Hệ thống ngân hàng có mức độ hội nhập sâu trong hệ thống tài chính ngân hàng tiền tệ thế giới

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng ở miền nam việt nam (1954 1975) (Trang 137 - 140)

Chương 4: NHẬN XÉT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT

4.1. Đặc điểm của hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954- 1975

4.1.6. Hệ thống ngân hàng có mức độ hội nhập sâu trong hệ thống tài chính ngân hàng tiền tệ thế giới

Thứ nhất, trong quá trình hoạt động, hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam đã có sự gắn kết chặt chẽ với các tổ chức tiền tệ, tài chính và ngân hàng trên thế giới.

Sau Chiến tranh thế giới II, các vấn đề ấn định hối suất, thanh toán các món nợ quốc tế, thiết lập các kế hoạch kinh tế, chấn chỉnh những tình trạng tài chính đang bị khủng hoảng giữa các quốc gia… là những vấn đề vô cùng phức tạp mà nhiều quốc gia khó lòng giải quyết đơn phương. Chính vì thế, ngày 27/12/1945, Quỹ tiền tệ Quốc tế (viết tắt là IMF) được thành lập theo quyết định của Hội nghị Bretton Woods với mục tiêu khuyến khích sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực tiền tệ cũng như giúp cho các chế độ hối đoái được vững vàng, tránh nạn sụt giá tiền tệ; cố gắng thiết lập một hệ thống thanh toán đa phương cho các quốc gia hội viên đủ phương tiện ngoại tệ trong các nghiệp vụ thông thường [170, tr. 12].

Từ năm 1956, chỉ sau khi thành lập chính thể được một năm, VNCH đã trở thành thành viên của IMF và Ngân hàng Tái thiết và phát triển (viết tắt là IBRD), sau này đổi tên thành Ngân hàng thế giới – World Bank). Theo Dụ số 51 của Tổng thống Ngô Đình Diệm, ban hành ngày 28/8/1956 thì “Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được

phép thi hành tất cả các dịch vụ của VNCH với IMF và IBRD”. Ngoài ra, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được phép sau này đứng ra làm cơ quan ký thác của IMF và IBRD [142, tr. 48-49]. Thống đốc NHQG tại chức được ủy nhiệm làm Thống đốc tại các cơ quan trên. Thống đốc cũng được quyền biểu quyết về mọi dư án quyết định của các cơ quan trên. Tuy nhiên, các vấn đề quan trọng về tiền tệ, hối đoái đề phải trình trước lên Chính phủ thẩm xét [168, tr. 13]. Sắc luật số 017/Slu của Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, ngày 16/9/1966, quy định: Ủy viên Tài chính ủy nhiệm thường xuyên cho NHQG như: thừa nhận các ngân hàng Trung gian được làm nghiệp vụ hối đoái (điều 2, 26, 28, 29), kê khai tất cả hay một phần tài sản ngoại quốc tại VNCH (điều 18), mở và điều hành các trương mục thuộc tài sản ngoại quốc tại VNCH (điều 19) [166].

NHQG đã thi hành nhiệm vụ đại diện cho chính phủ VNCH tại các cơ quan tài chính và tiền tệ quốc tế, tham gia thảo luận các vấn đề thời sự quan trọng trên thế giới, qua đó thể hiện vai trò thành viên, nói lên tiếng nói của quốc gia về các vấn đề như: cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế và quyền rút vốn đặc biệt, vấn đề điều chỉnh dự trữ của Quỹ Tiền tệ quốc tế [186, tr. 266]. Trong các hoạt động giao dịch quốc tế, hàng năm NHQG còn gặp gỡ các phái đoàn, các hội nghị thường niên để thảo luận về các biến chuyển tình hình kinh tế và tài chính trên thế giới và của khu vực.

Ngoài cấp độ trung ương, các ngân hàng Ngân hàng Phát triển nông nghiệp, Ngân hàng Phát triển kỹ nghệ.. cũng thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với Ngân hàng thế giới (IRBD), Ngân hàng phát triển Nhật Bản, Tây Đức, Hàn Quốc, Philippines và các tổ chức tài chính tiền tệ như Ủy ban Kinh tế châu Á và viễn đông (ECAFE), Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp quốc (UNIDO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)… để trao đổi tin tức, hội thảo. Đồng thời thông qua các buổi gặp gỡ, các diễn đàn hội nghị, các ngân hàng của VNCH đã kêu gọi sự viện trợ của các nước cho VNCH. Điều đó cho thấy sự hội nhập sâu của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng trung ương vào hệ thống ngân hàng tài chính của các nước tư bản chủ nghĩa.

Thứ hai, hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam đã gắn kết chặt chẽ với ngân hàng các nước tư bản chủ nghĩa như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, đặc biệt là hệ thống ngân hàng của nước Mỹ

Hệ thống ngân hàng của VNCH đã góp phần thúc đẩy hoạt động giao dịch thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh tài chính trong các nghiệp vụ thương mại đường dài thông qua cơ chế Tín dụng thư. Một trong những giao dịch lớn nhất trong hoạt động thương mại tài chính của VNCH với nước ngoài là giao dịch với Hoa Kỳ, tập trung chủ yếu vào giao dịch ngoại thương theo chương trình viện trợ thương mại của

Hoa Kỳ. Trong giao dịch ngoại thương, việc người mua và người bán cách xa về không gian tạo ra những rủi ro cho việc thanh toán. Đặc biệt, chu trình vận tải hàng hóa bằng đường biển có thể đòi hỏi một thời gian khá lâu, cần khoảng 1 đến 2 tháng người mua mới nhận được hàng để bán, thu hồi số tiền đã bỏ ra. Theo Nguyễn Văn Đương (1961) thì điều này đã để đọng một số vốn lớn- một điều tối kỵ trong nghề thương mại [30, tr.

9]. Đó là chưa tính đến thời giá tiền tệ quốc gia có thể bị thay đổi và điều kiện chiến tranh khiến nhiều chuyến hàng không kịp cập bến đúng hạn, vì thế dẫn đến chuyện:

người bán ngại xuất hàng khi chưa có tiền, người mua ngại trả tiền khi chưa nhận hàng.

Để giải quyết vấn đề trên, các ngân hàng thương mại ở Sài Gòn và ngân hàng chỉ định tại nơi bán hàng đã thực hiện cơ chế “Tín dụng thư” (L/C: Letter of credit).

Sơ đồ 1: Quy trình viện trợ thương mại sử dụng cơ chế Tín dụng thư:

Theo sơ đồ, chương trình viện trợ thương mại đã sử dụng 4 kênh ngân hàng với 3 loại tín dụng thư: tại VNCH có NHQG, ngân hàng thương mại, còn tại Mỹ là ngân hàng uỷ quyền chi trả, ngân hàng đại diện của nhà sản xuất. Ba loại tín dụng thư gồm:

Tín dụng thư của ngân hàng thương mại Sài Gòn gửi cho ngân hàng uỷ quyền bên Mỹ.

Lúc này Ngân hàng thương mại Sài Gòn phải lấy uy tín của mình với ngân hàng uỷ quyền bên Mỹ để đứng ra bảo lãnh thanh toán cho người nhập khẩu- đây thực chất là một dạng gián tiếp cung cấp tín dụng cho nhà nhập cảng; Tín dụng thư thứ hai là của Ngân hàng uỷ quyền gửi ngân hàng đại diện nhà sản xuất; Tín dụng thư thứ ba là của

Nhà nhập khẩu

Ngân hàng thương mại VNCH

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

Ngân hàng Ủy quyền của Mỹ

Nhà sản xuất Ngân hàng đại diện nhà sản xuất Mỹ

Cơ quan phát triển quốc tế   (USAID)  

(2)  L/C  

(3)  L/C  

(4)  L/C   (5). Lấy  

USD  

(6). Lấy  USD  

(8).  Thông  báo  

(7).  Lấy   USD   (9).  Trích   ti n   (10).  Đòi  

ti n  

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng ở miền nam việt nam (1954 1975) (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(245 trang)