Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn đường lối quân sự của đảng (Trang 61 - 70)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG TẠI KHOA GDQP – AN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

2.3. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Đường lối quân sự của Đảng cho

2.3.1. Quản lí hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học Đường lối quân sự của Đảng

Theo thực trạng phân công quản lí hiện nay của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Khoa GDQP - AN là đơn vị trực tiếp quản lí toàn bộ đội ngũ giảng viên giảng dạy môn GDQP - AN trong đó có giảng viên của bộ môn Đường lối quân sự của Đảng, khoa phải chịu trách nhiệm trước sinh viên, nhà trường và xã hội về chất lượng đào tạo.

Đội ngũ giảng viên là lực lượng trực tiếp nhất, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy. Do đặc thù môn học thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngành giáo dục chưa đào tạo được giảng viên, nên đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Đường lối quân sự của Đảng nói riêng và giảng dạy chương trình GDQP - AN nói chung ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đều là sĩ quan quân đội biệt phái thuộc Học viện Phòng không - Không quân. Có thời hạn phục vụ biệt phái tại trường là 5 năm. Đây thực sự là một bất cập rất lớn cho công tác giảng dạy.

Về số lượng giảng viên giảng dạy môn Đường lối quân sự của Đảng luôn có sự biến động không ngừng và đi kèm theo đó là chất lượng không đồng đều. Theo thống kê 100% giảng viên công tác tại bộ môn cũng như khoa đều được đào tạo cơ bản tại Học viện Phòng không - Không quân, có trình độ cử nhân các chuyên ngành

56

trong quân đội, có kinh nghiệm giảng dạy chuyên ngành tại Học viện Phòng không - Không quân. Nhưng rất ít kinh nghiệm giảng dạy lí luận chính trị. Trong bộ môn chỉ có duy nhất 01 đồng chí là giảng viên đã từng giảng dạy các môn học lí luận chính trị trong quân đội.

Việc cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ, để tạo nguồn cán bộ kế cận khó thực hiện. Số lượng, chất lượng, cơ cấu giảng viên và công tác phát triển đội ngũ chủ yếu phụ thuộc vào đơn vị quản lí là Học viện Phòng không - Không quân 2.3.1.1 Quản lí việc lập kế hoạch công tác của giảng viên

Việc lập kế hoạch công tác của giảng viên là khâu có tính chất tiền đề, định hướng cho toàn bộ quá trình hoạt động giảng dạy của giảng viên và cũng là cơ sở cho việc quản lí giảng viên. Hàng năm vào đầu năm học, Khoa căn cứ vào nhiệm vụ năm học để xây dựng kế hoạch đào tạo, trên cơ sở kế hoạch đào tạo để chỉ đạo bộ môn, định hướng kế hoạch công tác cho các giảng viên đồng thời có cơ sở để giảng viên xây dựng kế hoạch cá nhân.

Bảng 2.4: Thực trạng quản lí hoạt động lập kế hoạch của giảng viên

T T

Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá TB Yếu

CBQ

L GV CBQ

L GV CBQ

L GV CBQ L GV

1 Cụ thể hóa nhiệm vụ năm học 60 62 20 18 20 13 0 7 2 Xây dựng những quy định cụ

thể về kế hoạch cá nhân 40 56 20 25 30 12 10 6 3 Tổ chức kiểm tra việc xây dựng

kế hoạch cá nhân 0 0 20 7 60 56 20 37

4 Thanh tra việc lập kế hoạch

giảng dạy 0 0 40 12 40 50 20 38

5 Sử dụng kết quả kiểm tra kế

hoạch để đánh giá xếp loại 20 25 20 25 20 19 40 31

57

Kết quả khảo sát (bảng 2.4) về quản lí lập kế hoạch công tác của giảng viên cho thấy, để tạo thuận lợi cho các giảng viên, Khoa đã cụ thể hóa nhiệm vụ năm học về số lượng loại kế hoạch và nội dung cần đạt được. Hai nội dung này đều được đánh giá là thực hiện tốt. Đa số các giảng viên không xây dựng những kế hoạch cụ thể và kế hoạch cá nhân, còn các biện pháp tổ chức kiểm tra việc xây dựng kế hoạch cá nhân của giảng viên khoa thường giao cho bộ môn, thực tế chưa đạt hiệu quả trong quản lí. Các cán bộ quản lí không thường xuyên kiểm tra việc lập kế hoạch giảng dạy của giảng viên. Qua kết quả điều tra cho thấy 31% giảng viên và cán bộ quản lí đều thống nhất loại Yếu về việc sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại.

2.3.1.2 Quản lí nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp

Trong quản lí chuyên môn, việc quản lí công tác chuẩn bị giờ giảng và soạn giáo án của giảng viên có vai trò rất quan trọng, Khoa đã có quy định bắt buộc về việc thực hiện nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị tiết của giảng viên. Trong thực tiễn giảng dạy của khoa cho thấy giảng viên nào có ý thức chuẩn bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy của giảng viên đó được đồng nghiệp và sinh viên đánh giá có chất lượng tốt.

Kết quả điều tra ở bảng 2.5 cho thấy việc quản lí soạn bài lên lớp còn mang nặng tính hành chính, đôi khi mang tính hình thức. Khoa đề ra những quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy, tuy nhiên việc thực hiện của giảng viên chưa được tốt, phần lớn các ý kiến của cán bộ quản lí (40%) và giảng viên (56%) đều tập trung ở mức trung bình. Do đặc thù của Khoa, bộ môn là giáo dục các môn học lí luận chính trị, đối tượng là sinh viên các khóa học khác nhau. Đồng thời nhiều cấp, nhiều nhà trường đều tham gia quản lí đội ngũ giảng viên nên những quy định cụ thể về hình thức giáo án còn chung chung. Khoa có biện pháp giám sát việc lập kế hoạch và kiểm tra định kì giáo án của giảng viên, song biện pháp này cũng không thực hiện được nhiều và gặp phải khó khăn về thời gian và hình thức kiểm tra.

58

Có thể nói hạn chế lớn nhất của quản lí nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp đó là tổ chức bồi dưỡng năng lực, phương pháp soạn bài cho giảng viên. Đa số ý kiến của cán bộ quản lí và giảng viên tập trung ở mức Trung bình và Yếu, có tới 60% ý kiến đánh giá của cán bộ quản lí và 61% của giảng viên đánh giá mức độ Yếu. Đa số giảng viên của Khoa được đào tạo từ Học viện Phòng không - Không quân lấy từ các nguồn khác nhau để đào tạo giảng viên, vì vậy năng lực về nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, mặc dù đã qua các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.

Do vậy, Khoa cần tổ chức bồi dưỡng định kì cách thức soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp của giảng viên, nhất là đối với các giảng viên trẻ, giảng viên mới về công tác tại khoa, bộ môn. Mặt khác trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy thì việc đổi mới cách thức soạn bài là một nhu cầu cấp thiết, vì vậy khi không thực hiện tốt biện pháp bồi dưỡng năng lực chuẩn bị bài giảng cho các giảng viên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động dạy học. Việc sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá, xếp loại giảng viên cũng thực hiện chưa được tốt.

2.3.1.3 Quản lí việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy

Chương trình giảng dạy là công cụ chủ yếu để quản lí và giám sát việc thực hiện nội dung và kế hoạch đào tạo, đồng thời nó cũng là căn cứ để giảng viên xây dựng kế hoạch công tác và kế hoạch lên lớp. Vì vậy, quản lí việc thực hiện chương trình giảng dạy của giảng viên là rất cần thiết. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên trong qua trình thực hiện chương trình giảng dạy cũng như giám sát chặt chẽ hoạt động này. Khoa, bộ môn đã đề ra nhiều biện pháp quản lí.

Khoa, bộ môn trên cơ sở các hướng dẫn đã có những quy định cụ thể về nội dung chương trình của môn học Đường lối quân sự của Đảng. Trong biện pháp tổ chức chi tiết hóa kế hoạch và các quy định thực hiện chương trình giảng dạy và đào tạo, nhất là với giảng viên mới về nhận công tác ở bộ môn, khoa. Song biện pháp này chưa được thực hiện triệt để để tạo ra hiệu quả, nhiều bài vẫn chưa có chương trình chi tiết, thống nhất. Vì vậy khi tổ chức thanh tra việc thực hiện chương trình còn gặp nhiều khó khăn.

59

Để giám sát việc thực hiện chương trình của các giảng viên. Khoa, bộ môn đã thực hiện các biện pháp: kiểm tra kế hoạch và thực hiện kế hoạch giảng dạy của bộ môn, giảng viên, giám sát việc thực hiện chương trình thông qua kế hoạch tuần, tháng. Thông qua các biện pháp này về cơ bản khoa, bộ môn đã giám sát tương đối tốt việc thực hiện chương trình của giảng viên.

Kết quả điều tra trong bảng 2.5 cho thấy nhìn chung các ý kiến khá tương đồng trong đánh giá. Khi được hỏi về việc thường xuyên theo dõi thực hiện chương trình thông qua báo cáo của giảng viên các ý kiến tập trung chủ yếu ở mức Trung bình và Yếu (có tới 60% cán bộ quản lí và 51% giảng viên đánh giá ở mức Yếu) chủ yếu dựa vào sự tự giác của giảng viên và tổ bộ môn. Điều đó chứng tỏ lãnh đạo khoa và nhà trường cần quan tâm hơn nữa trong quản lí việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy của giảng viên.

Khảo sát công tác thanh tra việc thực hiện chương trình giảng dạy của bộ môn cho thấy đa số các ý kiến đều thống nhất và tập trung chủ yếu ở mức độ Khá.

Có tới 40% cán bộ quản lí và 50% giảng viên đánh giá ở mức độ Khá trở lên.

Kết quả khảo sát về việc quản lí nề nếp lên lớp 40% giảng viên và 40% sinh viên đánh giá ở mức độ Tốt, cho thấy bộ môn, khoa đã quản lí và quan tâm đến thực hiện nghiêm chỉnh chế độ nề nếp quy định.

Bảng 2.5: Thực trạng quản lí việc thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy

T T

Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Khá TB Yếu

CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV

1

Chỉ đạo bộ môn chi tiết hóa kế hoạch và các quy định thực hiện chương trình giảng dạy

20 18 40 50 20 25 20 7

2

Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình qua báo cáo của giảng viên

0 0 20 12 20 25 60 62

60 3

Đánh giá việc thực hiện tiến trình giảng dạy qua phiếu báo giảng

20 25 40 50 20 18 20 7

4 Kiểm tra kế hoạch và tiến

độ giảng dạy bộ môn 0 0 20 12 20 37 60 51

5 Thanh tra thực hiện chương

trình giảng dạy môn học 20 25 40 50 20 18 20 7

6 Quản lí nề nếp lên lớp của

giảng viên và sinh viên 40 40 20 31 20 18 20 12

7

Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp trong đánh giá, xếp loại thi đua của giảng viên

20 6 20 25 40 56 20 12

2.3.1.4 Quản lí việc cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy

Trong quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học, khoa, Bộ môn đã xây dựng hệ thống các biện pháp cụ thể quản lí hoạt động cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy của giảng viên. Thực trạng quản lí nhiệm vụ vận dụng và cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy được thể hiện ở bảng 2.6.

Khoa, bộ môn luôn khuyến khích giảng viên đổi mới phương pháp đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp. Để bồi dưỡng và nâng cao năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại cho đội ngũ giảng viên, khoa, bộ môn đã tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn theo vấn đề, bài giảng, tổ chức dự giờ để rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động lên lớp trên cơ sở đó góp phần bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên.

Bảng 2.6. Thực trạng quản lí hoạt động cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy

61 T

T

Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Khá TB Yếu

CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV

1 Quy định dự giờ đối với GV 20 6 20 25 40 56 20 12

2

Tổ chức dự giờ thường xuyên, đột xuất và đánh giá sau dự giờ

0 0 20 25 60 62 20 12

3

Bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại

0 0 20 12 20 37 60 51

4

Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học

20 25 40 50 20 18 20 7

5 Tổ chức thao giảng 0 25 20 18 60 50 20 7

Kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy việc quy định chế độ dự giờ đối với giảng viên thực hiện chưa được tốt. Chỉ có 20% ý kiến của cán bộ quản lí và 6%

giảng viên đánh giá ở mức Tốt. Trong khi có tới 40% ý kiến của cán bộ quản lí và 56% giảng viên đánh giá ở mức TB. Việc tổ chức dự giờ thường xuyên, đột xuất và đánh giá sau giờ giảng còn ít, do số lượng giảng viên trong bộ môn còn thiếu. Cán bộ thanh tra, quản lí chuyên môn tham gia giảng dạy nhiều, vì vậy mới chỉ đảm bảo được kế hoạch dự giờ định kì. Một hạn chế nữa là việc tổ chức rút kinh nghiệm chưa hiệu quả, đây là hạn chế lớn vì nếu chỉ dừng lại ở việc dự giờ, không phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp giảng dạy thì hiệu quả của dự giờ không cao. Các ý kiến đánh giá khá thống nhất và tập trung chủ yếu ở mức TB và Khá, có 80% ý kiến của cán bộ quản lí và 87% giảng viên đánh giá ở mức trên.

Việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật trong dạy học hỗ trợ các giảng viên đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết vì nó góp phần thay

62

đổi cả hình thức tổ chức dạy học cũng như phương pháp dạy học. Để sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới, vận dụng công nghệ vào quá trình dạy học đòi hỏi việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương tiện kĩ thuật (máy chiếu, máy tính, thiết bị dạy học, truy cập và trao đổi , truy cập và trao đổi thông tin trên mạng, ...). đây là công việc thường xuyên và thông tin trên mạng, ...).

đây là công việc thường xuyên và lâu dài, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, việc tổ chức bồi dưỡng của bộ môn về cơ bản chưa thỏa mãn đa số giảng viên. Khoa, bộ môn cần quan tâm bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên kĩ năng sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, việc bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại cho giảng viên thực hiện chưa được tốt. Các ý kiến đánh giá tập trung chủ yếu ở mức TB và Yếu, có 80% ý kiến của cán bộ quản lí và 88% giảng viên đánh giá ở mức TB và Yếu.

Kết quả của hơn 60% ý kiến của cán bộ quản lí và 50% giảng viên đánh giá ở mức TB cho thấy việc áp dụng tổ chức thao giảng trong giảng dạy chưa được Khoa, bộ môn thực sự quan tâm.

2.3.2. Quản lí nội dung chương trình, hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành môn học

Nội dung chương trình được thực hiện đúng, đủ theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT. Môn Đường lối quân sự của Đảng gồm 3 tín chỉ với 45 tiết học. Đề cương chương trình đã được phê duyệt. Tuy nhiên đề cương môn học chưa được thiết kế theo vấn đề. Nội dung môn học thiết kế theo các bài học riêng lẻ với số giờ được ấn định và thực hiện trong 8 tuần của kì học. Về cơ bản mỗi bài được thực hiện trong 6 tiết tương đương với 2 buổi học/tuần.

Việc xây dựng kế hoạch bài dạy trong từng tuần học chưa được hiểu đúng, chưa xây dựng và thực hiện đúng, dẫn tới cách thức và phương pháp tiến hành các nội dung của bài dạy chưa khoa học. Ở từng tuần học trên lớp vẫn chủ yếu là sự độc thoại của giảng viên, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên, hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên còn hạn chế. Các tiêu chí đánh

63

giá người học và nhật kí giảng dạy chưa được rõ ràng và thực hiện nghiêm túc, do vậy phần nào chưa thực hiện được tốt các mục tiêu của bài và môn học đề ra.

Công tác tổ chức lớp của môn học cũng còn nhiều bất cập, lớp học thường có số lượng sinh viên đông (160 – 200 sinh viên/lớp), rất vất vả cho giảng viên duy trì kỉ luật lớp học và giảng dạy, khó cho sinh viên tiếp thu kiến thức. Quá trình học GDQP - AN và môn học Đường lối quân sự của Đảng được thực hiện tại trường, tuy đã có những quy định thể hiện tính đặc thù của môn học, song cơ bản cũng giống như các môn học khác. Do vậy chưa đưa được sinh viên vào sát với môi trường quân sự, tính kỉ luật của sinh viên không được đề cao dẫn tới hiệu quả của công tác rèn luyện sinh viên còn nhiều hạn chế.

Phương pháp dạy – học của cả giảng viên và sinh viên trong đào tạo theo hình thức tín chỉ tuy đã có những đổi mới về cả cách dạy và cách học, đã bước đầu khai thác được những lợi thế của phương pháp đào tạo này. Song bên cạnh đó cũng còn nhiều mặt hạn chế, một số giảng viên chưa thoát khỏi phương pháp truyền thụ một chiều, thiếu hoạt động định hướng cho sinh viên hoặc định hướng không rõ ràng, làm cho sinh viên bị động, thiếu tích cực trong tiếp nhận kiến thức, tính thuyết phục và hiệu quả trong giảng dạy không cao. Các giờ cimenar chất lượng còn hạn chế, hiệu quả làm việc ở các nhóm học tập chưa cao, chưa phát huy được tính năng động, sáng tạo của sinh viên.

Khoa thường xuyên chỉ đạo bộ môn, giảng viên thực hiện nghiêm quy chế kiểm tra, thi kết thúc qua các buổi giao ban hàng tuần, trong các buổi họp chuyên môn và qua các văn bản hướng dẫn, quy chế, quy định cụ thể. Khoa đã chỉ đạo bộ môn, giảng viên thực hiện việc kiểm tra đủ số bài điều kiện theo quy định của môn học và nội dung kiểm tra của môn học trên cơ sở khung chương trình và đề cương chi tiết môn học. Thực trạng quản lí công tác kiểm tra việc tổ chức thi, thi kết thúc môn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo sự công bằng, chính xác cho sinh viên. Khi được hỏi về việc chỉ đạo của khoa, bộ môn, giảng viên thực hiện nghiêm quy chế kiểm tra, thi kết thúc, đa số các ý kiến đánh giá đều tập trung vào loại Tốt. Tuy nhiên, kiểm tra việc chấm bài kiểm tra, thi kết thúc chưa thực sự tốt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn đường lối quân sự của đảng (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)