Chương 3: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ NĂM
3.2. Những thay đổi về cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng 73 1. Ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ
3.3.2. Hoạt động của các ngân hàng thương mại
Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thương mại chịu tác động của hoàn cảnh chiến tranh cũng như các chính sách điều phối của NHQG.
Như đã phân tích bối cảnh trong phần 3.1.3, dưới chính sách viện trợ ồ ạt hàng tiêu dùng của Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn nhận thấy những mối lợi từ việc nhập cảng hàng hóa viện trợ nên đã chuyển hướng chính sách, từ ưu tiên xuất cảng sang ưu tiên nhập cảng. Các ngành nhập cảng theo đó được hưởng nhiều ưu đãi từ phía ngân hàng thông qua việc cung cấp tín dụng cho các thương gia.
Từ năm 1966, các nghiệp vụ liên quan đến mở tín dụng thư cho hoạt động nhập cảng của các thương gia tăng mạnh, dẫn đến tổng số cho vay của các ngân hàng cũng tăng theo, từ 28,6 tỷ đã lên tới mức cao nhất vào cuối tháng 4/1967 là 33,1 tỷ VN$, trong đó 70% số này thuộc về việc ứng tiền liên quan đến các nghiệp vụ nhập cảng [153, tr. 127]. Vào ngày 17/7/1971 tổng số cho vay đã lên tới 59,7 tỷ VN$ tăng 17,6 tỷ so với ngày 31/12/1970, nghĩa là tương đương với 94% số gia tăng tiền tệ trong thời gian đó [146, tr. 43].
- Tín dụng theo loại hình nghiệp vụ
Do bối cảnh chiến tranh, các ngân hàng rất dè dặt trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn, mà ưu tiên các tín dụng ngắn hạn. Nếu xét nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng quốc nội, (kể cả Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp, Ngân hàng nông thôn và các Ngân hàng phát triển) thì chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn:
Bảng 3.2: Tình hình tín dụng tại các ngân hàng Đơn vị: tỷ VN$
1970 1971 1972 1973 A. Tín dụng ngắn hạn 47,66 71,81 104,11 163,5 1. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp 5,39 8,02 13,54 33,07
2. Ngân hàng nông thôn 0,16 0,72 1,96 7,43
3. Ngân hàng thương mại 42,11 63,06 88,60 123,0 B. Tín dụng trung hạn 3,83 4,67 6,51 17,28 1. Ngân hàng Phát triển kỹ nghệ Việt Nam 3,17 3,94 5,53 10,11 2. Ngân hàng đầu tư và phát triển 0,66 0,73 0,98 7,17
TỔNG (A+B) 51,49 47,48 110,62 180,78
Nguồn: [63, tr. 15].
Trong tổng lượng tín dụng cấp phát trong các năm từ 1970 đến 1973, các ngân hàng thương mại, ngân hàng nông thôn và Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp là những thể chế chuyên cung cấp tín dụng ngắn hạn, chỉ có Ngân hàng Phát triển kỹ nghệ Việt Nam và ngân hàng đầu tư và phát triển là tập trung vào tín dụng trung hạn. Lượng tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tín dụng, 93% năm 1970 và 91%
năm 1973, trong đó, tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng nhiều nhất 81,8% năm 1970 và 68,3% năm 1973, tiếp đến là tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 10,5% năm 1970 và 18,3% năm 1973.
Lượng tín dụng trung hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tín dụng, 7,4% năm 1970 và 4% năm 1973.
Đặc tính tín dụng trên cũng phản ánh thực trạng của tình hình ngân hàng miền Nam lúc bấy giờ. Trong bối cảnh chiến tranh và tính bất ổn của nền kinh tế, các ngân hàng dè dặt trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn. Tín dụng ngắn hạn được ưu tiên nhiều, nhất là tín dụng cho lĩnh vực nhập khẩu có thời gian quay vòng nhanh, dễ thu hồi vốn và lợi nhuận mang lại cũng cao.
- Tín dụng cấp cho thành phần kinh tế
Như đã phân tích, dưới chính sách nhập cảng không hạn chế các mặt hàng của chính quyền Sài Gòn, phần lớn các nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng vẫn tập trung vào các khoản cho vay lớn liên quan đến ngành thương mại, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu. Năm 1967, trong tổng cơ cấu tín dụng, tín dụng cấp cho hoạt động thương mại chiếm 51%, cho công nghiệp là 43,3%, nông nghiệp là 0,8% và dịch vụ là 4,9%. Năm 1968, lĩnh vực thương mại tiếp tục nhận được tín dụng nhiều nhất (52%), và hoạt động nông nghiệp vẫn nhận được ít nhất (1%) [144, tr. 61]. Năm 1973 là năm cao điểm, hệ thống ngân hàng đã cấp phát cho các giới sản xuất và thương mại lượng tín dụng lớn nhất so với các năm trước: 88,6 tỷ VN$, tăng 13 lần so với năm 1965.
Dưới đây là tình hình tín dụng cho các ngành cụ thể:
Tín dụng cho ngành nông nghiệp
Trong thời kỳ 1965-1970, để “tranh thủ trái tim khối óc” của nông dân, thực hiện chương trình “phát triển xã hội”, mở đường cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nông thôn, Mỹ và chính quyền VNCH đẩy mạnh sự xâm nhập kinh tế thực dân kiểu mới vào vùng nông thôn của miền Nam đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để thực hiện mục tiêu trên, một trong những biện pháp mà Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn chú ý tới là hoạt động tín dụng nông nghiệp để hỗ trợ cho chương trình Người cày
có ruộng, nhập khẩu máy móc nông nghiệp và thực hiện quá trình cơ giới hóa và canh tân hóa nông nghiệp.
Nhận thức được những hạn chế của mô hình Quốc gia Nông tín cuộc, nhiều nhà kinh tế miền Nam khi đó đã cho rằng cần phải phát triển định chế ngân hàng như là một yếu tố nòng cốt cho sự phát triển cất cánh của nông thôn miền Nam60. Chính vì thế, từ cuối những năm 1960, chính phủ VNCH đã tăng cường hai thể chế tài chính cung cấp tín dụng chủ yếu cho nông dân miền Nam là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và thành lập mạng lưới các ngân hàng nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp (ADBVN) có hai khu vực cho vay chính:
cho vay bằng tín dụng của ngân hàng trên cơ sở tài sản đảm bảo và cho vay bằng các dự án được hỗ trợ bởi các chương trình của chính phủ. Chẳng hạn năm 1970, ADBVN đã cho vay 6,71 tỷ thuộc các dự án được hỗ trợ của chính phủ gồm 15 chương trình, như Chương trình lúa thần nông, Chương trình yểm trợ cải cách điền địa, Chương trình cơ giới hóa nông ngư nghiệp, Chương trình tăng gia sản xuất, Chương trình chăn nuôi heo gà, Chương trình bình định và xây dựng nông thôn, chương trình nông tín hướng dẫn, Chương trình Đức mã[84, tr. 267]…Tuy nhiên, nếu truy nguyên nguồn gốc của số ngân khoản 6,71 tỷ $VN cấp phát trên thì hơn 80% là thuộc vốn của chính quyền Sài Gòn và viện trợ nước ngoài, phần vốn riêng của ngân hàng và tiền ký gửi của người dân vào việc cấp phát tín dụng chỉ chiếm 15%. Điều đó càng khẳng định mặc dù đã thoát thai khỏi vỏ bọc là Quốc gia Nông tín cuộc nhưng Ngân hàng Phát triển nông nghiệp vẫn là một phương tiện của chính phủ để thực hiện các chính sách
“Canh tân hóa nông nghiệp” và “Bình định nông thôn” – vốn hỗ trợ cho cuộc chiến giành “trái tim và khối óc” của người nông dân.
Về đặc điểm, phần lớn nguồn tín dụng do ADBVN cũng giống như một số các ngân hàng khác là chỉ tập trung vào các khoản vay mang tính ngắn hạn (dưới 18 tháng) chiếm 97,55%, trong khi tín dụng dài hạn (trên 5 năm) và trung hạn (từ 2 đến 5 năm) chỉ chiếm 0,02% và 2,43%. Trong đó ngành chăn nuôi nhận được lượng tín dụng lớn nhất: 71,37%, tiếp đến là ngành chăn nuôi: 12,72%. Ngành ngư nghiệp, mậu dịch nông phẩm và tiểu công nghệ chỉ nhận được lượng tín dụng hạn chế [84, tr. 269]. Đây là một trong những hạn chế của loại hình nông tín này.
60 Một trường hợp tiêu biểu theo quan điểm này là ông Nguyễn Văn Hảo - Giáo sư kinh tế, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp [225, tr. 45].
Từ năm 1970, nguồn nông tín còn được hỗ trợ thêm bởi một kênh tín dụng quan trọng là mạng lưới các ngân hàng nông thôn tư nhân. Tính đến cuối năm 1971, tổng số cho vay của các ngân hàng nông thôn lên tới 723,6 triệu $VN [84, tr. 267]. Trong ba năm từ năm 1970 tới năm 1972, số lượng người được nhận tín dụng của ngân hàng nông thôn tăng từ 3.744 người lên 15.146 người; số tín dụng được cấp phát cũng tăng, từ 2,3 tỉ lên 3,1 tỉ [64, tr. 59]. Cho đến năm 1974, đã có gần 70 ngân hàng nông nghiệp tư nhân hoạt động vào giữa năm 1974 ở hầu khắp các tỉnh, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long nâng hiệu suất sản xuất lên cao.
Ngoài ADBVN và các ngân hàng nông thôn, nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp còn có sự tham gia của các ngân hàng thương mại, tuy nhiên, với số lượng hầu như không đáng kể. Trong tổng số vốn đầu tư vào các ngành kinh tế, các ngân hàng thương mại chỉ dành cho hoạt động nông nghiệp khoảng 6% và chủ yếu là những khoản tiền ứng trước cho khách hàng trong việc mua nông sản phẩm. Theo Trần Như Long (1976) các ngân hàng thương mại ở VNCH chỉ muốn cấp tín dụng cho các nông trường/nông trang lớn. Họ tập trung hoạt động của mình vào các trung tâm đô thị và rất miễn cưỡng phải mở rộng hoạt động xuống những vùng nông thôn và giới hạn tín dụng của mình cho hoạt động nông nghiệp [278, tr. 49].
- Về kết quả đạt được:
Từ năm 1967, hệ thống tín dụng nông nghiệp với các mạng lưới Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và các ngân hàng nông thôn đã hỗ trợ việc đầu tư sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nhiều người hoạt động trong các ngành nông, lâm, ngư mục, tiểu công nghệ đều có thể hưởng thụ dịch vụ của ngân hàng. Người nông dân được hưởng lợi nhiều từ chính sách “canh tân hóa nông nghiệp” của chính quyền. Nông dân sử dụng tín dụng nông nghiệp để đầu tư vào máy móc hiện đại và công cụ, phân bón, giống mới và nhiều nhu yếu cần thiết khác nhằm cải thiện trực tiếp và gián tiếp năng suất nông nghiệp [131, tr. 10]. Theo tài liệu của Sở Thống kê và Kinh tế nông nghiệp, thì trong năm 1969, diện tích trồng lúa là 2.430.000 mẫu tây, và sản lượng là 5.115.000 tấn lúa, so với năm 1968 canh tác 2.393.000 mẫu (hơn 37.000 mẫu) và sản lượng là 4.366.150 tấn (hơn 748.850 tấn) [171, tr. 49]. Ngoài ra, năm 1970, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp phát vay 6,715 tỉ VN$ giúp nông dân mua 809.802 tấn phân bón;
1.712 máy cày; 3.437 máy bơm; 201 máy xay lúa, 1.525 thủy động cơ, 1613 dàn lưới, 16.451 tay lưới góp phần thực hiện chính sách “cân tân hóa nông nghiệp” hỗ trợ cho người dân có phương tiện canh tác [171, tr. 65].
Đối với chương trình “Người cày có ruộng” của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, với mục tiêu tách nông dân ra khỏi lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, trong 3 năm đầu thực thi luật, chính quyền Sài Gòn đã sử dụng hơn 30 tỷ VN$ để bồi thường cho điền chủ và công việc điều hành chung. Ngân sách niên khóa 1970 cho chương trình Người cày có ruộng là 189,120 triệu, năm 1971 là 10,363 tỷ VN$ và năm 1972 là 20,311 tỷ VN$, lần lượt chiếm 0,13%, 5,74% và 10,07% ngân sách quốc gia61. Việc một số lượng tiền lớn được bung ra cho chương trình Người cày có ruộng như thế dễ dẫn đến nguy cơ lạm phát cho nền kinh tế. Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn đã tháo gỡ vấn đề trên bằng biện pháp sử dụng số tiền viện trợ từ chương trình Viện trợ thương mại của Hoa Kỳ. Viện trợ của USAID đã góp một lượng ngân khoản lớn để bồi thường cho chủ điền bị truất hữu trong chương trỡnh ô Người cày cú ruộng ằ. Trong năm 1970, USAID đó ô thỏo khoỏn ằ thờm 10 triệu đụla trong chương trỡnh viện trợ thương mại (CIP) để lấy thêm tiền tài trợ cho công tác này. Trong tài khóa 1970-1971 USAID đã tăng 30 triệu đô la trong chương trình viện trợ thương mại hóa CIP để tài trợ chương trình Người cày có ruộng [64, tr. 53]. Vì vậy số tiền viện trợ trên đảm bảo cho hoạt động bồi thường trong Người cày có ruộng, hạn chế tình trạng lạm phát của nền kinh tế Sài Gòn. Ngoài ra, để giảm bớt phần nào ảnh hưởng lạm phát do việc bồi thường theo Luật ô Người cày cú ruộng ằ gõy ra, USAID đó dựng 25 triệu đụla tài trợ nhập cảng cho chương trình Viện trợ Thương mại [176, tr. 86]. Đến năm 1973, Hoa Kỳ cũng yêu cầu Quốc hội cấp thêm 15 triệu đôla cho chương trình này.
Có thể nói, tín dụng nông nghiệp đã tham gia tài trợ tất cả các ngành hoạt động lâm, ngư mục và tiểu công nghệ trong suốt cả chu kỳ sinh hoạt kinh tế từ sản xuất đến tiêu thụ. Bản Phúc trình thanh tra ngày 30/6/1974 trình Tổng thống VNCH đã nhận định “Trong những năm gần đây, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ và đã trở thành một trong những định chế tín dụng hữu hiệu so với các định chế tương tự” [173].
- Hạn chế của chương trình nông tín :
Dù công tác tín dụng nông nghiệp của hệ thống ngân hàng có nhiều tiến bộ so với Quỹ Nông tín cuộc nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của tín dụng nông thôn. Trong năm 1971, khoản tín dụng nông nghiệp do ADBVN và các ngân hàng nông nghiệp tư cấp tăng 13% so với năm 1967 [302, tr. 79]. Tuy vậy theo tính toán của ADBVN thì ngân hàng này mới chỉ phục vụ cho khoảng 10% tổng nhu cầu tín dụng
61 Ngân sách này đã được cộng gộp cả khoản viện trợ của Hoa Kỳ [57, tr. 80].
[173, tr. 396]. Toàn bộ các cơ quan cung cấp tín dụng thuộc Chính phủ (Ngân hàng Phát triển nông nghiệp, ngân hàng thương mại, Hợp tác xã, Hiệp hội nông dân) chỉ cung cấp 6 tỷ VN$ cho ngành sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, chỉ riêng về sản xuất lúa, chưa nói đến cho vay về cải cách điền địa và thương mại hóa nông ngư phẩm, con số ước lượng khiêm tốn nhất về nhu cầu tín dụng hàng năm cũng đến 30 tỷ VN$. Điều này cho thấy nguồn cung cấp tín dụng nông nghiệp tại VNCH quá eo hẹp62. Hơn thế nữa, dù cho mức tín dụng được cấp phát tăng qua các thời kỳ, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu tín dụng nông thôn.
Một hạn chế nữa là, đại đa số tín dụng cấp phát là ngắn hạn, trong khi tín dụng trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ: tín dụng ngắn hạn trung bình chiếm 95%, trung hạn trung bình là 3% và dài hạn trung bình là 2%. Vấn đề này gây ra nhiều trở ngại cho sự tăng gia sản xuất [208, tr. 42].
Theo Phiếu trình Mật-Thượng khẩn số 693-BCCĐĐCN/VP/M ngày 17/7/1969 của Tổng trưởng Cải cách điền địa và Canh nông lên Thủ tướng Chính phủ về vấn đề Nông tín và Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp thì Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp đã hoạt động như một ngân hàng thương mại, chủ yếu cấp phát tín dụng cho các khách hàng trong trường hợp có bảo đảm chắc chắn. Những nghiệp vụ cho vay của ngân hàng chỉ hướng tới lĩnh vực thương mại, do vậy những khách hàng hưởng thụ “tín dụng ngân hàng” này không phải là nông dân [173]. Nguồn tín dụng một lần nữa lại quay lại những người có tài sản, có đất trong tay và họ sử dụng nguồn tín dụng từ ngân hàng để kinh doanh cho người nông dân vay lại. Thậm chí, đối tượng được nhận một trong những khoản vay lớn nhất của chính phủ là một người chủ sở hữu hoặc một nhà cho vay lớn trong các tổ chức Hụi. Lý do là chỉ những người chủ sở hữu mới có đất để làm vật thế chấp. Họ nhận các khoản tiền cho vay từ chính phủ (từ các ngân hàng) và biến chúng trở thành những khoản vay cá nhân với lãi suất dưới 1% và cho vay lại ở mức lãi suất thị trường là 3-5%.63
Trong Thông tư số 17/TD/NH/2 của Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp gửi các giám đốc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp ngày 16/4/1970 đã nhận
62 Trong năm 1972, ADBVN cho 202.714 nông dân vay, con số này tăng lên 328.961 người năm 1973 (tăng 62%), trong khi số nông dân của cả nước ước tính là 2 triệu [173].
63 Mức lãi suất ban đầu mà ADBVN đặt ra cho các khoản vay ngắn hạn (dưới 18 tháng) là 12%/năm và 6- 8%/năm với các khoản vay trung và dài hạn (trên 18 tháng tới 5 năm). Trường hợp cho vay để kinh doanh thương mại thường là ngắn hạn 3 tháng, 6 tháng hoặc 9 tháng thì lãi suất từ 10-11%/năm, cộng thêm hoa hồng mỗi quý là 0,25%. Mức lãi suất từ ngân hàng không cạnh tranh nổi với lãi suất từ các khoản vay từ họ hàng, người thân, bạn bè và hụi [36, tr. 54].
định về hiệu quả của chương trình cho vay mãi dịch lúa gạo và cho vay gửi lúa như sau:
“Trung ương nhận thấy từ trước tới nay, việc cho vay mãi dịch lúa gạo thường khi không thực sự giúp đỡ trực tiếp cho nông dân cũng như cho tiêu thụ. Về phương diện thương mại hóa, việc tài trợ vốn thường khi chỉ giúp cho thương gia có thêm phương tiện mua lúa non, hoặc dùng tiền vay để dự trữ lúa và chờ bán với giá cao” [173].
Hơn nữa, các Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và các ngân hàng nông thôn cũng chỉ “giới hạn về các nghiệp vụ liên quan đến nông nghiệp, chỉ tham gia vào một số nghiệp vụ như thu mua lúa gạo, xuất cảng nông sản, nhập cảng nhập lượng nông nghiệp” [194]. Chính vì thế Bộ Cải cách điền địa và Canh nông đã kết luận về hoạt động của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp như sau: “tín dụng ngân hàng của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp chưa hướng đến sản xuất nông nghiệp” [173].
Tín dụng cho ngành công nghiệp
Từ năm 1965 trở đi mức độ chiến tranh ngày càng ác liệt, cùng với việc tham chiến của quân đồng minh, Hoa Kỳ tiến hành viện trợ ồ ạt các mặt hàng tiêu dùng trực tiếp mục tiêu là cho chính quyền VNCH có thể bán ngay ra thị trường, lấy tiền đưa vào Quỹ Đối giá để chi cho hoạt động quân sự. Chủ trương hạn chế hàng ngoại hóa, khuyến khích hàng nội hóa trước đây đã bị gác bỏ. Nền công nghiệp từ đó bị chuyển sang một hướng khác: những ngành công nghiệp phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động chiến tranh có điều kiện phát triển, tiêu biểu cho những ngành này là: công nghệ thực phẩm, đồ hộp, thuốc lá, bia, công nghiệp luyện kim – là những ngành công nghiệp phục vụ trực tiếp cho chiến tranh. Bản Kế hoạch Tứ niên quốc gia (1971-1975) được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc trước hai viện Quốc hội ngày 15/11/1971 đã nhấn mạnh chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp của chính phủ [73, tr. 46]. Đồng thời, Bản kế hoạch cũng đưa ra những nguyên tắc căn bản để phát triển công nghiệp là tự do kinh doanh, khuyến khích tư bản nước ngoài và tư bản trong nước đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, khuyến khích địa chủ chuyển hướng sang kinh doanh lĩnh vực công thương nghiệp. Những ngành công nghiệp được ưu tiên là những ngành có khả năng hỗ trợ nông nghiệp, dùng nhiều nguyên liệu trong nước.
Với ba định chế tài trợ cho lĩnh vực công nghiệp là: Ngân hàng Phát triển Kỹ nghệ Việt Nam (IDBV); Ngân hàng Phát triển Công nghiệp (IDEBANK) và Quỹ Phát triển Kinh tế Quốc gia (NEDEF), lượng tín dụng cho hoạt động công nghiệp được bổ sung hơn so với thời kỳ trước. Trong đó, mức cho vay của Trung tâm Khuếch trương kỹ nghệ năm 1965 mới là 296,7 triệu, đến năm 1969 lên tới 1.667,6 triệu [123, tr. 60].