CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG TẠI KHOA GDQP – AN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn học Đường lối quân sự của Đảng tại Khoa GDQP – AN, Trường đại học Bách khoa Hà Nội
3.2.3. Chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Đường lối quân sự của Đảng
3.2.3.1 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Từ kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến cho thấy, mọi cuộc cải cách nâng cao chất lượng giáo dục đều khởi nguồn và giành thắng lợi từ đội ngũ giáo viên. Hơn 20 năm đổi mới giáo dục, Đảng ta luôn khẳng định đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo.
Với tư cách là người trực tiếp giảng dạy cho sinh viên họ vừa là người thiết kế nội dung chương trình, vừa là tổ chức, định hướng, hướng dẫn trong toàn bộ quá trình học tập và rèn luyện, vừa là người kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Bên cạnh đó chương trình GDQP - AN, môn học Đường lối quân sự của Đảng có tính đặc thù cả về nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp tiến hành .... đặc biệt phải đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Vì vậy đòi hỏi đội ngũ giảng viên không chỉ có những hiểu biết về chuyên môn mà phải có năng lực toàn diện mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay. Từ tình hình thực tế, đội ngũ giảng viên chương trình GDQP - AN nói
82
chung và môn học Đường lối quân sự của Đảng nói riêng đang là khâu yếu nhất hiện nay. Khâu yếu không chỉ thể hiện ở thiếu về số lượng mà còn hạn chế cả về chất lượng. Do vậy cần có biện pháp khắc phục ngay tình trạng bất cập này.
Vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giảng viên không chỉ là nhiệm vụ cấp bách, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược mà còn phản ánh xu thế tất yếu của phát triển giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay.
3.2.3.2 Nội dung của biện pháp
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Đường lối quân sự của Đảng phải gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của khoa GDQP - AN, đội ngũ giảng viên của trường đại học Bách khoa Hà Nội và của ngành giáo dục. Thực hiện “chuẩn hóa” đội ngũ giảng viên giảng dạy GDQP - AN.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy GDQP - AN phải toàn diện, có bước đi phù hợp với kế hoạch thống nhất.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên GDQP - AN phải đủ về số lượng, đảm bảo tốt về chất lượng và có cơ cấu chuyên môn hợp lí.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên GDQP - AN phải gắn với việc bồi dưỡng và sử dụng, thiết thực nâng cao chất lượng công tác GDQP - AN nói chung và môn học Đường lối quân sự của Đảng nói riêng.
3.2.3.3 Nội dung của biện pháp
- Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, làm tấm gương sáng trong nhận thức và hành động để sinh viên noi theo.
- Nâng cao trình độ toàn diện chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, không chỉ có chuyên môn tốt mà còn phải có những tri thức khoa học cần thiết phục vụ thiết thực cho giảng dạy, quản lí, qua đó tạo được sự thuyết phục, niền tin của sinh viên trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
- Nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện nhiệm vụ GDQP - AN cho đội ngũ giảng viên. Chú trọng bồi dưỡng, truyền thụ kinh nghiệm cho đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học Đường lối quân sự của Đảng và giảng dạy GDQP - AN.
3.2.3.4 Cách thức thực hiện biện pháp
83
- Đội ngũ giảng viên của Khoa GDQP - AN, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay 100% là sĩ quan Quân đội do Học viện Phòng không – Không quân biệt phái về. Khoa cần chủ động đề xuất với Trường đại học Bách khoa Hà Nội để thường xuyên tham gia các hoạt động tập huấn GDQP - AN, tham dự các lớp bồi dưỡng, cập nhật thông tin về tình hình chính trị - kinh tế, đối ngoại .... để nâng cao và quán triệt hơn nữa đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới.
- Học viện PK - KQ và Khoa GDQP - AN cũng cần có chính sách khuyến khích cán bộ, giảng viên đi học tập nâng cao trình độ làm lực lượng nòng cốt để nâng cao chất lượng GDQP - AN. Theo Nghị định 165/NĐ - CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ về thời hạn biệt phái của mỗi sĩ quan là 5 năm, trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lí và cơ quan sử dụng sĩ quan biệt phái thì được kéo dài sĩ quan biệt phái, thời gian kéo dài không quá một nhiệm kì biệt phái. Do vậy để ổn định được đội ngũ này, trước mắt Khoa GDQP - AN Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cần có văn bản đề nghị kéo dài thời gian biệt phái cho những giảng viên có trình độ, năng lực, đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện các nhiệm vụ của Khoa GDQP - AN. Bên cạnh đó khi đề nghị bổ sung sĩ quan biệt phái cần có những tiêu chí cụ thể, đặc biệt những tiêu chí về chuyên môn, học vị để đáp ứng được tiêu chí giảng viên trong Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Về lâu dài khoa cần chủ động tuyển chọn giảng viên có đủ tiêu chuẩn từ các nguồn là các khoa từ Học viện PK - KQ, đặc biệt chú ý tới các giảng viên giảng dạy lí luận chính trị. Đây là giải pháp quan trọng để ổn định và phát triển bền vững cho Khoa GDQP - AN.
- Tăng cường hiệu quả các hoạt động chuyên môn như hội thảo, tổ chức chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn ... để nâng cao trình độ.
+ Tăng cường tổ chức các chuyên đề thiết thực với các nội dung giảng dạy để đội ngũ giảng viên môn học Đường lối quân sự thường xuyên được bổ sung, cập nhật kiến thức mới phục vụ giảng dạy.
84
+ Tổ chức tập huấn về khai thác sử dụng các thiết bị dạy học, biên soạn giáo trình, xây dựng đề cương môn học, xây dựng kế hoạch bài giảng, xây dựng đề thi, đáp án ...
Thông qua các hoạt động thiết thực này làm cho mỗi giảng viên không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà còn kích thích được động cơ tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy của mình.
Các hoạt động này phải được tiến hành một cách thường xuyên, phải đem lại hiệu quả thiết thực như chất lượng biên soạn bài giảng phải được nâng cao cả về nội dung và hình thức; năng lực thực hành giảng dạy tốt, cách thức tổ chức dạy học phải khoa học, phương pháp, tác phong phải mô phạm, phải biết khai thác tối đa hiệu quả các phương tiện dạy học ... Qua đó tạo được sức hấp dẫn, niểm tin của sinh viên trong quá trình học tập. Thực hiện tốt cuộc vận động của Bộ GD&ĐT “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Tổ chức và tích cực tham gia các hội thao, hội thi giáo viên dạy giỏi của Học viện PK-KQ, của Vụ GDQP - AN tổ chức. Các hội thao, hội thi không chỉ là cơ hội tốt để mỗi giảng viên được cọ xát, nâng cao trình độ toàn diện mà còn khơi dậy phát huy được tính tích cực, tiềm năng sáng tạo của mỗi giảng viên thiết thực phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa GDQP - AN. Thông qua hội thi, có cơ sở để xác lập và tôn vinh vị trí cao quý của người thầy, cũng là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh, khẳng định uy tín và thương hiệu của Khoa GDQP - AN Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong hệ thống GDQP - AN ở các trường đại học và trung tâm của cả nước.
- Phối hợp với Học viện PK-KQ (đơn vị quản lí sĩ quan biệt phái) bổ sung giảng viên: Hiện nay bộ môn Đường lối quân sự của Đảng có 04 đ/c giảng viên trong tổng số 21 đ/c của Khoa GDQP - AN. Lực lượng này phải đảm nhiệm giảng dạy không chỉ cho sinh viên chính quy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội mà còn giảng dạy cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố theo sự phân luồng của Bộ GD&ĐT. Do vậy lực lượng này mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu về đội ngũ giảng viên của Khoa GDQP - AN. Cơ cấu đội ngũ
85
giảng viên của bộ môn Đường lối quân sự của Đảng cũng chưa hợp lí mới chỉ có 01/04 đồng chí giảng viên có chuyên môn về giảng dạy lí luận chính trị.
- Tăng cường hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và khai thác các phương tiện dạy học hiện đại: Thực hiện mở rộng giao lưu, hợp tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học giữa các Khoa GDQP - AN của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội và các Trung tâm GDQP - AN theo hướng thiết thực nâng cao chất lượng giảng dạy của khoa GDQP - AN.
- Gắn nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác với việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm học của mỗi giảng viên.