Các tổ chức ngân hàng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1954

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng ở miền nam việt nam (1954 1975) (Trang 35 - 41)

Chương 2: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ NĂM

2.1. Những nhân tố tác động tới sự hình thành và hoạt động của hệ thống ngân hàng

2.1.1. Các tổ chức ngân hàng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1954

Cho đến trước năm 1954, ở miền Nam Việt Nam đã tồn tại các tổ chức ngân hàng hỗ trợ tích cực cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp và tư bản nước ngoài:

2.1.1.1 Ngân hàng Đông Dương và các ngân hàng thương mại - Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine)

Ra đời từ năm 1875, Ngân hàng Đông Dương là một ngân hàng phát hành, cho vay và chiết khấu. Địa vị độc tôn đó đã tạo ra những thuận lợi mà không ngân hàng nào trong vùng mới chiếm đóng có thể cạnh tranh nổi. Ngân hàng Đông Dương lúc đầu hoạt động với hai chi nhánh ở Nam Kỳ và Ấn Độ, từ năm 1885 đến năm 1891 mở rộng với các chi nhánh ở Hải Phòng, Hà Nội, Phnom Pênh và ở Đà Nẵng. Cho đến năm 1946 vốn của ngân hàng này từ 8 triệu piaster ban đầu đã tăng lên 157,2 triệu piaster [2, tr. 25]. Theo nhà kinh tế học Paul Bernard, lãi suất cho vay của Ngân hàng Đông Dương là vào loại cao nhất thế giới, lãi suất chiết khấu thông thường là 8%, và lãi suất tín dụng được pháp định tối đa có thể lên đến mức 12%. Vì thế Ngân hàng Đông Dương được mệnh danh là “người buôn tín dụng” [77, tr. 128].

Ngân hàng Đông Dương đóng một vai trò quan trọng đặc biệt không chỉ trên vùng đất thuộc Pháp, mà còn cả ở nước ngoài. Từ năm thành lập Ngân hàng Đông Dương cho đến năm 1885, số doanh thu của ngân hàng tăng gấp 6 lần, khối lượng tiền lãi tăng gấp 5 lần. Trong vòng 10 năm từ năm 1934 tới năm 1944, ngân hàng đã thực hiện được 550 triệu lãi gộp và tích lũy được 160 triệu piastre tiền dự trữ [2, tr. 30]. Số ký gửi của ngân hàng chiếm hơn nửa tổng số ký thác trên toàn miền Nam. Ngân hàng Đông Dương trở thành một ngân hàng toàn cầu của tư bản tài chính Pháp ở vùng Viễn Đông, giúp chính phủ Pháp trang trải kinh phí chi tiêu trong các năm tài khóa [230, tr.

127]. Với tiềm lực tài chính của mình, ngân hàng đã giúp cho nền kinh tế Nam Kỳ dần vươn lên trở thành một trung tâm kinh tế - tài chính – thương mại hàng đầu của Pháp ở vùng Viễn Đông. Sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Ngân hàng Đông Dương khiến nó được mệnh danh là “con tim và khối óc của nền kinh tế Đông Dương” [2, tr. 24].

Về vị trí của Ngân hàng Đông Dương trong sự thống trị của Pháp ở Việt Nam, có tác giả đã viết:

Chiếm độc quyền phát hành giấy bạc, thiết lập một hệ thống ngân hàng đồ sộ cho vay lấy lãi, tư bản tài chính Pháp khác nào một con bạch tuộc già thò vòi sang Đông Dương hút máu mủ nhân dân Việt Nam, và Việt Nam thật ra là thuộc địa của Ngân hàng Đông Dương [17, tr. 44].

Về sau, khi Ngân hàng Đông Dương chấm dứt các hoạt động thương mại, nhiệm vụ của nó một phần được chuyển sang cho ngân hàng Việt Nam Thương tín và một phần được chuyển sang cho ngân hàng kế nghiệp của người Pháp (tức Pháp Á ngân hàng thành lập vào tháng 12/19551).

- Các tổ chức ngân hàng thương mại khác:

Bên cạnh Ngân hàng Đông Dương, ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc còn có một số ngân hàng thương mại khác, chủ yếu là ngân hàng ngoại quốc và hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, cụ thể như sau:

Ngân hàng Hong Kong – Shanghai Banking Corporation (viết tắt là HSBC) của Anh quốc, mở chi nhánh tại Sài Gòn năm 1883. Đây là một ngân hàng lớn, lâu đời của tư bản Anh lập tại Hồng Kông. Ngân hàng này có số vốn ban đầu là 200 triệu đôla Hồng Kông, và số vốn ở Việt Nam là 30 triệu đôla Hồng Kông. Phạm vi hoạt động của HSBC rất rộng, đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp. Theo báo chí phương Tây tại Sài Gòn thì HSBC có nhiều vốn trong ngành công nghiệp cơ khí hàng hải, ngành vận tải biển và xuất nhập cảng [125, tr. 41]. Mục đích của ngân hàng này là “cung cấp tín dụng cho các thương gia người Anh với người Trung Hoa và các nước khác đến làm ăn, mua bán tại Nam Kỳ” [13].

Ngân hàng thứ 3 được lập vào năm 1904 là “Chartered Bank” cũng của tư bản Anh, đặt chi nhánh tại Hải Phòng và Sài Gòn. Chartered Bank chuyên cấp vốn cho hoạt động xuất nhập khẩu, cấp tín dụng và đầu tư công nghiệp lớn với khối lượng kinh doanh quy mô lớn. Chartered Bank hoạt động rất mạnh ở vùng Đông Nam Á và Úc. Ở miền Nam Việt Nam, Ngân hàng Chartered Bank ra đời trong bối                                                                                                                

1 Ngay sau khi hiệp định Genève năm 1954 được ký kết, Ngân hàng Đông Dương đã nhượng lại cho ngân hàng của chính quyền Sài Gòn những tài sản theo một văn thư ký ngày 20/10/1955 như sau:

- Các bất động sản thuộc tài sản của Ngân hàng Đông Dương ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Đà Lạt.

- Mỏ than Nông Sơn ở Quảng Nam

- 5000 cổ phần trong “Việt Nam Thương tín” trị giá 2.500.000 đồng (mỗi cổ phần trị giá bằng 50%).

Về phần tài sản còn lại gồm các chứng khoản đầu tư của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam thì chuyển sang cho Ngõn hàng Phỏp – Á (Banque franỗaise de l'Asie), một chi nhỏnh của nú thành lập tại miền Nam năm 1955 [125, tr. 11].

cảnh nền kinh tế Nam Kỳ dưới thời cai trị của các Thống đốc Pháp có nhiều chuyển biến to lớn. Theo thống kê trong khoảng thời gian từ (1865 - 1866) có 348 tàu buôn các nước châu Âu tìm đến Nam Kỳ để thu mua lúa gạo, trong đó đội tàu buôn của Anh chiếm 119 tàu. Trước tiềm năng thương mại đó, đồng thời cũng thông qua hoạt động thăm dò, Ngân hàng Chartered Bank đã cho thành lập chi nhánh tại Sài Gòn, ở số 03, đường Adran (đường Hồ Tùng Mậu) nhằm giành giật thị trường với Ngân hàng HSBC.

Trong thời kỳ khai thác thuộc địa, ngoài tư bản Anh cạnh tranh mạnh với Pháp, tư bản người Hoa cũng là đối thủ của Pháp nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Phần lớn các hoạt động thương mại đều do người Hoa nắm giữ. Vào năm 1921, Đông Á ngân hàng (Bank of East Asia) của tư sản người Hoa ra đời ở Sài Gòn. Ngân hàng này chủ yếu kinh doanh bất động sản, xây cất biệt thự cho thuê. Do tính chất kinh doanh như vậy nên ngân hàng này chủ yếu làm ăn với tư bản địa ốc, nhà cửa và nhà thầu.

Chính sự kiểm soát hoạt động thương mại của thương nhân người Hoa đã làm cho chính quyền thực dân Pháp tại Nam Kỳ phải nể mặt. Chính quyền thuộc địa Pháp đã ban hành nhiều quy chế tạo sự dễ dàng cho người Hoa được sinh cơ, lập nghiệp tại xứ Nam Kỳ nhằm lôi kéo và cấu kết với tầng lớp này để chèn ép, bóc lột nhân dân bản xứ. Năm 1922, Ngân hàng Pháp- Hoa (Banque Franco-Chinoise viết tắt là BFC), được thành lập với mục đích hỗ trợ các giao dịch thương mại giữa Pháp, Đông Dương và Trung Hoa cũng như với một vài nước khác ở Á Đông như Nhật Bản, Thái Lan [222, tr. 38]. Vốn pháp định ban đầu của ngân hàng này là 21,2 triệu franc, trong đó vốn ở Sài Gòn là 5,3 triệu franc. Ngân hàng này hoạt động chính là cấp vốn ngoại thương, thực hiện xuất nhập cảng lúa gạo, nguyên liệu công nghiệp như cao su, dầu dừa, và nông sản nhiệt đời. Đồng thời, Ngân hàng Pháp-Hoa cũng cấp tín dụng và đầu tư vào ngành công nghiệp nhẹ, tiểu công nghệ và xây dựng công trình tiện ích công cộng cho thuê, kinh doanh bất động sản, tiền gửi tiết kiệm của tư nhân và chiếm khá nhiều vốn trong các ngành công nghiệp bất động sản của Pháp ở miền Nam [125, tr. 37]. Khách hàng quan trọng nhất của ngân hàng là các tiểu thương gia Việt Nam và người Hoa [42, tr. 7-8].

Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của chương trình khai thác thuộc địa của Pháp, giai cấp tư sản Việt Nam ngày càng phát triển và cạnh tranh với tư sản Pháp và tư sản người Hoa. Trong bối cảnh đó, năm 1927, tư sản người Việt chung

vốn thành lập “An Nam ngân hàng” tại Sài Gòn, sau đổi tên là Việt Nam ngân hàng.

Đây là một ngân hàng người Việt duy nhất của tư sản Việt Nam lúc bấy giờ hoạt động dưới thời Pháp thuộc với mức huy động được nhiều tiền gửi và cung cấp tín dụng cho tư sản Việt Nam lãi suất 12%/năm [125, tr. 5].

Sang thập niên 30 của thế kỷ XX, thông qua các hoạt động thăm dò tiềm năng phát triển của thuộc địa, Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Pháp (Banque Nationale pour le Commerce et l'industrie- BNCI) đã cho mở chi nhánh tại Nam Kỳ vào 1932 [222, tr. 38]. Mục đích của ngân hàng là tài trợ các khoảng tín dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của thương nhân Pháp và châu Âu đang làm ăn mua bán tại Nam Kỳ.

Từ 1945 đến năm 1954, ở Việt Nam có thêm 3 ngân hàng được thành lập và hầu hết là ngân hàng của tư sản người Hoa. Năm 1946, Trung Hoa ngân hàng (Bank of China) được thành lập, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; Năm 1947, chi nhánh của Giao thông ngân hàng (Bank of Communication) một ngân hàng của tư sản người Hoa cũng có mặt ở Sài Gòn. Ngân hàng này chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu, cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu kim khí [125, tr. 44]. Khách hàng chính của hai ngân hàng này cũng là các nhà doanh nghiệp Việt Nam và người Hoa. Năm 1953, một hệ thống ngân hàng do tư sản Việt Nam được thành lập là Việt Nam Công thương Ngân hàng bắt đầu hoạt động tại Sài Gòn. Số vốn thành lập ban đầu là 100.000 VN$ gồm 50.000 cổ phần. Đây là ngân hàng thứ hai của người Việt và đồng thời cũng là ngân hàng thứ 9 cuối cùng được thành lập dưới thời Pháp thuộc2.

2.1.1.2. Viện Phát hành Liên quốc Việt – Miên – Lào (Institut d’Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Vietnam)

Sau năm 1945, tại vùng tạm bị chiếm, thực dân Pháp đã lợi dụng tình trạng giấy bạc Đông Dương còn đang lưu hành ở Việt Nam và âm mưu giữ độc quyền phát hành giấy bạc. Năm 1948, Quốc hội Pháp chính thức thừa nhận cơ quan phát hành mới ở Đông Dương là Viện Phát hành Liên quốc Việt – Miên - Lào, nhưng trên thực tế Ngân hàng Đông Dương vẫn đảm nhiệm việc phát hành.

                                                                                                               

2 Theo tài liệu “Về thanh lý các ngân hàng của chế độ cũ ở các tỉnh phía Nam năm 1977, hồ sơ số 3966 thuộc Phông Phủ Thủ tướng của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, ngân hàng này được thành lập vào ngày 2.6.1954 [219, tr. 54].

Cho đến năm 1952, Viện Phát hành Liên quốc Việt – Miên - Lào, đặt trụ sở chính ở Nam Vang (Phnôm Pênh), chính thức phát hành đồng tiền liên bang3. Tuy nhiên cơ quan này chưa có tất cả các nhiệm vụ của một ngân hàng trung ương, mà nghiệp vụ chính chỉ là phát hành chỉ tệ và cho chính phủ mỗi nước vay tiền. Mỗi nước được phép vay nhiều nhất là bằng một phần ba số bạc lưu hành trong nước đó. Đến ngày 31/12/1953, chính phủ Quốc gia Việt Nam đã vay 700 triệu đồng bạc, tức vay quá giới hạn quy định là 550 triệu đồng bạc [66, tr. 103].

Sau Hiệp định Genève, vào tháng 12/1954, thực dân Pháp ký kết một loạt hiệp định với chính quyền ở miền Nam Việt Nam (lúc đó là Quốc gia Việt Nam), Campuchia và Lào, xóa bỏ Liên hiệp tiền tệ Đông Dương cũ do Hiệp ước Pau quy định năm 1950 và thừa nhận chủ quyền tiền tệ của các nước Campuchia, Lào và Quốc gia Việt Nam4. Tài sản của Viện Phát hành Liên quốc được chia cho ba nước thành viên để những nước này có thể lập các ngân hàng trung ương của nước mình. Hiệp định này cũng tuyên bố giải thể các loại định chế bốn bên do Pháp thống trị đã từng được thiết lập để quản lý hệ thống tiền tệ và quan thuế, giải thể Viện Phát hành và Nha Kiểm soát hối đoái Đông Dương. Về mặt nguyên tắc mỗi quốc gia từ nay được quyền tự do phát hành và kiểm soát tiền tệ, ấn định hối suất, độc lập đề ra các chính sách tiền tệ, ngoại hối và thương mại. Để thay thế cho Viện Phát hành, tại mỗi quốc gia gồm Quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia thiết lập một ngân hàng trung ương với đặc quyền phát hành giấy bạc và có nhiệm vụ bảo vệ giá trị tiền tệ của mình trên phạm vi quốc tế và quốc gia. Hiệp định trên là cơ sở pháp lý và là động lực để chính quyền Sài Gòn thành lập một ngân hàng trung ương trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam.

2.1.1.3. Ngân hàng Nhân dân Nam Bộ

Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công nhưng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không tiếp quản được Ngân hàng Đông Dương. Trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, đất nước tạm thời chia làm hai vùng: vùng tự do và vùng tạm bị chiếm. Tại vùng tự do, với mục đích thực hiện chính sách thống nhất tài chính để tăng sức kháng chiến và theo Huấn lệnh của Chính phủ Trung ương (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) rằng Nam Bộ phải có Ban Ngân sách chung và ngân khố, ngày 25 tháng                                                                                                                

3 Viện Phát hành do một Ban giám đốc gồm 12 nhân viên. Mỗi quốc gia liên kết và Pháp cử ba người. Các thành viên chính có nhiêm vụ giám sát và kiểm soát công việc của Viện Phát hành [66, tr .103].

4 Hiệp ước Pau đã lập ra một Viện Phát hành Liên quốc với nhiệm vụ chính là thay thế Ngân hàng Đông Dương để phát hành giấy bạc Đông Dương, và một Viện Hối đoái Đông Dương chung cho cả 3 quốc gia. Viện Hối đoái này trực thuộc vào Viện Hối đoái Pháp và đồng bạc Đông Dương vẫn lệ thuộc đồng quan Pháp như trước [198 tr.

117, tr. 142].

5 năm 1948, Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ đã ban hành nghị định số 131/NĐ-NB về việc thành lập ở Nam Bộ một Sở Ngân khố dưới sự quản lý của Ban Tài chính thuộc Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ [216, tr. 131].

Ngày 24 tháng 8 năm 1950, Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ ban hành Nghị định số 312/NB về việc bãi bỏ Nghị định số 131/NĐ-NB và 447/NĐ-NB thành lập Sở Ngân khố Nam Bộ. Theo Nghị định này thì Sở Ngân Khố Nam Bộ chịu sự quản lý trực tiếp của UBKCHC Nam Bộ. Ngày 21 tháng 10 năm 1953, UBKCHC Nam Bộ ban hành nghị định số 39/NĐ-53 về việc thành lập và quy định tổ chức, lề lối làm việc của Ngân hàng Nhân dân Nam Bộ (gọi tắt là Ngân hàng Nam Bộ) với nhiệm vụ và quyền hạn chính là: (1) Phát hành và điều hòa sự lưu thông tiền tệ; (2) Quản lý tiền tệ và chủ yếu là quản lý tiền mặt tại kho bạc Nhà nước (Ngân hàng làm đại lý Ngân khố);

(3) Cho vay và huy động vốn của nhân dân phát triển sản xuất nông – công nghiệp, phát triển mậu dịch; (4) Phụ trách việc phát hành công trái, trả lời và hoàn vốn công trái cho nhân dân; (5) Đấu tranh tiền tệ với địch5.

Do chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nên kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhân dân Nam Bộ chưa có tầm ảnh hưởng lớn6. Năm 1954, sau khi Hiệp định Genève được ký kết, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa gấp rút chuẩn bị tiếp quản vùng địch bị tạm chiếm và thực hiện việc tập kết ra Bắc, chi nhánh ngân hàng Nhân dân Nam Bộ bị giải thể, cấp ngân hàng cấp liên khu bị thu gọn và hệ thống ngân hàng xuất khẩu nhẩu được chuyển thành ngân hàng nội địa.

Như vậy, từ cuối thế kỷ 19 đầu những năm 50 của thế kỷ XX, ở miền Nam Việt Nam đã có nhiều tổ chức ngân hàng của cả người Việt và tư bản nước ngoài xuất hiện, đặc biệt trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại vùng tự do ở Nam Bộ đã xuất hiện Ngân hàng Nhân dân Nam Bộ do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát.

Nhìn chung, các lĩnh vực chủ yếu mà các ngân hàng tập trung vào là phát hành, hối

                                                                                                               

5 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nam Bộ gồm các phòng, ban và đơn vị sự nghiệp gồm: Ban Giám đốc, Phòng Hành chính (có 2 bộ phận: Văn thư và Quản trị, Phòng Nghiệp vụ (có 3 bộ phận: Tiền tệ, tín dụng, nghiên cứu thống kê), Phòng phát hành (có 3 bộ phận: nghiên cứu phát hành, kho quỹ), Phòng kế toán (có 2 bộ phận: nghiên cứu thẩm kê, kế toán), Cơ quan ấn loát, Chi nhánh ngân hàng tỉnh, liên tỉnh, thành, Đại lý ngân hàng (đặt tại các tỉnh mà phạm vi kinh doanh ít), Ngân hàng xuất nhập khẩu tỉnh và liên tỉnh [217, tr. 3-10]. Cho đến tháng 9 năm 1954, Ngân hàng Nhân dân Nam Bộ đã phát triển tổ chức từ 43 nhân viên tăng lên 114 nhân viên [218, tr. 15].

6 Thành tích lớn nhất của Ngân hàng Nhân dân Nam Bộ là đấu tranh tiền tệ với “địch”. Chiến dịch tiền tệ đã đem lại kết quả về mặt chính trị, nhân dân tin tưởng vào bạc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thấy rõ nguy hại của việc giữ bạc “địch” (tức là đồng piaster của Ngân hàng Đông Dương phát hành). Về công tác tín dụng, trong 6 tháng đầu năm 1954, Ngân hàng Nhân dân Nam Bộ đã phân phối 150.000 giạ lúa cho các huyện ở tỉnh Bạc Liêu.

Trong công tác phát hành, trong năm 1953, Ngân hàng Nhân dân Nam Bộ đã phát hành hơn 300 triệu đồng loại bạc 100 đồng. Trong 6 tháng đầu năm 1954 ngân hàng đã hoàn thành in 600 triệu đồng bằng Séc [218, tr. 6-13].

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng ở miền nam việt nam (1954 1975) (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(245 trang)