CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HỌC ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.4. Công tác GDQP-AN cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học
1.4.3. GDQP – AN cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học
Đảng và Nhà nước ta đã xác định “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học &
công nghệ là quốc sách hàng đầu” “Đầu tư cho giáo dục cũng là đầu tư cho phát triển”. Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong hơn 20 năm qua, giáo dục đại học đã đổi mới toàn diện và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa phát triển cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới, phát triển
27
kinh tế - xã hội, củng cố QP - AN bảo vệ Tổ quốc. Bước vào giai đoạn mới công tác giáo dục - đào tạo có nhiều thời cơ thuận lợi mới. Trước hết chúng ta có điều kiện tiếp cận với những nguồn tri thức và thông tin phong phú, phục vụ cho nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và học tập; tiếp thu kinh nghiệm quản lí, phát triển giáo dục đại học của các nước tiên tiến, từ đó vận dụng phù hợp với điều kiện của nước ta để phát triển hệ thống giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; đồng thời tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, tiếp cận các chuẩn quốc tế, sớm đưa giáo dục - đào tạo đại học nước ta lên trình độ tiên tiến. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ đó, công tác giáo dục - đào tạo của nước ta cũng đứng trước nhiều thách thức to lớn. Đó là trình độ của nền kinh tế, khoa học - công nghệ của nước ta còn thấp, khó cạnh tranh với sự thu hút và thâm nhập của giáo dục nước ngoài, nhất là giáo dục đại học và sau đại học. Quá trình hội nhập ấy, chúng ta vừa tiếp thu những tinh hoa, trí tuệ của nhân loại, vừa phải giữ vững độc lập tự chủ, định hướng XHCN, bảo đảm các mục tiêu của nền giáo dục XHCN, công bằng xã hội trong giáo dục, bảo vệ quyền lợi của người học, lợi ích giáo dục của quốc gia, giữ gìn và phát huy những giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng với đó, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN đang đặt ra những nhiệm vụ, yêu cầu mới nặng nề hơn mà Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ là “bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bị bất ngờ” [8, tr.108,109].
Sinh viên là một bộ phận ưu tú của thế hệ trẻ Việt Nam được Đảng, Nhà nước rất quan tâm đào tạo thành nguồn nhân lực “vừa hồng vừa chuyên” để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trước mắt cũng như lâu dài. Trước những thuận lợi, thời cơ cũng như những khó khăn thách thức trên, việc giáo dục sao cho sinh viên bên cạnh việc tiếp thu những kiến thức khoa học, công nghệ tiên tiến của nhân loại những không rời xa lí tưởng cộng sản; bên cạnh việc ra
28
sức làm giầu cho đất nước, cho bản thân nhưng không chạy theo đồng tiền, bị suy thoái, hư hỏng là một nhiệm vụ nặng nể, phức tạp và hết sức quan trọng của Đảng, Nhà nước ta mà trực tiếp là ngành giáo dục, đào tạo. Chính vì vậy, GDQP - AN cho sinh viên là một yêu cầu không thể thiếu trong mục tiêu đào tạo của các trường đại học, cao đẳng góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người mới XHCN. Trong giai đoạn hiện nay, GDQP nói chung GDQP - AN cho sinh viên nói riêng là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, thường xuyên và mang tính cấp bách đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Văn kiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức và cho toàn dân, có nội dung phù hợp với từng đối tượng và đưa vào chương trình chính khóa trong các nhà trường theo cấp học, bậc học” [8, tr.109].
Điều 2 Nghị định 116/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về “Giáo dục quốc phòng - an ninh” chỉ rõ: “Giáo dục quốc phòng - an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục và đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể ...”
[6, tr.27]
Như vậy, từ vấn đề cơ bản trên có thể khái quát: GDQP - AN cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học là tổng thể các nội dung, hình thức, tổ chức, phương pháp tiến hành của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lí, các cơ quan chức năng và đội ngũ giảng viên GDQP - AN của các trường đại học, cao đẳng, các Trung tâm GDQP - AN nhằm trang bị, truyền thụ kiến thức, kĩ năng quân sự, QP-AN, nâng cao ý thức, trách nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệp quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Mục đích GDQP - AN cho sinh viên nhằm nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của họ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trang bị những kiến thức về quân sự, quốc phòng và rèn luyện một số kĩ năng và phẩm chất cần thiết cho hoạt động quân sự, để họ có thái độ đúng đắn, có khả năng đóng góp vào nhiệm vụ xây
29
dựng tiềm lực của nền quốc phòng dân, an ninh nhân dân của đất nước ta hiện nay.
Đó cũng là một yêu cầu không thể thiếu trong mục tiêu đào tạo của các trường đại học, cao đẳng. Thông qua GDQP - AN còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới XHCN, có đạo đức, có sức khỏe; đồng thời hình thành ở họ ý thức, tri thức về quốc phòng, kĩ năng hoạt động quân sự cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền QPTD, ANND, sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc. GDQP - AN cho sinh viên, trước hết góp phần củng cố vững chắc trận địa tư tưởng; nâng cao ý thức trách nhiệm trong học tập, rèn luyện;
xây dựng tinh thần tập thể, nếp sống kỉ luật, văn hóa, lành mạnh, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong tập thể. GDQP - AN còn hỗ trợ, bổ sung kiến thức tạo điều kiện hoàn thành các môn học khác và ý thức trong giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trong nhà trường cũng như trên địa bàn. Trên cơ sở kết quả GDQP - AN đã lĩnh hội, sau này khi ra trường, dù ở bất cứ đâu, làm ở cương vị gì, công việc như thế nào, người sinh viên vẫn ý thức đầy đủ trách nhiệm của công dân trước nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, ANND bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hình thức tổ chức GDQP - AN cho sinh viên: nội dung GDQP - AN bao gồm cả lí thuyết và thực hành, các nội dung lí thuyết được tổ chức với hình thức học tập trung trên giảng đường như các môn học khác, các nội dung thực hành được tổ chức thực hành trên thao trường, bãi tập, phòng tập điện tử. Cùng với những hình thức cơ bản trên, GDQP - AN cho sinh viên còn được tổ chức bằng các hình thức khác như: thảo luận, tọa đàm, diễn đàn, hội thao quốc phòng, tự nghiên cứu, nghiên cứu thực tế, thi tìm hiểu lịch sử, truyền thống, tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử; giao lưu với cán bộ chiến sĩ các đơn vị quân đội ... GDQP - AN cho sinh viên còn được thực hiện thông qua các môn học khác, nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kĩ thuật, công nghệ gần với chuyên môn quân sự và qua các phương tiện thông tin đại chúng.