Chương 4: NHẬN XÉT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT
4.2. Hiệu quả và vai trò của hệ thống ngân hàng đối với kinh tế miền Nam Việt Nam
4.2.1. Hiệu quả của hệ thống ngân hàng
NHQG với những quyền lực và khả năng khống chế lớn về mặt tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tích trữ vàng bạc và phát hành giấy bạc, kiểm soát ngoại hối và cho các ngân hàng khác vay, đã có sức ảnh hưởng đến không chỉ hệ thống ngân hàng mà toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, thực chất NHQG cũng lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, lệ thuộc vào Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. Nền kinh tế Sài Gòn muốn tồn tại, viện trợ phải được “bơm” vào guồng máy tài chính Sài Gòn một cách dồi dào và liên tục. Nguồn viện trợ này giúp cho VNCH duy trì ngân sách chiến tranh, ổn định ngân sách quốc gia, kiến thiết và phát triển trên các lĩnh vực kinh tế xã hội. Khi nguồn viện trợ bị cắt giảm đột ngột thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng bị ngừng. Mặc dù có nhiều thời điểm, NHQG muốn thoát khỏi ảnh hưởng và kiềm tỏa của Mỹ bằng cách tăng lượng dự trữ ngoại tệ hay gửi ngoại tệ ở các ngân hàng ngoài ngân hàng của Mỹ, tuy nhiên đều không thể thực hiện được do bị Hoa Kỳ khống chế về viện trợ.
Về mặt doanh thu, với sự thành lập thêm nhiều ngân hàng và chi nhánh ngân hàng mới đã đón nhận được nhiều lượng ký gửi của người dân, nhờ đó các ngân hàng đã cho vay với số lượng ngày càng nhiều, tích lũy số lãi hàng năm ngày càng cao.
Trong quá trình hoạt động, hệ thống ngân hàng thương mại thu lãi thông qua khoản chênh lệch giữa lãi suất ký gửi và lãi suất tín dụng cung cấp. Số doanh lợi do ngân
72 Cơ chế này đã đảm bảo tương đối hài hòa lợi ích và sự an toàn cho cả bên mua và bên bán: Người bán được trả tiền ngay sau khi giao hàng cho nhà chuyên chở. Người mua được ứng trước một khoản vay và yên tâm trong việc trả tiền hàng. Ngân hàng của người mua cũng như ngân hàng đại diện của người bán đều thi hành được giao dịch thương mại có hoa hồng mà không phải xuất tiền ra cho vay. Sự tín nhiệm chỉ đặt trên chữ ký giữa hai ngân hàng và giữa ngân hàng với khách hàng
hàng thương mại thu hoạch từ nghiệp vụ tín dụng chiếm tỉ lệ lớn từ 25-60%/năm [14, tr. 35]. Hệ thống ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ “vay” của một bộ phận dân chúng đến gửi tiền rồi đem cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ vay lại với lãi suất cao hơn để có lãi cho bản thân. Ngân hàng nào có nhiều chi nhánh, thu được nhiều tiền ký gửi, nhất là loại ký gửi hoạt kỳ thì sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. Theo Giáo sư kinh tế Nguyễn Văn Ngôn (1972), tổng số lãi ròng của hệ thống ngân hàng, sau khi đã khấu trừ khoản thuế, đã tăng từ 491,3 triệu năm 1966 lên tới 1.896,2 triệu năm 1970. So với mức vốn, tỷ lệ lãi thuần tịnh của hệ thống ngân hàng lên tới 25% năm 1969, 21% năm 1970 [84, tr. 77]. Thậm chí đã có nhận xét rằng “Ngoài nghề buôn lậu và bán chợ đen thì ngân hàng là nghề có nhiều lời nhất” [14, tr. 35].
Trong các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, hoạt động thu được nhiều vốn nhất là cấp tín dụng cho nhập cảng. Với mức lời trung bình từ 20% đến 30% trị giá hàng hóa cập bến (C.I.F), hàng năm các nhà nhập khẩu có thể thu một số lời khổng lồ từ 102 triệu đôla đến 153 triệu đôla, trung bình mỗi nhà nhập khẩu có thể nhận được từ 102.000 đôla đến 153.000 đôla [110, tr. 180]. Số tiền ngân hàng thu được từ việc mở Tín dụng thư là sẽ được coi là khoản ký gửi hoạt kỳ, không phải trả lãi, nhưng lại coi như ký gửi định kỳ để hưởng tỷ lệ cho vay >55%/ký gửi định kỳ. Cho đến ngày 206/1973, số tiền thu được từ dự kim mở tín dụng của toàn thể hệ thống ngân hàng thương mại 11 tỷ 123 triệu VN$ [72, tr. 8]. George McT.Kahin (1987) đã cho rằng với những đặc quyền được Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn thừa nhận, các nhà nhập khẩu Sài Gòn sử dụng đồng đôla với tỉ giá ưu tiên nhập khẩu hàng hóa, đã tạo ra “lòng trung thành” của họ với chính quyền [276, tr. 86].
Đặc biệt, một trong những điều kiện để ngân hàng nhận tài trợ vốn cho nhập cảng là nhà nhập cảng phải mua bảo hiểm tại một hãng bảo hiểm do ngân hàng chỉ định. Thời kỳ này, mỗi ngân hàng thương mại thường có một hãng bảo hiểm do ngân hàng đó bỏ vốn đầu tư. Cho tới năm 1973, có khoảng 40 hãng bảo hiểm tại miền Nam Việt Nam. Phí bảo hiểm thông thường là 0,5% (hoặc 0,2%) cộng với 2% bảo hiểm rủi ro chiến tranh tính trên tổng số hàng hóa nhập cảng. Trong khi đó bình quân mỗi năm nhập 800 triệu đôla. Do vậy, các hãng bảo hiểm đã thu được những bảo phí khổng lồ hàng chục tỉ bạc mỗi năm [72, tr. 8].
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động nhiều ngân hàng đã có những chiến lược, phương pháp mới để phát huy lợi thế kinh doanh như tuyên truyền quảng cáo rầm rộ, gia tăng các hình thức khuyến mại, quà biếu, xổ số và những sáng kiến quảng áo liên tục, tạo ra sự chú ý của người dân. Một số ngân hàng chú trọng vào danh tiếng và uy tín của ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng đã tiến hành nghiên cứu và cho điều tra
tường tận về kế hoạch của khách hàng đi vay, thậm chí còn gợi ý cho người đi vay những kế hoạch kinh doanh sao cho hữu hiệu hơn. Các phương pháp này đã được giới chức của NHQG nghiên cứu, áp dụng trong ngành ngân hàng tại miền Nam Việt Nam [87, tr. 67]. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng khác nhau trong quá trình tranh giành ảnh hưởng và tìm kiếm lợi nhuận và loại bỏ đối thủ, bên cạnh những yếu tố tiêu cực, còn có những yếu tố tích cực, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông và huy động tư bản, tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất và đời sống.
Về mặt doanh số hàng năm thì các ngân hàng người Việt vẫn giữ vị trí hàng đầu, tiếp đến là các ngân hàng Pháp và ngân hàng Đài Loan. Cho đến năm 1966, các ngân hàng Việt Nam dẫn đầu về lượng cho vay (8,3 tỷ $VN), tiếp sau là các ngân hàng Pháp (6,7 tỷ $VN), ngân hàng Trung Hoa (4,6 tỷ VN$). Năm 1967, các ngân hàng Việt Nam cũng dẫn dầu về lượng ký gửi (11,5 tỷ VN$), ngân hàng Pháp là (6,7 tỷ VN$) và ngân hàng Trung Hoa là 5,1 tỷ $VN. Chính vì vậy, các ngân hàng nội địa cũng có tính thanh khoản cao (4,4 tỷ $VN), đứng đầu trong số các ngân hàng [61, tr. 62b]. Cho đến năm 1973, trong số các ngân hàng đó có 6 ngân hàng hoạt động lỗ, đang chuẩn bị giải thể, 26 ngân hàng hoạt động có lãi.
Trong số các ngân hàng của người Việt, nổi lên vai trò của Việt Nam Thương tín – ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ có thị phần lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Việt Nam Thương tín hoạt động với mạng lưới gồm 24 chi nhánh trên khắp 13 tỉnh thành của miền Nam Việt Nam, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế miền Nam bằng việc tạo lập và kiểm soát một lượng lớn các công ty bảo hiểm, vận chuyển đường thủy và đường bộ, ngân hàng, và nhiều các ngành sản xuất khác. Tổng giá trị sở hữu những công ty này của Việt Nam Thương tín đạt mức gần 3 tỷ VN$
[206] và với số lãi thu được là gần 5 tỷ $VN vào năm 1973, đứng đầu hệ thống ngân hàng ở miền Nam [217, tr. 21].
Bảng 4.1: Tổng tài sản có của các ngân hàng thương mại 1968-1973
Danh mục 1968 1969 1970 1971 1972 1973
Tổng tài sản có (đơn vị: triệu VN$)
58.608 76.252 107.158 170.143 263.210 384.289
Tỷ lệ % theo nhóm ngân hàng
Việt Nam 53 58 59 66 69 63
Pháp 19 17 17 17 15 19
Trung Hoa 13 12 12 8 7 8
Anh 5 4 4 3 2 3
Hoa Kỳ 5 5 4 3 4 4 Thái Lan, Nhật Bản,
Hàn Quốc
5 4 4 3 5 3
Nguồn: [230 tr. 234].
Cho đến năm 1974, các ngân hàng của người Việt có tổng số vốn là 3.723 triệu
$VN, các ngân hàng ngoại quốc có số vốn là 1.318 triệu $VN. Các ngân hàng người Việt hoạt động với số lãi là 5.384 triệu $VN, trong khi số lãi của các ngân hàng ngoại quốc là 2.933 triệu $VN [57, tr. 106]. Tình hình kinh doanh với kết quả khả quan của hệ thống ngân hàng đã thu hút các nhà tư bản bỏ vốn ra thành lập ngân hàng ngày càng nhiều khiến cho số lượng ngân hàng ngày càng đông trong khoảng thời gian ngắn..
Điều này đã chứng tỏ tính hấp dẫn từ lợi nhuận mà hoạt động ngân hàng mang lại.
4.2.2. Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với kinh tế miền Nam Việt Nam
* Thông qua các hoạt động như cung cấp tín dụng, nhận ký gửi và đầu tư vào các ngành sản xuất, hệ thống ngân hàng đã có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản ở miền Nam.
Hệ thống tín dụng nông nghiệp cùng với các mạng lưới Ngân hàng Phát triển nông nghiệp và các ngân hàng nông thôn đã hỗ trợ ngày càng hiệu quả việc đầu tư sản xuất nông nghiệp. Chương trình Người cày có ruộng cùng với việc đưa máy móc, phương tiện kỹ thuật và giống mới mới vào nông thôn đã có tác động đến việc định hướng con đường phát triển tư bản chủ nghĩa cho nông nghiệp và nông thôn miền Nam.
Các khoản tín dụng nông nghiệp này còn giúp cho nông dân, ngư dân cải thiện kỹ thuật canh tác và đánh bắt thủy hải sản, có điều kiện hơn để đẩy mạnh hoạt động trồng cấy, mua máy móc nông nghiệp và động cơ đánh bắt, tăng lượng gia súc, gia cầm, sản xuất muối và các sản phẩm nông nghiệp mang tính chất thị trường. Đồng thời nguồn nông tín cũng đem lại nhiều thuận lợi hơn cho phát triển nông nghiệp như: thiết lập đường xá, cầu cống, tạo thuận lợi cho việc chuyên chở nông phẩm đi đến thị trường tiêu thụ, khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất. Sự hiện diện của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử tín dụng nông nghiệp của ở miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, với sự mở rộng mạng lưới các chi nhánh các ngân hàng nông thôn ở các tỉnh và vùng miền của miền Nam Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn, đã bổ sung thêm một lượng tín dụng cho sản xuất nông nghiệp. Số vốn đó dù chưa đáp ứng đủ nhu cầu của đại bộ phận quần chúng nhân dân, nhưng đã góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn miền Nam.
Đối với sản xuất công nghiệp, có thể thấy, hoạt động tín dụng ngân hàng đã ngày càng trở nên vô cùng quan trọng trong việc cung cấp vốn cho quá trình sản xuất, cung cấp tư bản tiền tệ cho các xí nghiệp và công ty tồn tại và phát triển. Khi cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt và mở rộng ra các đô thị, ngành công nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng nề. Các cuộc đụng độ giữa hai bên trong tết Mậu Thân năm 1968 đã phá hủy nhiều cơ sở công nghiệp tập trung ở các khu công nghiệp Biên Hòa và Sài Gòn.
Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ về mặt tài chính của Ngân hàng Phát triển Kỹ nghệ nhiều công ty vừa và nhỏ vẫn được thành lập. Trong những năm 1963-1973, tín dụng từ Ngân hàng Phát triển kỹ nghệ Việt Nam đã cải thiện tình hình việc làm ở miền Nam Việt Nam thông qua việc cung cấp tài chính để tạo ra 18.000 công việc (tương đương 15% tổng nhân công hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp), tiết kiệm và thu về khoảng 62.5 triệu đôla trong trao đổi ngoại tệ qua các dự án được tài trợ [210].
Ngoài ra, tín dụng công nghiệp còn ảnh hưởng tới việc nâng cao các nghiệp vụ kinh doanh và duy trì tính năng động của môi trường đầu tư của VNCH, thậm chí trong các giai đoạn khó khăn nhất về chính trị và kinh tế. Những nguồn vốn trung hạn đã trở thành đòn bẩy để thực hiện việc phát triển kinh tế. Ngành công nghiệp giai đoạn này cũng ghi nhận bằng sự phát triển và mở rộng hệ thống khu công nghiệp và khu chế xuất. Điều này đã tạo ra sự kết nối hơn giữa công nghiệp và nông nghiệp so với thời kỳ trước và cũng đánh dấu quá trình tích tụ và tập trung tư bản với những yếu tố kỹ thuật và dây chuyền sản xuất hiện đại. Tuy nhiên, theo đánh giá của Thứ trưởng Công kỹ nghệ của VNCH Phạm Minh Dương thì “những xí nghiệp này thuộc loại chế biến, không có giá trị kinh tế lớn lao, hoàn toàn lệ thuộc và sự cung cấp nguyên liệu ngoại quốc, làm tốn kém rất nhiều ngoại tệ” [177, tr. 6]. Ngoài ra, mặc dù nhận được những khoản đầu tư nhất định từ các ngân hàng nhưng tình hình hoạt động của các xý nghiệp công (thuộc Chính phủ) không được khả quan lắm [84, tr. 342].
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại ở miền Nam đã có vai trò quan trọng trong hoạt động nhập khẩu bằng cách cung cấp các dịch vụ tín dụng cho nhà nhập khẩu, chuyển giao tài liệu giữa nhà nhập khẩu với NHQG và ngân hàng ngoại quốc, chuyển ngân trị giá hàng cho ngân hàng ngoại quốc, là đại diện để làm các thủ tục và chịu trách nhiệm về mặt tài chính đối với toàn bộ những giao dịch xuất nhập khẩu. Trong chương trình viện trợ thương mại, các nghiệp vụ ngân hàng đã tạo ra những cơ sở vật chất an ninh về mặt tài chính để dòng hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn, đẩy nhanh tốc độ quay vòng hay chu trình của chương trình nhập cảng.
Tức là giải quyết vấn thiếu vốn của các nhà nhập cảng. Tờ trình Mật số 01/822-M của Thống đốc NHQG Nguyễn Hữu Hanh ngày 20/12/1966 gửi Ủy ban hành pháp Trung
ương đã khẳng định vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc giải quyết vấn đề thiếu vốn về phía nhà nhập cảng, lượng hàng hóa có xuất xứ từ Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ vào miền Nam Việt Nam ngày càng nhiều [164, tr. 48]. Cảng Sài Gòn được đánh giá là một trong những cảng thương mại chất lượng tốt, lớn nhất Đông Nam Á trong thời điểm bấy giờ- có nhiệm vụ tiếp nhận hầu hết hàng hóa (95%) tới Việt Nam đã ghi nhận lượng hàng hoá nhập khẩu đến cảng trung bình 400.000 tấn/tháng [165, tr.
411]. Báo cáo của Hoa Kỳ đã miêu tả thị trường Sài Gòn thời kỳ này “tràn ngập xe hơi kiểu châu Âu và kiểu Mỹ” [307, tr. 53].
Như vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng trong và ngoài nước đã góp phần tạo ra sự gia tăng hàng hoá ngoại nhập vào miền Nam Việt Nam giai đoạn này. Chính quyền VNCH, thông qua hệ thống ngân hàng, đã nhằm vào mục tiêu duy nhất là làm sao “hấp thụ” hết số ngoại tệ dồi dào bằng mọi cách. Đặc biệt, nhờ có hệ thống ngân hàng, lần đầu tiên giới nhập cảng, thương gia Việt Nam biết đến và được quyền giao thương với ngoại quốc – nhất là những nước thuộc khối dùng đôla Mỹ.
* Hệ thống ngân hàng miền Nam Việt Nam góp phần làm giảm áp lực lạm phát của nền kinh tế
Đầu những năm 1960, áp lực chiến tranh ngày càng gia tăng, ngân sách quốc gia chi cho quốc phòng ngày càng lớn. Việc tăng chi trong ngân sách của VNCH là nguyên nhân chính của nạn lạm phát bắt đầu vào các năm 1960, 1961 và trở nên trầm trọng vào năm 1964. Trong những năm nói trên, giá bán lẻ ở Sài Gòn đã tăng 650% [176, tr. 76].
Để hỗ trợ chương trình ổn định tiền tệ và kinh tế của chính phủ ban hành ngày 17/6/1966, NHQG đã thi hành các biện pháp sau: (1) Cung cấp ngoại tệ cho thị trường nội địa với số lượng lớn để nhập khẩu các loại hàng hóa cần thiết, đồng thời thu hút bớt khối tiền tệ; (2) Mở rộng tín dụng cho các ngân hàng thương mại để tài trợ cho các nghiệp vụ nhập cảng biện pháp thế chấp tín dụng thư, tồn kho, thế chấp công khố phiếu, tài trợ các nhà thầu, thành lập Nha Tín dụng; (3) Can thiệp trên thị trường vàng để hạ giá vàng, gây ảnh hưởng tâm lý, giảm bớt áp lực trên thị trường vàng và thị trường chợ đen ngoại tệ [159, tr. 3]; (4) Yêu cầu các ngân hàng thương mại góp phần tài trợ công phí bằng cách yêu cầu các ngân hàng phải giữ một số công khố phiếu tối thiểu với tỷ lệ định từ 5% đến 20% các cam kết ký gửi gộp của các ngân hàng này [178, tr. 10].
Các biện pháp trên của NHQG đã có hiệu quả nhất định, góp phần vào thành công của chính sách chung của chính quyền là kìm hãm được áp lực lạm phát ở một mức vừa phải, có thể kiểm soát nổi. Sai ngạch lạm phát trong giữa năm 1966 đã giảm xuống khoảng 3 tỷ đồng so với 14 tỷ đồng đầu năm (so với năm 1966, sai ngạch lạm