Chương 4: NHẬN XÉT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT
4.1. Đặc điểm của hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954- 1975
4.1.2. Hệ thống ngân hàng miền Nam Việt Nam được xây dựng theo các tiêu chuẩn của hệ thống ngân hàng Âu -Mỹ hiện đại
Trong những năm 50 và 70 của thế kỷ XX, trong thế giới tư bản chủ nghĩa, với xu thế quốc tế hoá và nhất thể hoá về kinh tế – tài chính, hệ thống ngân hàng ở mỗi nước được hoàn chỉnh thêm một buớc, các ngân hàng không còn hoạt động riêng lẻ,
66 Tiền thu được thừ viện trợ thương mại của Hoa Kỳ vào Quỹ đối giá được thông qua cơ chế sau: Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ ở Washington (USAID) thông qua các kênh ngân hàng trả tiền cho các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ (hoặc đôi khi là các nhà xuất khẩu ngoại quốc) về hàng hóa được sản xuất băng đôla Mỹ. Sau đó hàng hóa này được vận chuyển cho các nhà nhập khẩu Việt Nam Cộng hòa. Các nhà nhập khẩu Việt Nam trả bằng tiền miền Nam ($VN) cho hàng hóa được nhận. Khoản tiền này sẽ được chuyển vào Ngân hàng Quốc gia trong chương mục Quỹ đối giá (Counterpart Funds). Tiền trong Quỹ đối giá được sử dụng cho các dự án, các chương trình phát triển do cả hai chính phủ (Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa) cùng thỏa thuận [176, tr. 45].
mà đã tạo nên một hệ thống, trong đó ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ và tín dụng, là ngân hàng của các ngân hàng. Đồng thời trên phạm vi khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã xuất hiện các tổ chức Ngan hàng quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển khu vực, bên cạnh Ngân hàng thương mại siêu quốc gia. Những ngân hàng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp chính sách tài chính - tiền tệ giữa các nước và của cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó:
Thứ nhất, mô hình cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng dưới chính thể VNCH có sự kế thừa từ hệ thống ngân hàng Pháp và giống với kết cấu tổ chức của các ngân hàng kiểu Âu – Mỹ. Hệ thống ngân hàng miền Nam Việt Nam có cấu trúc gồm 2 cấp: Ngân hàng phát hành trung ương và các ngân hàng thương mại. Trong đó Ngân hàng trung ương là cấp quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ tín dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng và là cơ quan duy nhất phát hành tiền. Các ngân hàng thương mại gồm các ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ và ngân hàng tư nhân, các công ty tài chính, quỹ tín dụng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Nhà nghiên cứu Richard W.Lindholm (1958) đã so sánh cách thức tổ chức của NHQG tương đối giống với cách thức tổ chức NHQG của Hoa Kỳ. Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Mỹ có quyền hành tương tự như Thống đốc và Ủy ban giám đốc tại miền Nam Việt Nam.
Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Mỹ do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm với sự thỏa thuận của Thượng nghị viện. Đạo luật căn bản thành lập Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ cũng cho Quốc hội quyền kiểm soát hoạt động của ngân hàng [66, tr. 107]. Điều này tương đối giống với cách thức tổ chức NHQG ở miền Nam Việt Nam.
Thứ hai, quy chế hoạt động của NHQG còn qui định rõ mối liên hệ giữa ngân hàng và chính phủ Sài Gòn. Ngay từ khi mới thành lập, NHQG đã được hưởng quy chế tự trị. Trong Thiên thứ nhất, điều 2 quy định rõ “Ngân hàng Quốc gia có tư cách pháp nhân và quyền tự trị tài chính” [136, tr. 70]. Đây là điểm quan trọng nhất, nó cho thấy NHQG đứng bên ngoài sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Tài Chính và có tính độc lập tương đối với chính phủ. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được phép cho chính quyền vay trước một khoảng tiền để bù đắp bội chi ngân sách. Tính độc lập tương đối và hoạt động ngân khố với chính phủ trong việc xây dựng chính sách tiền tệ tương đối giống với vai trò của một số ngân hàng Tây Âu như Đức, Pháp, nhưng là những điểm khác biệt so với hệ thống ngân hàng một cấp ở miền Bắc lúc bấy giờ. Mô hình này cũng tương tự như mô hình ngân hàng hiện đại ngày nay.
Thứ ba, tính hiện đại của hệ thống ngân hàng thể hiện ở những dịch vụ mà hệ thống ngân hàng cung cấp cho người dân và nền kinh tế. Từ 11/1970, các ngân hàng
thương mại được thu nhận và cấp phát chứng chỉ ký thác định kỳ vô danh [182, tr. 1].
Vào thời điểm bấy giờ, chứng chỉ ký thác định kỳ vô danh đã khá quen thuộc ở các thị trường tiền tệ quốc tế (như New York và Tokyo). NHQG đã quyết định chấp thuận loại hình ký gửi này vì “hy vọng tính cách vô danh là tính cách chuyển nhượng dễ dàng của chứng chỉ giúp tăng thu về ký gửi định kỳ, nhờ vậy, góp phần kiềm chế khuynh hướng bành trướng tiền tệ”67. Ngân hàng Chase Manhattan là ngân hàng đầu tiên muốn du nhập vào miền Nam Việt Nam phương thức thu hút ký gửi định kỳ thịnh hành tại thị trường tài chính New York, tức là cấp cho người gửi tiền một chứng chỉ ký thác định kỳ vô danh, có thể chuyển nhượng trao tay cho bất cứ ai68. Sau đó, NHQG đã chấp thuận cho 5 ngân hàng đầu tiên phát hành chứng chỉ này gồm có: Chase Manhattan Bank, Bank of America, Tín dụng ngân hàng, Đông phương ngân hàng và Giao thông ngân hàng từ 10/1970 đến 12/1970. Với chính sách trên, từ ngày 31/10/1970 đến 15/12/1970 các ngân hàng đã thu được 86 triệu VN$ [144, tr. 19], nâng tổng số ký gửi lên 35,69 tỷ.
Biện pháp này của chính phủ là một cách để giúp ngân hàng thương mại có thể
“sống” được dễ dàng hơn. Theo đó, khách hàng được cung cấp phương thức cất tiền thuận tiện, giản dị, chắc chắn, kín đáo và sinh lợi [182, tr. 1]. Số tiền mặt trôi nổi dư thừa bên ngoài có thể được thu hút vào hệ thống ký thác định kỳ của các ngân hàng.
Do vậy, xu hướng gia tăng tiền tệ được hạn chế, làm giảm áp lực lạm phát trên thị trường. Chứng chỉ này chỉ có thể chuyển nhượng trên lãnh thổ VNCH và không thể đem ra bên ngoài nếu không có giấy phép của Tổng Nha Hối đoái. Tuy nhiên báo chí Sài Gòn thời kỳ này cho rằng phương thức này sẽ thu hút ký thác định kỳ này sẽ giúp che giấu lợi tức bất chính, giúp trốn thuế, giúp cho nạn hối lộ và nạn chuyển lậu bạc ra ngoại quốc được dễ dàng gây hậu quả nền tài chính quốc gia [182, tr. 10]. Quan trọng là, chứng chỉ này được phép tự do chuyển nhượng và do đó là thành phần quan trọng của thị trường tiền tệ.
Trong khoảng đầu thập niên 70, đã có một vài ngân hàng mở quầy giao dịch phục vụ khách hàng theo mô hình drive-in service, tức là khách hàng có thể lái xe đến tận quầy giao dịch của ngân hàng và làm thủ tục lĩnh tiền mà không cần phải xuống xe.
67 Tuy nhiên, biện pháp vừa được ban hành được 14 ngày, các ngân hàng đã được chỉ thị ghi tên người lĩnh tiền lãi để thông báo cho sở thuế; việc ký gửi như vậy không còn tính cách vô danh hâp dẫn ban đầu, nên không khác gì thể thức thu hút ký gửi định kỳ ký danh vẫn áp dụng [182, tr. 09].
68 Trên nguyên tắc, chứng kỷ ký thác định kỳ có thể được chuyển nhượng dễ dàng bằng cách trao tay (trandition), không phải bằng bối thự (endossement). Do vậy, đối với ngân hầng phát hành chứng chỉ, mọi khiếu nại về sự thất lạc hoặc mất cắp đều hoàn toàn vô giá trị. Đó là rủi ro mà người ký gửi phải chấp nhận nếu họ muốn chọn hình thức chứng chỉ vô danh. Ngoài ra, việc chuyển nhượng cũng chỉ có thể thực hiện ở trong nước [182, tr. 02-05].
Việc thanh toán bằng Séc cá nhân rất phổ biến, đặc biệt tại các đô thị lớn69. Một trong những đổi mới của hệ thống ngân hàng ở miền Nam là vào năm 1972, thẻ tín dụng (Carte de Cresdit) được tung vào thị trường – mở màn cho một thời kỳ mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, lúc đó NHQG không ủng hộ việc phát hành thẻ tín dụng do tình trạng lạm phát của nền kinh tế “thẻ tín dụng được xem cũng tốt như những thẻ tiêu thụ nên không được NHQG khuyến khích dưới tình trạng lạm phát như hiện nay” [87, tr. 115].
Do toàn bộ nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với thị trường quốc tế, nên thị trường tiền tệ ở miền Nam là một thị trường rất năng động. Các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cả người dân đều khá quen với thị trường tiền tệ. Nhờ ngân hàng thương mại phát hành tiền bút toán, làm dễ dàng những giao dịch thương mại, đồng thời giúp cân bằng khối tiền tệ và thực trạng kinh tế [14, tr. 43]. Mặt khác, giao dịch giữa các thương gia, nhờ có ngân hàng thương mại, không phải dùng đến tiền mặt vừa bất tiện, vừa dễ bị trộm cướp mà chỉ dùng những chi phiếu của ngân hàng. Trong năm 1968, số lượng chi phiếu trao đổi tại Sở Giao hoán lên đến 1.759.239 tờ với tổng số tiền là 373.510 triệu VN$, nghĩa là nhờ ngân hàng mà số tiền khổng lồ trên được các thương gia sử dụng không phải nhờ đến tiền mặt để thanh toán cho nhau [14, tr. 43].
Hệ thống ngân hàng đã sử dụng hệ thống máy tính điện tử IBM 360/20, do vậy đã hỗ trợ hiệu quả hoạt động liên hệ điện toán [212, tr. 290]. Theo Tiến sỹ Vũ Minh Khương, từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với đài BBC (của Anh) ngày 25/4/2015 thì “hệ thống IBM hiện đại lúc đó còn để lại, duy trì hàng chục năm mà vẫn còn giúp cho miền Bắc rất nhiều, từ xây dựng Thủy điện Sông Đà, tới tuyển sinh và quản lý hoàn toàn hệ thống điện lực ở miền Nam, rất hiệu quả” [60].
Theo quan điểm của ông Lữ Minh Châu, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ 1986-1989, từng là Phó ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục miền Nam thì:
Về kỹ thuật quản lý, miền Nam có những chuyển biến đáng kể: thiết bị máy móc và công nghệ đã được hiện đại hoá. Hệ thống tổ chức quản lý và các phương tiện dịch vụ của các ngân hàng đều được cải tiến theo phương thức tiên tiến của các nước tư bản. Từ cuối thập kỷ 60, các ngân hàng đã dùng đến máy tính IBM. Những nguyên tắc về giao tiếp, thông tin, chuyển ngân, chứng từ… cũng đã có nhiều thay đổi, khác xa thời Pháp [100, tr. 931].
69 Tài liệu do chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn cung cấp trong cuộc phỏng vấn tại văn phòng làm việc, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11/5/2015
Ông Phạm Kim Ngọc, Tổng trưởng kinh tế VNCH giai đoạn 1969-1972, từng làm việc tại ngân hàng Việt Nam Thương tín cũng khẳng định, dù trong bối cảnh bất an ninh của chiến tranh nhưng hệ thống ngân hàng đã sử dụng hệ thống đo lường IBM trong giao dịch thương mại70. Như vậy, mặc dù qua trong bối cảnh chiến tranh, nhưng hệ thống ngân hàng ở miền Nam đã phát triển về nghiệp vụ, đã xây dựng được một hệ thống ngân hàng thương mại có trình độ chuyên môn cao, sử dụng công nghệ ngân hàng tương đối hiện đại và có sự gắn bó khăng khít với đời sống kinh tế và dân cư.