CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG TẠI KHOA GDQP – AN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
2.2. Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy và học tập môn học Đường lối quân sự của Đảng cho sinh viên hệ chính quy tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng cho sinh viên thể hiện sự tác động hai chiều giữa người dạy và người học thông qua nội dung chương trình môn học, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị học liệu ...
Năm học 2007 - 2008, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội bắt đầu thực hiện chuyển đổi phương thức đào tạo tín chỉ. Môn học Đường lối quân sự của Đảng cũng bắt đầu được triển khai thực hiện theo những quy định mới:
- Đề cương chương trình môn học theo đúng hướng dẫn của Vụ Giáo dục Quốc phòng, an ninh – Bộ GD&ĐT.
- Tổ chức dạy học: môn học Đường lối quân sự của Đảng được thực hiện trong từng học kì. Mỗi học kì kéo dài trong 15 tuần, mỗi tuần sinh viên học 3 tiết.
Từ năm học 2013 – 2014 Trường đại học Bách khoa Hà Nội chia nhỏ mỗi học kì thành 02 (hai) học kì A và B. Mỗi học kì A (B) kéo dài trong 8 tuần, mỗi tuần sinh viên học 02 buổi, mỗi buổi học 3 tiết.
Sinh viên đăng kí học môn học Đường lối quân sự của Đảng và sinh viên năm thứ nhất được Phòng Đào tạo quản lí phân chia thành các lớp học môn với quân số từ 160 – 200 sinh viên. Quá trình học được tiến hành tại trường. Ngoài đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy, mỗi lớp còn có một giảng viên thực hiện công
50
tác chủ nhiệm lớp. Giảng viên làm công tác chủ nhiệm lớp thực hiện ổn định tổ chức, phân nhóm học, phổ biến kế hoạch học tập trong học kì cũng như các quy định của môn học
- Hình thức dạy học: Tùy theo nội dung từng bài mà các hình thức dạy học được áp dụng như dạy học lí thuyết, xeminar, thảo luận nhóm, tự học tự nghiên cứu.
+ Lí thuyết: Giảng viên lựa chọn nội dung cốt lõi trong từng bài và tìm phương pháp phù hợp truyền đạt cho sinh viên. Các vấn đề còn lại hướng dẫn để sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Hướng dẫn các hình thức kiểm tra, đánh giá đối với nội dung bài học.
+ Xeminar: Giảng viên chuẩn bị các vấn đề cho sinh viên tự nghiên cứu và trình bày. Các vấn đề lí thuyết trong giờ xeminar được sinh viên tự nghiên cứu mở rộng, đi sâu hoặc vận dụng trong thực tiễn. Giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, định hướng, đánh giá và tổng kết.
+ Thảo luận nhóm: Giảng viên chuẩn bị các vấn đề mang tính lí luận, thời sự, có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và hướng dẫn để sinh viên thực hiện, đánh giá.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Bộ môn tổ chức đánh giá kết quả học tập của sinh viên, Phòng Đào tạo quản lí kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Điểm thành phần của môn học Đường lối quân sự của Đảng là bài viết tự luận về một vấn đề trong nội dung chương trình, điểm kết thúc môn học là bài trắc nghiệm khách quan
Điểm thành phần của sinh viên bắt buộc phải đạt lớn hơn hoặc bằng 3 (ba), mới đủ một phần điều kiện để thi kết thúc môn. Sinh viên đạt điểm thành phần nhỏ hơn 3 (ba) tức là bị điểm liệt, phải học lại môn.
Sinh viên phải có thời gian tham gia học tập lớn hơn hoặc bằng 80% tổng thời gian chương trình môn học, không bị điểm liệt bài kiểm tra thành phần và không bị kỉ luật trong quá trình học tập mới đủ điều kiện dự thi kết thúc môn học.
Trong quá trình đào tạo, sinh viên không chỉ đơn thuần là đối tượng mà còn là chủ thể của đào tạo. Vì vậy khi nghiên cứu về thực trạng hoạt động dạy học nhằm
51
nâng cao chất lượng đào tạo chúng ta không thể không tìm hiểu về người học. Trình độ đầu vào của hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có chất lượng cao, trong quá trình đào tạo lại thực hiện quy luật chọn lọc, nên nghiên cứu về đối tượng sinh viên của trường chúng tôi tập trung tìm hiểu những thực trạng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập và kết quả học tập. Do vậy, mọi hoạt động giảng dạy của GDQP - AN nói chung và Đường lối quân sự của Đảng nói riêng đều nhằm hướng tới chất lượng học tập, rèn luyện của sinh viên trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt là sự chuyển biến về thái độ, trách nhiệm của sinh viên trong thực hiện nhiệm vụ học tập các nội dung khác cũng như việc chấp hành các nội quy của nhà trường sau khi học xong GDQP - AN.
Theo kết quả điều tra đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí và trực tiếp giảng dạy các môn học khác trong nhà trường cho thấy, có đến 88,26% số người được hỏi đều cho rằng, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tự giác và sự cộng đồng trách nhiệm của sinh viên sau khi học xong GDQP - AN (trong đó có môn Đường lối quân sự của Đảng) đã có chuyển biến và được nâng lên một bước rõ rệt, đã khắc phục được đáng kể tình trạng nghỉ học tự do, bỏ giờ, đi học muộn ....
Bên cạnh đó việc giáo dục, rèn luyện của sinh viên vẫn còn bộc lộ nhiều mặt còn hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là nhận thức của sinh viên về môn học. Mặc dù GDQP - AN trong đó có môn học Đường lối quân sự của Đảng đã trở thành môn học chính khóa trong chương trình đào tạo bậc cao đẳng, đại học của hệ thống giáo dục quốc dân, nhưng nhận thức của một bộ phận sinh viên về môn học còn hạn chế, chưa thấy rõ được vị trí, vai trò và sự cần thiết của môn học trong việc góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách cho sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước. Theo kết quả điều tra 107 sinh viên đang học và đã hoàn thành chương trình môn học về vị trí, vai trò và cần thiết của môn học thì có đến 3,74% sinh viên được hỏi chưa nhận thức đúng được vị trí và sự cần thiết của môn học (bảng 2.7)
52
Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến sinh viên Trường đại học Bách khoa HN
TT Vấn đề trưng cầu
Ý kiến Nhất trí Không nhất
trí
Khó trả lời
Số người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ %
1
Môn học GDQP – AN thực sự cần thiết trong quá trình đào tạo tại nhà trường
94 87,85 04 3,74 09 8,41
2
Môn học GDQP – AN đã đem lại cho sinh viên những kiến thức bổ ích
95 88,78 06 5,61 06 5,61
3
Môn học GDQP – AN đã rèn luyện cho sinh viên ý thức tổ chức, kỉ luật, tinh thần tự giác và sự cộng đồng trách nhiệm cao
78 72,90 28 26,17 01 0,94
4
Môn học GDQP – AN đã giúp sinh viên thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
96 89,72 07 6,54 04 3,74
5
Đội ngũ giảng viên hiện nay đã thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ môn học
99 92,52 05 4,67 03 2,80
Từ việc nhận thức chưa đầy đủ tính mục đích môn học, một số sinh viên có biểu hiện không thiết tha với môn học GDQP - AN trong đó có môn Đường lối quân sự của Đảng, coi môn học này là môn phụ, môn bổ trợ, họ cho rằng chỉ cần tập trung vào học tập chuyên môn, học những gì mà khi ra trường dễ xin được việc làm, dễ kiếm được công việc ổn định, có thu nhập cao là được, còn các nội dung học tập
53
khác thì không quan trọng. Do vậy, việc học tập môn học này còn mang tính hình thức, chưa coi trọng chất lượng học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó điểm học tập môn Đường lối quân sự của Đảng và GDQP - AN không được tính điểm trung bình của sinh viên trong năm học, khóa học, không tính trong tiêu chuẩn xét học bổng mà chỉ xếp loại và cấp chứng chỉ làm điều kiện xét tốt nghiệp. Vì vậy nhiều sinh viên chưa coi trọng kết quả học tập và rèn luyện của môn học, chỉ cần đủ điều kiện hoàn thành môn học là được dẫn đến tình trạng học tập và rèn luyện cầm chừng, thiếu cố gắng.
Khi môn học GDQP - AN được chuyển đổi phương thực đào tạo tín chỉ đã làm thay đổi một bước đáng kể trong nhận thức và hoạt động học tập của sinh viên, đã phát huy được tính tích cực, tự giác và sáng tạo của sinh viên trong lĩnh hội kiến thức và kĩ năng quân sự. Song cùng với việc phát huy được những lợi thế của phương thức đào tạo này, một bộ phận sinh viên lại thiếu tự giác, lợi dụng vào những kẽ hở trong việc tổ chức các lớp môn học để trốn học, bỏ giờ ... Tính cộng đồng trách nhiệm của sinh viên chưa cao, hiệu quả làm việc nhóm thấp, chưa phát huy cao độ tinh thần tích cực, tự giác trong học tập và rèn luyện, còn biểu hiện ngại học, ngại rèn, đặc biệt trong các nội dung học tập lí luận chính trị.
Ý thức tự giác trong thực hiện các quy định môn học có mặt còn hạn chế, còn biểu hiện ngại học, ngại rèn, đặc biệt khi môn học được đào tạo theo tín chỉ, thời gian trên lớp của sinh viên ít, sự kiểm soát các hoạt động tự học của sinh viên bị hạn chế. Do vậy rất khó đánh giá mức độ rèn luyện của sinh viên.
Qua phân tích số liệu khảo sát, chúng tôi cho rằng có thể xem xét động cơ học tập của sinh viên theo 2 nhóm đối tượng chính sau:
Nhóm 1: Là những sinh viên có học lực khá, giỏi (nhóm ngành BK), các sinh viên này có kế hoạch, mục đích học tập rõ ràng. Do vậy họ có ý thức đầu tư về thời gian cho việc học tập, thái độ học tập nghiêm túc, phấn đấu đạt kết quả cao trong từng môn học.
Nhóm 2: Là những sinh viên thuộc các nhóm ngành (CN, KT). So với nhóm 1 nhóm 2 có lực học không bằng. Nên khi vào học sẽ chịu áp lực rất lớn về thời
54
gian, nội dung, chương trình các môn cơ sở như toán, lý và các môn lí luận chính trị trong đó có Đường lối quân sự của Đảng. Số này có một bộ phận chưa thực sự yên tâm vào sự lựa chọn ngành đang học, mục đích học tập chưa cao, chưa có ý thức đầu tư thời gian cho học tập. Kết quả học tập một số môn không đạt yêu cầu dẫn đến chán nản ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tập.
Phương pháp học tập của sinh viên: Ngày nay sinh viên không chỉ thu nhận kiến thức từ giảng viên và từ sách vở mà điều quan trọng nhất là họ phải là người biết cách tự học, tự nghiên cứu. Khảo sát thực trạng về việc thực hiện các phương pháp học tập sinh viên thông qua phiếu hỏi hai đối tượng sinh viên và giảng viên, chúng tôi thu được kết quả như sau: (Phụ lục 5)
Khi được hỏi về việc đọc tài liệu và chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp của sinh viên, có tới 53% sinh viên tự đánh giá mức Khá, trong khi chỉ có 20% giảng viên tán đồng với ý kiến trên của sinh viên. Như vậy ở đây có sự thiếu thống nhất trong đánh giá hoặc sinh viên thực hiện phương pháp học tập này chưa hiệu quả.
Phương pháp học mà sinh viên thực hiện tốt nhất là chăm chú nghe giảng, ghi chép bài. Điều đó nói lên sự coi trọng nguồn kiến thức từ giáo trình, từ giảng viên. Nhưng nếu không được kết hợp với các hoạt động khác thì chăm chú nghe, ghi bài chỉ nói lên sự thụ động của sinh viên trong học tập, họ chỉ là người thu nhận kiến thức thuần túy và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giảng viên.
Qua thực tế giảng dạy cho thấy việc tham gia các hoạt động học tập trên lớp như: trả lời câu hỏi, trình bày ý kiến, thuyết trình nhóm, thảo luận, đóng vai, ... cả giảng viên lẫn sinh viên đều thống nhất ý kiến cho rằng hầu hết sinh viên chỉ mới thực hiện ở mức Trung bình. Trong một lớp học chỉ một số ít sinh viên thường xuyên tham gia, hoặc có thể nói đảm nhiệm các hoạt động trên, số còn lại thường để giảng viên chỉ định mới miễn cưỡng tham gia và thường gây mất nhiều thời gian, làm không khí trong lớp học chùng xuống, căng thẳng.
Do môn học Đường lối quân sự của Đảng là môn học tập lí luận chính trị, nên sinh viên phần nào có phần ngại học, ngại nghiên cứu dẫn đến tình trạng chỉ
55
chú ý nghe thông tin một chiều ở trên lớp, rất hiếm trường hợp sinh viên gặp giảng viên hoặc tự đưa ra vấn đề để trao đổi những khúc mắc của mình.
Hoạt động được đánh giá yếu nhất trong các hoạt động cơ bản của người học là hệ thống hóa, tóm tắt các phần đã học. Hầu hết các sinh viên chỉ nắm được lí thuyết, lí luận chung chung, khả năng khái quát hóa và giải quyết vấn đề rất hạn chế. Kết quả viết bài để lấy điểm đánh giá quá trình môn học đã đánh giá đúng thực trạng phương pháp học tập của sinh viên và cho thấy việc thực hiện phương pháp học tập còn nhiều hạn chế, điều đó ảnh hưởng không ít đến chất lượng học tập.