự học của sinh viên thông qua quy định về giờ tự học của nhà trường. Quản lí việc chấp hành nề nếp học tập là quản lí việc xây dựng, ban hành và duy trì hệ thống những quy định nề nếp học tập ở trên lớp, hoạt động tự học, tự nghiên cứu trong sinh viên đồng thời xây dựng được kỉ cương trong hoạt động học tập.
Quản lí việc thực hiện quy chế thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học, đây là một trong những khâu quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động giảng dạy.
Kiểm tra, đánh giá kết qủa giảng dạy của giảng viên, kết quả học tập của sinh viên là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên, học tập của sinh viên, trên cơ sở đó đề ra những biện
37
pháp cho phù hợp giúp giảng viên và sinh viên đạt được những kết quả tốt nhất trong giảng dạy và học tập.
1.6.4. Quản lí việc kiểm tra và thi kết thúc môn học
Quản lí việc thực hiện quy chế thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học, đây là một trong những khâu quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động giảng dạy.
Kiểm tra, đánh giá kết qủa giảng dạy của giảng viên, kết quả học tập của sinh viên là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên, học tập của sinh viên, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp cho phù hợp giúp giảng viên và sinh viên đạt được những kết quả tốt nhất trong giảng dạy và học tập
Việc kiểm tra và chấm điểm do giáo viên giảng dạy trực tiếp thực hiện và thông báo kết quả cho sinh viên chậm nhất một tuần sau ngày kiểm tra
Sinh viên được dự thi kết thúc môn học, nếu có điểm giữa kì đạt lớn hơn hoặc bằng 3 (thang điểm 10).
Trong trường hợp sinh viên chưa dự kiểm tra giữa kì vì có lí do chính đáng được Khoa GDQP đồng ý thì giáo viên tổ chức cho sinh viên được kiểm tra.
Cuối mỗi kì học Phòng Đào tạo cấp danh sách bảng điểm sinh viên được dự thi kết thúc. Giảng viên rà soát và thông báo cho sinh viên biết thời gian thi kết thúc và những sinh viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc.
Trong quá trình thi giảng viên phải có mặt tại phòng thi và không được làm việc riêng trong lúc coi thi.
Không cho sinh viên ra khỏi phòng thi trong lúc thi (trừ trường hợp đặc biệt).
Kịp thời lập biên bản xử lý kỉ luật theo quy định đối với sinh viên vi phạm kỉ luật thi.
Khi nhận bài thi, giảng viên phải đếm đủ số tờ giấy thi và cho sinh viên kí vào danh sách thi. Tuyệt đối không được để mất bài thi, tráo đổi bài thi, viết thêm vào bài hoặc nộp thêm bài thi. Các biên bản xử lí kỉ luật sinh viên vi phạm quy chế,
38
giấy xin phép nghỉ thi của sinh viên phải được lưu giữ và nộp kèm với bảng điểm về phòng đào tạo.