Bối cảnh lịch sử mới và những tác động tới hệ thống ngân hàng 67 1.Tình hình kinh tế, chính trị ở miền Nam Việt Nam

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng ở miền nam việt nam (1954 1975) (Trang 75 - 81)

Chương 3: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ NĂM

3.1. Bối cảnh lịch sử mới và những tác động tới hệ thống ngân hàng 67 1.Tình hình kinh tế, chính trị ở miền Nam Việt Nam

Cho đến cuối năm 1964, đầu năm 1965, cuộc “chiến tranh đặc biệt” mà Mỹ tiến hành ở miền Nam đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn. Trước tình hình đó Hoa Kỳ triển khai chiến lược “chiến tranh cục bộ” đưa quân đội viễn chinh Mỹ trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam. Quân viễn chinh Mỹ được coi là chủ bài, là nòng cốt nhằm chống lại lực lượng cách mạng miền Nam. Cùng với quân đội Hoa Kỳ, một số nước thân Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Thái Lan, Australia, New Zealand, Philippines cũng gửi quân đội sang tham chiến ở Việt Nam39. Trong số các nước đồng minh của Mỹ thì Hàn Quốc và Thái Lan là hai nước gửi nhiều quân nhất sang miền Nam Việt Nam. Quân đội các nước trên tham chiến trên chiến trường miền Nam để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ “Thế giới tự do”, nhưng chủ yếu là do tiền “thuê đánh” của Mỹ [129, tr. 67]. Sự hiện diện của nửa triệu lính Mỹ và đồng minh cũng những nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của binh lính đã đặt ra những vấn đề lớn đối với nền kinh tế miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ:

Thứ nhất, lính Mỹ và đồng minh được trả lương bằng tiền đôla và cần đổi ra tiền Sài Gòn để chi tiêu. Do đó, chính phủ VNCH đã phải in thêm nhiều tiền để đáp ứng yêu cầu chi tiêu lớn này. Từ đó hình thành dịch vụ đổi bạc ở một số tổ chức và ngân hàng được chỉ định. Tháng 9/1965 khối lượng tiền tệ là 41,3 tỉ tăng gấp 3 lần so với năm 1961 [154, tr. 118]. Việc tạo thêm khối lượng tiền lớn đã đẩy con số lạm phát lên cao. Áp lực lạm phát năm 1965 là 20,2 tỷ $VN tăng gần 4 lần so với năm 1964 [84, tr. 116]. Theo “Tờ trình của Bộ Kinh tế” lên Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia ngày 23/9/1965, căn cứ vào số bạc Việt Nam mà các sứ quán và quân nhân ngoại quốc đã mua của NHQG để chi dùng tại Việt Nam, có thể ước lượng rằng tổng số sức mua tung ra thêm thị trường mỗi năm lên tới 15 tỷ VN$, bằng 15% lợi tức quốc gia [164, tr. 5].

Thứ hai, quân đội và cán bộ của Mỹ và đồng minh ở miền Nam Việt Nam không chỉ chi tiêu trực tiếp mà còn có nhu cầu chuyển tiền về nước rất lớn. Lính Mỹ sử

                                                                                                               

39 Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, số quân Mỹ có mặt lúc cao nhất trên chiến trường miền Nam là 11 sư đoàn và 11 trung đoàn với hơn 540.000 người. Ngoài ra, quân các nước đồng minh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1973 là: Hàn Quốc: 50.000; Thái Lan: 13.000; Australia 7000 người, Philippines 2.000; New Zealand là 600 người [4, tr. 491].

dụng hệ thống ngân hàng của Mỹ để chuyển tiền về, lính Hàn Quốc và Thái Lan cũng sử dụng chi nhánh ngân hàng của nước mình tại miền Nam Việt Nam để chuyển tiền về nước. Đây chính là một trong những lý do dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng ngoại quốc ở miền Nam sau năm 1965.

Từ năm 1968, cuộc chiến tranh ngày càng trở nên ác liệt dẫn đến sự gia tăng ngân sách cho chi tiêu quốc phòng cũng ngày càng lớn. Điều này làm xáo trộn cơ cấu kinh tế của VNCH. Chiến tranh đã tàn phá, hủy diệt nhiều cơ sở kinh tế bao gồm các nhà máy, xí nghiệp, đồng lúa, rừng cao su…. Đồng thời chiến tranh cũng gây ra tình trạng bất an ninh ở nông thôn và tâm trạng bất ổn định ở đô thị, tỉnh lỵ. Ngân sách cho chiến tranh bắt đầu thâm hụt với những con số khổng lồ lên đến 195 tỷ VN$ trong vòng 3 năm. Trong đó ngân sách cho quốc phòng chiếm từ 61-66% tổng sản phẩm quốc nội [145, tr. 36].

Một đặc điểm nổi bật của kinh tế của VNCH lúc này là chuyển sang hướng chủ yếu phục vụ chiến tranh: nền sản xuất công- nông nghiệp giảm sút, các ngành dịch vụ phục vụ quân sự và bộ máy chiến tranh tăng lên nhanh chóng, các hoạt động xuất nhập khẩu trở nên nhộn nhịp. Những ngành khác do không cạnh tranh nổi với hàng ngoại nhập một cách tràn lan nên suy giảm dần. Kinh tế vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát hoàn toàn phụ thuộc vào Hoa Kỳ.

Từ năm 1969, Hoa Kỳ triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, rút dần quân Mỹ về nước và giúp chính quyền Sài Gòn xây dựng quân đội theo kiểu Mỹ. Mỹ sẽ hỗ trợ cho miền Nam Việt Nam bằng không quân, với cường lực tối đa trong một thời gian. Sau đó, kể cả sự yểm trợ bằng không quân cũng sẽ chấm dứt, để quân đội miền Nam Việt Nam tự đảm đương cuộc chiến. Đồng thời Hoa Kỳ tăng cường viện trợ gấp bội cả về quân sự và kinh tế cho chính quyền Sài Gòn. Trong giai đoạn ác liệt nhất này, chiến tranh đã trở thành mối “bận tâm” lớn nhất của chính quyền VNCH, mọi nỗ lực đều tập trung vào quân sự, do đó vấn đề kinh tế ít được coi trọng đầu tư.

Một điều khác biệt lớn giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Nixon với các chiến lược khác của Mỹ trước đây là Mỹ rất coi trọng vùng nông thôn, coi bình định nông thôn là biện pháp chủ chốt quyết định sự tồn vong của chính quyền Sài Gòn, sự thành bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”: “Chúng coi vấn đề giành dân lần này là “keo cuối cùng”, thắng ở đây và thua cũng là đây, coi địa bàn chủ yếu của cuộc chiến tranh điền địa là ấp xã và giải quyết ấp xã là căn bản giải quyết được cuộc chiến tranh” [4, tr. 88]. Công tác bình định được Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai

quyết liệt từ giữa năm 1969. Để yểm trợ cho kế hoạch “bình định”, Mỹ Thiệu mở hàng nghìn cuộc hành quân càn quét, đánh phá ác liệt các vùng nông thôn miền Nam Việt Nam. Và để che dấu tính chất tàn bạo của kế hoạch “bình định”, Mỹ - Thiệu gọi đó là chương trình phát triển cách mạng”, “Tái thiết nông thôn”, “Một cuộc chiến tranh chống nghèo đói và dốt nát”…

Từ năm 1973, theo các điều khoản trong Hiệp định Paris, quân đội Hoa Kỳ và đồng minh phải rút khỏi Việt Nam. Việc rút đi của hơn nửa triệu quân Mỹ đã để lại một khoảng trống khổng lồ trong đời sống kinh tế miền Nam. Lượng tiền khoảng 4-5 tỷ đôla hàng năm trước đây được lính Mỹ tung vào xã hội qua các dịch vụ mua sắm, nay không còn nữa. Do vậy, ngân sách quốc gia bị thiếu hụt trầm trọng. Theo báo cáo của Quỹ Phát triển kinh tế Quốc gia về Tình hình kinh tế Việt Nam (Cộng hòa) năm 1973 thì: lợi tức sụt giảm, lạm phát và thất nghiệp gia tăng, sản xuất dậm chân tại chỗ, thương mại và đầu tư sút kém [203, tr. 2].

Bên cạnh đó từ năm 1973, đời sống của nhân dân miền Nam còn chịu ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của một loại thuế mới: Thuế giá trị gia tăng VAT (Value added tax)- thuế đánh vào người tiêu thụ cuối cùng, làm cho vật giá tăng nhanh chóng tới mức 63% so với năm 1972. Điều này dẫn tới sự tăng giá các sản phẩm nhập cảng chính như gạo, phân bón, đường xi măng, thép, dầu hoả với mức tăng trung bình 80% [203, tr. 3]. Đồng tiền Sài Gòn bị hạ giá dần dần. Đặc biệt, chỉ trong năm 1973, tỉ giá trao đổi của đồng Sài Gòn đã thay đổi 9 lần, từ 465 VN$ vào đầu năm tới 560 VN$ vào cuối năm làm cho sức mua của dân chúng giảm đáng kể [172]. Theo báo cáo của Quỹ Phát triển kinh tế Quốc gia về Tình hình kinh tế Việt Nam (Cộng hòa) năm 1973 thì: “lợi tức sụt giảm, lạm phát và thất nghiệp gia tăng, sản xuất dậm chân tại chỗ, thương mại và đầu tư sút kém” [202, tr. 3].

Tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới trong thời gian này cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động kinh tế của VNCH. Khuynh hướng lạm phát trên thế giới và cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã khiến cho khả năng nhập cảng của VNCH bị giảm sút. Bên cạnh đó, Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục khuynh hướng cắt giảm viện trợ;

ngân khoản 50 triệu đôla do Ngân hàng Thế giới hứa cung cấp cũng bị huỷ bỏ [202, tr.

3-11]. Do vậy, ngân sách quốc gia bị thiếu hụt trầm trọng.

Đỗ Trọng Thuần (1970) đã đánh giá tình hình kinh tế VNCH trong giai đoạn này như sau:

Tình trạng của nền kinh tế quả thật vô cùng khó khăn, tình trạng bất ổn, vật giá leo thang và sự lo ngại về cuộc sống luôn xảy ra. Chính sách nhập cảng ồ ạt hàng ngoại hóa làm cho ngoại tệ chảy ra nước ngoài với số lượng lớn, làm cho nền tài chính nước nhà bị thâm hụt nhiều. Tóm lại, nền kinh tế nước nhà đang trong tình trạng mất quân bình trầm trọng giữa xuất cảng và nhập cảng, giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa thu và chi [126, tr. 77].

Có thể nói, chiến tranh đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của VNCH. Phần lớn nhất của nguồn lực quốc gia và nguồn lực con người cũng được giành cho mục tiêu quân sự. Hệ thống ngân hàng ở miền Nam, do đó cũng được huy động tích cực phục vụ cho cuộc chiến tranh và nền kinh tế chiến tranh.

3.1.2. Chính sách vin tr ca Hoa K

Từ năm 1966, USOM- cơ quan phụ trách viện trợ của Hoa Kỳ đổi tên thành USAID, đã xác nhận nhiệm vụ của mình: “Hoa Kỳ tăng cường viện trợ cho chính quyền VNCH để phục vụ tối đa cho cuộc chiến tranh vũ trang và chính trị” [241, tr. 2].

Theo đó, các mục tiêu cụ thể được xác định cho chương trình viện trợ này là: (1) Chứng minh cho chủ nghĩa cộng sản thấy các cuộc gây hấn là không có ích gì; (2) Giúp VNCH tạo ra và phát triển an ninh, ổn định, xã hội tự quản và nền kinh tế tự chủ;

(3) Hỗ trợ cho nền kinh tế Việt Nam và cuộc chiến tranh Việt Nam để ngăn cản sự lạm phát phá hủy nền kinh tế bằng việc tài trợ cho các chương trình nhập khẩu; (4) Hỗ trợ nền kinh tế và các thể chế xã hội, chính trị mà cần cho đất nước; (4) Xây dựng nền tảng xã hội và kinh tế cho sự phát triển kinh tế dài hạn [241, tr. 24].

Từ năm 1967-1973, mối quan tâm chính của USAID ở Việt Nam có sự điều chỉnh, hướng viện trợ tập trung vào việc ổn định nền kinh tế VNCH vốn chịu sự tàn phá của chiến tranh. Đồng thời, USAID cũng cung cấp các cố vấn dân sự và tài chính cho hoạt động chống nổi dậy, đặc biệt phục vụ cho chương trình “bình định” ở vùng nông thôn” [302, tr. E2]. Điều cần nhấn mạnh là tuy Hoa Kỳ đã có những sự điều chỉnh nhất định trong chính sách viện trợ cho miền Nam Việt Nam, nhưng mục tiêu cuối cùng của viện trợ không phải để phát triển kinh tế VNCH. Viện trợ Hoa Kỳ cho phát triển kinh tế chỉ là mục tiêu thứ yếu, là một bước đệm nhằm hỗ trợ cho chiến tranh và những mối quan tâm về chính trị mà thôi.

Thực hiện chính sách viện trợ, từ giữa giữa năm 1965 khi Mỹ đổ hàng chục vạn quân vào miền Nam Việt Nam và kéo theo là bộ máy chiến tranh khổng lồ để phục vụ cho hoạt động quân sự, Hoa Kỳ cũng tăng cường viện trợ kinh tế cho VNCH, đặc biệt

là chương trình viện trợ thương mại, đổ ồ ạt hàng hóa vào thị trường miền Nam. Chỉ trong vòng 4 năm, từ năm 1965 đến năm 1968, Mỹ đã viện trợ cho chính quyền Sài Gòn 26 tỷ đôla, trong đó viện trợ kinh tế là 12 tỷ đôla [57, tr. 113].Cho đến năm 1970, mặc dù ngân sách ngoại viện của Hoa Kỳ cho các nước thuộc “Thế giới Tự do” bị cắt giảm rất nhiều, nhưng phần dành cho VNCH vẫn giữ được ở mức độ cao. Nhờ có số ngân khoản viện trợ dồi dào được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn qua từng năm, đặc biệt từ năm 1965 khi chính phủ VNCH thi hành chính sách nhập cảng tối đa hàng viện trợ nước ngoài, quy mô nhập cảng đã tăng rất nhanh, từ 2.376 triệu đôla giai đoạn 1956- 1964 lên 7.549 triệu đôla giai đoạn 1965-/1975 [110, tr. 173]. Trước năm 1965 trị giá nhập cảng trung bình ở mức 300 triệu đôla mỗi năm, từ năm 1966, trị giá nhập cảng đã lên đến 653 triệu đôla [108, tr. 153]. Nếu so với tổng sản phẩm quốc nội của VNCH trong năm 1966 là 2,6 tỷ đôla [57, tr. 21] đã cho thấy mức độ nhập khẩu lớn đến mức nào.

Bên cạnh lực lượng quân đội, hệ thống cố vấn cũng trở nên đông đảo hơn so với giai đoạn trước và xâm nhập sâu hơn vào trong mọi ngành, mọi cấp của VNCH. Trùm lên tất cả các cơ quan Mỹ ở miền Nam là Tòa Đại sứ Mỹ với gần 5000 nhân viên. Tính đến thời điểm ngày 31.3.1974 tổng số nhân viên Mỹ là 4.873 người (trong đó, số nhân viên công là 1.839 [57, tr. 27]. Số lượng nhân viên Mỹ tăng lên khiến cho việc chi trả cung ứng hàng hóa tăng lên hàng chục lần. Khối lượng tiền lấy ở mục 44-11 trong Quỹ đối giá không đủ. Do đó, Mỹ phải bỏ thêm đôla để đổi lấy bạc Sài Gòn với khối lượng ngày càng lớn. Năm 1965, số đôla được phía Mỹ đổi cho Ngân hàng Quốc gia để lấy bạc Sài Gòn là 73.3 triệu đôla. Chỉ một năm sau khi quân đội Mỹ và đồng minh vào Việt Nam, lượng đôla đổi ra tiền Sài Gòn đã tăng lên 404,0 triệu đôla [57, tr. 11]. Tổng cộng 20 năm, Mỹ đã đổi cho Ngân hàng miền Nam là 3.482 triệu đôla Mỹ, bằng hơn một nửa tổng số các loại viện trợ kinh tế khác của Mỹ cho miền Nam. Khối lượng tiền được đổi trên có ý nghĩa như viện trợ vì nó đem lại cho ngân sách của chính quyền Sài Gòn một lượng ngoại tệ lớn, bằng hơn nửa các loại viện trợ khác. Đặc biệt là việc đổi tiền lại được thực hiện theo hối suất chính thức, thấp hơn nhiều so với hối suất thực tế trên thị trường tự do và khoản chênh lệch đó là một khoản “thu nhập” lớn.

Như vậy, chiến tranh cùng với viện trợ ồ ạt của Mỹ, sự hiện diện và sau đó là rút quân của hàng chục vạn quân đội Mỹ và đồng minh ở miền Nam trong giai đoạn 1965- 1975 đã làm xáo trộn mạnh mẽ nền kinh tế và xã hội ở miền Nam Việt Nam. Trước tình hình đó, chính quyền VNCH, đặc biệt là những kinh tế gia thời kỳ này phải đưa ra

những đối sách để quản lý hoạt động kinh tế, trong đó có những đối sách về vấn đề tài chính ngân hàng.

3.1.3. Chính sách kinh tế ca chính quyn Vit Nam Cng hòa

Những thay đổi trong chiến lược chiến tranh của Hoa Kỳ cùng với chính sách viện trợ đã tạo ra áp lực và lợi ích cho chính quyền Sài Gòn để thay đổi chính sách kinh tế, từ đó thay đổi cách tiếp cận với hệ thống ngân hàng. Nếu như trong giai đoạn 1954-1964, hướng đầu tư của chính phủ Sài Gòn chủ yếu là để cấp tín dụng cho các ngành kinh tế công nghiệp nhằm thực hiện đường lối sản xuất thay thế nhập khẩu thì từ năm 1965, đường lối này bị tạm gác lại.

Bắt đầu từ năm 1965, thấy được nguồn lợi từ việc nhập cảng hàng hóa mang lại cho ngân sách của chính phủ, và xem nhập cảng như một phương thuốc duy nhất chống lại tình trạng lạm phát, chính quyền Sài Gòn thực hiện chính sách cho nhập cảng không hạn chế các loại hàng hóa và nguyên liệu theo chương trình viện trợ thương mại của Hoa Kỳ [159, tr. 2]. Đó là chính sách cho nhập cảng ồ ạt và không phân biệt sản phẩm cần thiết hay xa xỉ hay nhu yếu phẩm. Mục tiêu của chính sách này là cho phép hàng hóa tràn ngập thị trường để chống lại tình trạng khan hiếm hàng hóa và tăng thu cho quốc gia, thu hút bớt khối lượng tiền tệ lưu hành quá nhiều bằng cách bán ngoại tệ để nhập cảng, thu thuế quan.

Năm 1966 với áp lực gia tăng của lạm phát, đồng bạc VNCH bị mất giá trên thị trường quốc tế và quốc nội, nội các chiến tranh của VNCH đã ban hành một loạt các biện pháp kinh tế - tài chính về tiền tệ vào 18/6/1966 được gọi là “chiến dịch Thật sự”

hay “chiến dịch Bông lan”, mà bản chất là cho nhập cảng tự do không hạn chế đối với mọi hàng hóa nhằm điều hòa thị trường, thỏa mãn đầy đủ nhu cầu tiêu thụ đang gia tăng [117, tr. 12].

Chính sách xuất-nhập khẩu thay bằng chính sách nhập khẩu. Trước đây, chính phủ chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập khẩu trong khuôn khổ ưu tiên những mặt hàng phục vụ cho sản xuất trong nước, nâng cao nội lực. Nhưng trong tình trạng lạm phát đe dọa, chính phủ đã không thực hiện việc nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước mà hướng thẳng nhập khẩu vào việc phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân, nhằm thu hút khối tiền tệ đã tung ra thị trường. Như vậy, chính sách nhập cảng tự do đã đi ngược hẳn với đường lối sản xuất trước đây của chính phủ. Giáo sư Nguyễn Văn Hảo, chuyên gia kinh tế của VNCH đã đánh giá kể từ năm 1966 nhập cảng chỉ nhằm mục đích giảm bớt áp lực lạm phát và gia tăng tài nguyên thuế khóa để bù đắp

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng ở miền nam việt nam (1954 1975) (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(245 trang)