Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng ở miền nam việt nam (1954 1975) (Trang 55 - 65)

Chương 2: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ NĂM

2.3. Hoạt động của hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954- 1964

2.3.1. Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

Với tư cách là một ngân hàng trung ương, trong quá trình tồn tại và phát triển, để đảm bảo chức năng và nhiệm vụ của mình, hoạt động của NHQG tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ chính về quản lý chính sách tiền tệ, hỗ trợ hoạt động tài chính của chính phủ và quản lý nghiệp vụ hệ thống ngân hàng.

2.3.1.1. Quản lý việc phát hành và thu đổi tiền

Theo quan điểm của NHQG, khối tiền tệ gồm hai thành phần chính: lượng tiền đang lưu hành và tổng số tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng [84, tr. 90]. Chính vì thế, nội dung chính của việc quản lý chính sách tiền tệ cũng nhằm vào việc quản lý hai lượng tiền trên.

- Hoạt động phát hành

Để quản lý hoạt động phát hành, NHQG cần khảo sát về ba vấn đề: số lượng tiền tệ phát hành, loại hình tiền cho phép phát hành và hoạt động in ấn.

Về cơ sở pháp lý, trong Điều 40, Thiên thứ II, Tiết thứ nhất của Dụ 48 thành lập NHQG, quy định rõ “NHQG có đặc quyền phát hành trên lãnh thổ nước Việt Nam (Quốc gia Việt Nam), những giấy bạc và những đồng tiền bằng kim khí” [136, tr. 71].

Ngày 1/1/1955, NHQG phát hành một loại giấy bạc mới của chế độ Quốc gia Việt Nam gọi là đồng bạc Việt Nam ($VN) tiến tới việc thay thế đồng bạc Đông Dương.

Ngày 30/9/1955, tại ba nước Đông Dương (Quốc gia Việt Nam, Cao Miên và Lào) bắt

đầu đổi giấy bạc Đông Dương ra giấy bạc mới của mỗi nước, kết thúc việc lưu hành đồng bạc Đông Dương sau gần một thế kỷ kể từ ngày được phát hành lần đầu tiên vào ngày 21/1/1875 dựa trên chế độ bản vị bạc. Cũng từ đây, đồng bạc Sài Gòn không còn nằm trong khu vực của đồng franc Pháp nữa. Hối suất chính thức của giấy bạc Sài Gòn trên thị trường tiền tệ quốc tế không căn cứ trên tỉ giá với đồng franc Pháp, mà với đồng đôla Mỹ. Hối suất chính thức là 35 $VN/1 đôla. Từ đó, số vàng sở hữu và số đôla sở hữu là cơ sở để phát hành tiền.

Về số lượng phát hành, Theo thống kê của NHQG, mỗi năm số tiền mới được phát hành trung bình lên tới 7 tỷ VN$ [47, tr. 124]. Xét biến chuyển của khối lượng tiền tệ của VNCH cho thấy từ năm 1958 đến năm 1963, khối lượng tiền tệ tuy gia tăng liên tục qua các năm, nhưng với mức độ chậm, từ 5% năm 1958 lên 14% năm 1963 [84, tr. 90].

Về loại hình tiền cho phép phát hành21: Giấy in thuộc loại đặc biệt, cân nặng khoảng 83g/m2, có sức chịu đựng lớn, có hình lộng và một sợi dây kim khí nằm theo chiều dọc giấy. Bạc được in theo kỹ thuật mới nhất [47, tr. 124]. NHQG phát hành giấy bạc có nhiều loại mẫu khác nhau, mang nhiều mệnh giá và có chiều hướng ngày càng tăng mệnh giá theo tốc độ lạm phát của nền kinh tế. Những năm đầu còn phát hành các loại giấy bạc mệnh giá 1 đồng, 2 đồng, về sau, NHQG đã phát hành các loại bạc giấy 500$; 200$; 100$; 50$; 20$; 10$; 5$ và một số ít đồng 1$ bằng kim khí [198, tr. 143].

- Hoạt động thu đổi tiền:

Song song với nghiệp vụ phát hành giấy bạc, NHQG có nhiệm vụ thu hồi và thiêu hủy những giấy bạc cũ để thay thế những giấy bạc mới. Trong thời kỳ giao thời giữa chính thể Quốc gia Việt Nam và VNCH là khoảng thời gian đặc biệt khó khăn của NHQG. Ngân hàng vừa phải giành lại chủ quyền tiền tệ, đồng thời phải lo thay thế số giấy bạc Đông Dương đang lưu hành bằng những giấy bạc mới, hoàn toàn của Quốc gia Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/1954, chiếu theo sổ kế toán, Viện Phát hành Liên quốc đã cho lưu hành trên 3 vùng lãnh thổ thuộc Quốc gia Việt Nam, Campuchia và Lào 10,695 tỉ VN$. Riêng ở miền Nam, số giấy lưu hành lớn nhất khoảng 8,8 tỉ VN$, gồm 6 tỉ giấy loại Ngân hàng Đông dương và 3 tỉ giấy riêng của Viện Pháp hành có hình Việt Nam [139, tr. 77].

                                                                                                               

21 Trước khi khởi công in tiền, nhà in trúng thầu phải trình cho NHQG các hình vẽ, các mẫu in thử, để chọn lựa.

Khi in xong, nhà in giấy bạc có trách nhiệm cất kỹ các bản kẽm in xong để phòng trường hợp phải dùng in lại.

Bản kẽm được niêm phong trước mặt đại diện NHQG. Mỗi loại giấy bạc đều có in những dấu mật khác nhau, chỉ có nhà in và NHQG mới biết [47, tr. 126]

Trong suốt thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1955, Chính phủ Sài Gòn đã giao cho NHQG nhiệm vụ giải quyết các vấn đề còn tồn đọng của khối tài sản có và tài sản nợ của các cơ quan phát hành cũ. Công việc này bao gồm: thanh toán dứt khoát quỹ hưu bổng Đông Dương, thanh toán Sở Mễ cốc Đông Dương, phân phối số nợ của Sở Tín dụng bình dân, thanh toán nốt số thuế quan còn thiếu của Campuchia và Lào đến ngày bãi bỏ Liên hiệp quan thuế, phân phối cho ba quốc gia số thuế giá khoán mà Chính phủ Pháp còn thiếu từ năm 1945 đến năm 1954 và cuối cùng là vấn đề quân phí do Ngân khố Đông Dương cũ ứng cho Phủ Cao ủy Pháp [139, tr. 76].

Theo thống kê của NHQG ngày 1/1/1955, trong phần Ngân khố Đông Dương có khoảng 3.800.000.000 đồng là bao gồm các khoản quân phí của Pháp ở Đông Dương trong các năm 1949 và 1950. Khoản quân phí này chưa thanh toán được vì Chính phủ Pháp không chịu hoàn lại cho ba quốc gia liên kết Việt Nam (Quốc gia Việt Nam) – Campuchia – Lào. Để thanh toán dứt khoát di sản của Viện Phát hành, NHQG phải chia nốt số quân phí trên và phải cho thu hồi hết những giấy bạc chung do Ngân hàng Đông Dương và Viện Phát hành cũ phát ra. Sau nhiều lần hội họp, các đại biểu của 3 quốc gia vẫn không thỏa thuận về việc chia số quân phí cũ [139, tr. 39].

Sau khi xóa bỏ Viện Phát hành Liên hiệp cũ, yêu cầu cần thiết là phải thay thế

“đồng bạc cũ” ra ba đồng bạc, riêng cho mỗi quốc gia Cao Miên (Campuchia), Ai Lao (Lào) và Việt Nam (Quốc gia Việt Nam). Việc đổi giấy bạc đã được khởi sự đồng thời ở 3 nước kể từ ngày 30/9/1955. Tại miền Nam Việt Nam, những giấy bạc phải thu hồi gồm có: giấy Đông Dương Ngân hàng; giấy của Viện Phát hành cũ mang hình Campuchia và Lào. Mỗi xứ có thể tự thay thế các giấy bạc có dấu hiệu riêng của mình bằng các giấy bạc mới của NHQG phát hành ra22. Sau nhiều cuộc đổi bạc, tiền của Quốc gia Việt Nam đã hoàn toàn độc lập với tiền của Campuchia và Lào.

2.3.1.2. Điều hành thị trường tiền tệ và tín dụng

Ngân hàng Quốc gia có nhiệm vụ áp dụng chính sách tiền tệ và tín dụng phù hợp để bảo vệ giá trị và uy tín đồng bạc của chính thể VNCH, thích hợp với chính sách kinh tế tài chính quốc gia. Để đạt mục tiêu này, NHQG áp dụng những biện pháp nhằm

                                                                                                               

22 Để phục vụ cho việc thu mua những đồng bạc cũ và thay thế bằng những đồng bạc mới phát hành, những hệ thống đổi bạc gồm có: Ngân khố trung ương và các ty ngân khố đặt ở các tỉnh, các ngân hàng tư tại Sài Gòn – Chợ Lớn có mở nhiều phòng đổi; các phòng đổi bạc đặt ra tại các tỉnh, các quận và các xã, đều do Tỉnh trưởng tổ chức. Kết quả là, NHQG đã thu lại: 5.552.830.048$ bằng giấy bạc Đông Dương Ngân hàng, 48.399.967$ bằng giấy Campuchia và 99.516.353$ bằng giấy Lào. Tổng cộng NHQG đã thu được 5.700.746.368 đồng [139, tr. 39- 95]

kiểm soát và điều hòa thị trường tiền tệ và tín dụng, kiểm soát áp lực lạm phát hoặc xu hướng giảm phát có thể gây xáo trộn thị trường tiền tệ và giá cả.

- Quản lý hối đoái

Cuối năm 1954, khi tình hình chính trị ở miền Nam vẫn chưa ổn định, nền kinh tế đứng trước nguy cơ bị khủng hoảng trong dịp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng từ thời Liên hiệp Tiền tệ Đông Dương. Đến ngày 31/12/1954, số ngoại tệ mà Viện Hối đoái Đông Dương giao lại cho Quốc gia Việt Nam là 1.045.000.000 đồng (chỉ bằng 8%

tổng lượng tiền tệ)23. Hơn thế nữa, Viện Hối đoái Đông Dương trước khi giao lại thẩm quyền cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã lén tẩu tán hết hồ sơ cũ, khiến cho Viện Hối đoái của chính quyền Sài Gòn về sau không còn phương tiện để kiểm soát khách hàng xin chuyển ngân. Thêm vào đó, trong tháng 12/1954, số giấy phép nhập cảng còn tồn đọng từ Viện Hối đoái Đông Dương là hơn 7 tỷ franc. Như vậy, ngay lúc mới nhận việc, NHQG đã phải xuất ra tới 7 tỷ franc, nghĩa là 70% số trữ kim của mình [139, tr.

43]. Chính vì thế mà chính quyền Sài Gòn rất thiếu hụt ngoại tệ để dự trữ24.

Ngoài ra, trong những ngày đầu mới thành lập, NHQG và Viện Hối đoái phải đối phó với sự hoang mang của giới doanh nghiệp về vấn đề chuyển tiền và sự mất giá của đồng bạc25. Sau các vụ chuyển ngân, đồng francs Pháp của Ngân hàng Quốc gia hầu như kiệt quệ. Từ tháng 3 đến tháng 4/1955, Quốc gia Việt Nam đứng bên lề của cuộc khủng hoảng hối đoái. Hầu hết các doanh nghiệp đều tạm đình chỉ hoạt động hay chỉ hoạt động cầm chừng. Các nhà buôn thì cố gắng thanh lý kho hàng của mình để đổi lấy tiền mặt. Ngoại kiều thì tìm cách bán lại nhà cửa, đồ đạc, của cải để về nước. Do đó, giá tiền ở miền Nam càng bị sụt giảm ở chợ đen. Các ngân hàng rất dè dặt trong                                                                                                                

23 Sở dĩ có tình trạng này vì Viện Hối đoái Đông Dương cũ đã áp dụng một chính sách cực kỳ dễ dãi: sự kiểm soát chuyển ngân chỉ có danh chứ không có thực. Mặc dù tổng số tiền cho chuyển hạn chế, nhưng bất cứ người Pháp nào đều được tự do chuyển tiền về nước. NHQG đã uy quyền rộng rãi cho các ngân hàng để chuyên ngân hàng tới 100.000 franc [139, tr. 42].

24 Để giải quyết tình hình trên, Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã phải ký kết với Pháp bản hiệp ước tiền tệ vào ngày 30/12/1954. Theo bản Hiệp ước này, đồng bạc miền Nam nằm trong khu vực Franc Pháp (Franc zone). Hối suất của đồng bạc Việt Nam là 10 Fancs ăn 1 đồng Việt Nam. Chính phủ Pháp cam kết mua bạc Việt Nam theo hối suất chính thức đó để chi tiêu. Để đền bù lại, mọi ngoại tệ của Việt Nam đều phải đổi thành Franc để gửi ở Ngân hàng và Ngân khố của Pháp. Việt Nam sẽ dành 20% số Franc của Pháp chuyển sang để bán lại cho những Pháp kiều muốn rút vốn về nước. Sự cam kết này của Pháp đối với miền Nam Việt Nam là rất quan trọng vì trong năm 1955 Pháp đã cần dùng tới 3 tỷ 600 triệu bạc Việt Nam, như vậy, Quốc gia Việt Nam đã thu về 36 tỷ Fancs.

Tuy nhiên, sự cam kết chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm, nhận thấy việc nằm trong bản hiệp ước khối tiền tệ Fancs có hại hơn là có lợi, Chính phủ Sài Gòn kế tiếp (tức chính thể VNCH) đã tuyên bố không thi hành Hiệp ước nữa. Như vậy, đồng bạc Việt Nam đã thoát ly khỏi đồng fancs, tránh cho đồng Việt Nam khỏi bị lệ thuộc chặt chẽ vào khu vực đồng fancs Pháp [139, tr. 41].

25 Các nhà buôn đã đặt nhiều hàng ở Pháp trong tháng 12/1954. Những hàng này đổ rồn tới bến Sài Gòn trong khoảng tháng 1 và 2/1955. Đợi đến lúc đó các nhà buôn mới xin phép chuyển ngân hàng. Nếu từ chối không cho họ chuyển tiền, nhiều nhà nhập cảng chắc chắn sẽ bị vỡ nợ vì hàng tới bến và đã rỡ xuống kho. Để trấn tĩnh nhân tâm, Viện Hối đoái đã phải hợp thức hóa những vụ nhập cảng hấp tấp ấy. Do vậy, riêng trong tháng 1/ và 2/1955, Viện đã phải cho chuyển tới 9.845 triệu Franc [139, tr. 46].

việc cho vay hoặc bảo đảm cho khách hàng. Mặc dù có thể nhập rất nhiều hàng Mỹ nhưng các nhà buôn đã ngần ngại không chịu đặt hàng. Do đó, có một lượng lớn giấy phép nhập cảng đã bị bỏ phí [139, tr. 47].

Trước tình hình đó, Chính phủ Quốc gia Việt Nam quy định mọi sự chuyển ngân từ Việt Nam sang Campuchia hoặc Lào, hay từ các nước ấy về Quốc gia Việt Nam đều phải kê khai ở Viện Hối đoái quốc gia26. Từ ngày 30/9/1955 trở đi, Viện Hối đoái có thể từ chối không cho chuyển tiền. Như vậy, một hàng rào hối đoái đã xuất hiện giữa Quốc gia Việt Nam và Lào và Campuchia- vốn trước kia là một khối. Các tàn tích của chế độ liên hiệp tiền tệ cũ đã bị xóa bỏ.

Từ khi VNCH trở thành thành viên của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 1956, hệ thống trao đổi hối đoái của VNCH đã được điều chỉnh với tỷ giá ấn định chính thức giữa đồng VNCH và đồng đôla Mỹ là VN$35/1đôla, ngoại trừ những việc chuyển nhượng được phép thông qua thị trường trao đổi tự do có giới hạn được kiểm soát của chính phủ [205]. Ngoài ra, NHQG đã hạn chế vai trò ủy quyền chuyển ngân của các ngân hàng tư so với trước đó. Toàn thể đơn chuyển ngân đều phải tập trung ở Viện Hối đoái để thẩm định, nhờ đó mà đã phát hiện được nhiều vụ gian lận khiến những người đầu cơ không dám hoành hành như thời gian trước [139, tr. 40-43].

Như vậy, trong những ngày đầu, cùng với hoạt động của Viện Hối đoái, NHQG đã hỗ trợ chính quyền Sài Gòn trong việc thực thi chính sách tiền tệ, tạo điều kiện cho việc kiểm soát và điều hành thị trường tiền tệ và tín dụng trong nước, giúp VNCH tránh được cuộc khủng hoảng hối đoái và lạm phát tiền tệ, củng cố được thực giá của đồng bạc và gây được lượng ngoại tệ dồi dào.

- Hoạt động ứng tiền cho chính phủ:

Như đã phân tích trong phần bối cảnh, trong những năm đầu của chế độ, do nhu cầu chi tiêu cho quốc phòng, thực hiện các dự án phát triển kinh tế như định cư số đồng bào di cư, thực hiện chính sách Dinh điền, Ấp chiến lược, chính sách cải cách điền địa khiến cho ngân sách của chính quyền bị thiếu hụt. Do đó, Ngân hàng Quốc gia đã phải ứng tiền trước cho Tổng Ngân khố và các cơ quan công quyền khác trong việc thực hiện các chính sách trên.

Điều 56 của Dụ 48 ngày 31/12/1954 quy định về việc ứng tiền trước cho quốc gia như sau: Tổng số những số tiền ứng trước hiện có từ ngày thành lập Ngân hàng

                                                                                                               

26 Việc xây dựng các quy định về kiểm soát hối đoái được giao cho Viện Hối Đoái ban đầu trực thuộc Chính phủ, đến tháng 9/1955 thì trực thuộc NHQG [139, tr. 40-45].

Quốc gia sẽ không được quá 25% tổng số tiền mà ngân sách quốc gia đã thu được trong năm trước27. Mỗi lần ứng, NHQG và Chính phủ ký một khế ước nhất định về ngân khoản ứng trước, thời hạn cho vay và lãi suất. Sau đó Chính phủ giao cho NHQG lượng trái phiếu có kỳ hạn là 3 tháng và có thể gia hạn nhiều lần [198, tr. 127]. Sắc lệnh ngày 29/11/1961 quy định rằng tổng số những số tiền ứng hiện có từ ngày thành lập NHQG sẽ không được vượt quá 40% tổng số tiền mà ngân sách quốc gia thu được trong năm trước, kể cả thu từ viện trợ nước ngoài [198, tr. 145].

Trước năm 1959, cán cân chi tiêu của Chính phủ VNCH chưa bị mất cân bằng lớn, số thu gần bằng số chi nên NHQG chưa phải ứng nhiều tiền cho Chính phủ. Từ năm 1959, NHQG đã phải ứng cho Chính phủ là 100 triệu VN$, năm 1963 tăng lên đến 2,990 triệu VN$ [219, tr. 8]. Ngoài ra, NHQG đã ứng tiền cho các cơ quan tín dụng công như: Việt Nam Thương tín, Nông tín cuộc, Trung tâm Khuếch trương kỹ nghệ…

để giúp những cơ quan này có đủ phương tiên tài chính hoạt động, hỗ trợ các chính sách kinh tế của chính phủ. Tổng số tiền NHQG ứng trước cho các ngân hàng năm 1957 là 234 triệu VN$, tăng lên 521 triệu VN$ trong năm 1961 [219, tr. 5]. Đến ngày 31/12/1962, tổng số tiền ứng cho các ngân hàng tư về nghiệp vụ thế chấp là 80 triệu

$VN. Riêng ngân hàng Việt Nam Thương tín, trong niên khóa 1962 đã vay của NHQG 195 triệu VN$ [151, tr. 71].

Như vậy, trong giai đoạn 1954-1964, NHQG đã hỗ trợ về mặt tài chính cho những tổ chức tín dụng công mà chính phủ lập ra phục vụ cho các ngành kinh tế, góp phần vào các chương trình phát triển kinh tế có tính chất dài hạn.

2.3.1.3. Quản lý ngoại hối

Dự trữ tiền tệ của VNCH được duy trì dưới hình thức vàng và ngoại tệ mạnh, được sử dụng thông thường trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. NHQG có trách nhiệm quản lý ngoại tệ và dự trữ quý kim của quốc gia để những nguồn dự trữ này có thể bảo đảm cho giá trị thanh toán và uy tín của đồng tiền Sài Gòn và để đối phó với những nhu cầu và biến chuyển của cán cân chi phó ngoại quốc.

- Đối với nguồn ngoại tệ:

Ngay từ khi thành lập NHQG đã theo đuổi chính sách quản lý ngoại tệ, đặt yếu tố an ninh lên hàng đầu [144, tr. 68]. Trước ngày 1/1/1955, thị trường tiền tệ miền Nam Việt Nam hoàn toàn bị ngân hàng ngoại quốc chi phối. Mọi việc mua bán ngoại tệ đều                                                                                                                

27Theo Sắc luật số 020/Slu ngày 3/9/1966 Sửa đổi và bổ túc Dụ 38 ngày 31/12/1954 về Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thì tổng số tiền ứng trước không được quá 40% tổng số tiền mà ngân sách quốc gia đã thu được trong năm trước [136, tr.78].

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng ở miền nam việt nam (1954 1975) (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(245 trang)