Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng ở miền nam việt nam (1954 1975) (Trang 92 - 104)

Chương 3: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ NĂM

3.2. Những thay đổi về cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng 73 1. Ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ

3.3.1. Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

Từ năm 1965, kinh tế VNCH đứng trước nhiều xáo trộn và bất ổn lớn do mức độ gia tăng của chiến tranh và sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ và đồng minh ở chiến trường miền Nam, Chính phủ VNCH phải gia tăng các khoản chi, vượt xa các khoản thu thông thường của ngân sách. Đồng thời, chi phí của cho các binh lính trên chiến trường cũng ngày một lớn cùng với sự gia tăng quân số49. Trước tình hình đó NHQG buộc phải in thêm tiền để giải quyết các nhu cầu chi tiêu. Từ đầu năm 1965 đến cuối tháng 9/1969, khối tiền tệ đã gia tăng gấp 5 lần, từ 27 tỷ VN$ lên 134 tỷ VN$. Tổng số bạc phát hành đến cuối năm 1973 là 227.284 triệu VN$ tăng 2.158 triệu so với cuối năm 1972 [201, tr. 37].

Những mẫu vẽ trên tờ giấy bạc thường được chọn từ các mẫu trúng giải trong các kỳ thi do NHQG tổ chức và có sự tham dự của nhiều hoạ sĩ. Những năm đầu tiên sau khi thành lập, các tờ giấy bạc do NHQG miền Nam phát hành được in từ các công

                                                                                                               

49 Từ năm 1965 đến năm 1970, tổng số thực chi của quốc gia đã tăng từ 47,5 tỷ lên 182,3 tỷ (gần gấp 4 lần).

Khoảng 85-90% của tổng chi là chi phí điều hành như lương bổng, quân nhân, công chức. Trong khi đó, số thu về tài nguyên quốc gia tăng chậm từ 16,4 tỷ lên 39,7 tỷ (1966) và 77,2 tỷ năm 1969. Do đó, số thiếu hụt ngân sách khoảng 4-60 tỷ hàng năm [178, tr. 03].

ty in giấy bạc của Mỹ như ABC (American Banknote Company) hay SBC (Security Banknote Company). Đến năm 1965, việc in giấy bạc được tổ chức đấu thầu quốc tế và các công ty Anh như Bradbury Wilkinson hay Thomas Delarue thường trúng thầu do cho giá rẻ và chất lượng cao. Phần lớn giấy bạc sau này đều được in từ công ty Thomas Delarue. Việc quản lý và bảo quản các bản kẽm giấy bạc rất nghiêm ngặt. Công nghệ in ấn khá công phu, khó làm giả, sử dụng các kỹ thuật như hình lộng (filigrane), băng huỳnh quang hay các chấm huỳnh quang, in hình hai mặt chồng lên nhau (kỷ thuật này thường được ngân hàng trung ương của Pháp (Banque de France) sử dụng để in tiền franc). Cũng từ năm 1971, NHQG triển khai dự án xây dựng nhà máy in bạc tại Sài Gòn. Dự án này đến năm 1974 mới hoàn thành giai đoạn 1, với máy móc và thiết bị in được nhập từ Ý, cũng do công ty Thomas Delarue sản xuất, với công nghệ được xem là hiện đại nhất vào lúc đó. Tuy nhiên, nhà máy in chưa kịp đi vào hoạt động thì chế độ VNCH đã cáo chung50.

Vấn đề quản lý giấy bạc giả:

Ngoài nhiệm vụ phát hành tiền, NHQG cũng có trách nhiệm trong việc thanh tra, giám sát phát giác tiền giả và trên cơ sở đó có những xử lý các vi phạm. Chính quyền VNCH đã từng thấy một số giấy bạc giả do Mặt trận Dân tộc Giải phóng phát hành; Trên một số giấy bạc có những khẩu hiệu phản đối chính quyền VNCH hay quân đồng minh và những khẩu hiệu quảng cáo cho “cộng sản” [197, tr. 1-2].

Mặc dù tiền được in ở các công ty in giấy bạc lớn và có uy tín, tuy nhiên, việc làm giả giấy bạc vẫn không tránh khỏi, nhất là loại giấy bạc in hình Trần Hưng Đạo có mệnh giá 500 đồng. NHQG cũng nhận được văn thư của ngân hàng Việt Nam Thương tín và Đông Phương ngân hàng thông báo là đã phát hiện được một số lượng lớn giấy bạc giả trên thị trường, đặc biệt tại các chi nhánh An Giang và Kiên Giang. Tổng số giấy bạc giả loại 500 VN$ bị tịch thu cho đến ngày 18/3/1975 là 22.689 tờ, trị giá là 11.344.500 VN$. Ngay sau khi giấy bạc giả loại mới được phát giác NHQG đã xúc tiến việc áp dụng một số biện pháp đối phó như: Ngày 17/3/1975, một thông cáo đã được phổ biến qua các ngân hàng thương mại, cơ quan chính phủ, báo chí, đài phát thanh và truyền hình để lưu ý dân chúng về đặc điểm của giấy bạc giả để dễ dàng phát giác

                                                                                                               

50 Theo thông tin trao đổi với chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn, người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó và đang làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia, đầu tháng 6/1975, toàn bộ số vàng dự trữ trong các hầm bạc của NHQG và số lượng tiền dự trữ chưa phát hành (khoảng 1.000 tỷ đồng) được kiểm kê và được giao lại cho Ủy Ban Quân Quản Ngân Hàng Quốc Gia thuộc Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam.

[214, tr. 73]. Ngoài ra, NHQG cũng nghiên cứu vấn đề thưởng cho các nhân viên có thành tích trong việc phòng chống nạn bạc giả.

Các vụ buôn lậu tiền thường được vận chuyển bằng đường hàng không hoặc đường biển. Từ 6/1969 đến 4/1970 có ba vụ buôn lậu đã được phát giác. Năm 1969, chính quyền Sài Gòn bắt được vụ buôn lậu trị giá 45 triệu $VN(4 vali tiền). Năm 1970 bắt được vụ buôn lậu 50 triệu VN$ (5 vali tiền) [182, tr. 16]. Ngoài ra, việc buôn lậu tiền cũng được vận chuyển qua biên giới Campuchia và chuyển tới thị trường Hồng Kông để tiếp tế cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Từ đây ngoại tệ được tiếp tế cho

“Việt cộng” để “Việt cộng” mua quân nhu khí giới và tiếp tế bằng tiền Sài Gòn ngay trên lãnh thổ VNCH để “Việt cộng” tiêu dùng trong miền Nam [182, tr. 40].

Từ những năm đầu thập kỷ 60, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam phát triển và hoạt động mạnh không chỉ ở vùng nông thôn mà còn ở trong lòng đô thị. Để đáp ứng nhu cầu của chiến trường, Trung ương Đảng và Chính phủ chủ trương phát triển các cơ sở cách mạng tại nội thành. Những cán bộ chủ chốt của Ban Kinh tài miền Nam Việt Nam đặc biệt được đưa vào nội thành để bám trụ. Chủ trương sử dụng chính ngân hàng của thế giới và của chế độ Sài Gòn để chuyển tiền cho cách mạng.

Theo phương pháp này, nhà cung cấp tiền Sài Gòn là những chủ kinh doanh lớn có ý muốn hợp tác với một đầu mối của Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở nội thành Sài Gòn.

Họ có tài khoản tại các ngân hàng thương mại nước ngoài và ở Sài Gòn. Theo thỏa thuận, nhà kinh doanh sẽ rút tiền Sài Gòn từ ngân hàng với lý do là để sản xuất kinh doanh, thực tế là để cung cấp cho cách mạng. Đổi lại, họ sẽ được thành toán bằng ngoại tệ ở nước ngoài [99, tr. 597-600]. Đây là phương thức chi viện tiền cho miền Nam bằng cách chuyển khoản (hay còn gọi là phương thức FM), sử dụng chính hệ thống ngân hàng của VNCH để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam.

Theo số liệu mà Đặng Phong (2004) đưa ra thì cho đến ngày 30/4/1975, việc chuyển trả tiền của phía chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho chiến trường miền Nam mà sử dụng hệ thống ngân hàng của VNCH chiếm 1/3 tổng kim ngạch chi viện [99, tr. 606]. Điều đó cho thấy những sơ hở trong việc quản lý tiền tệ của hệ thống NHQG của Sài Gòn.

3.3.1.2 Quản lý hoạt động tiền tệ và tín dụng

Trong giai đoạn 1965-1975, chiến tranh và viện trợ Hoa Kỳ đã tạo ra những biến động về lượng cung và cầu tiền trên thị trường. Do đó, việc quản lý tiền tệ và tín

dụng của NHQG không còn có tính chủ động như trong giai đoạn trước, các biện pháp mà NHQG áp dụng thường là bị động và hoàn toàn bị chi phối bởi các tác nhân bên ngoài.

Năm 1965, khi quân đội Mỹ bắt đầu ồ ạt đổ vào miền Nam, khối tiền tệ đã gia tăng mạnh mẽ và gần như vượt khỏi tầm nỗ lực kiểm soát của các nhà lãnh đạo NHQG miền Nam. Trước tình hình đó, một mặt, NHQG lại yêu cầu các ngân hàng tư tăng mức dự trữ tối thiểu lên 25% (tăng 15% so với năm 1960) để hạn chế lượng tiền lưu hành trong lưu thông, mặt khác thi hành chính sách “nới rộng tín dụng” để đáp ứng nhu cầu tín dụng của chương trình nhập cảng do chính phủ khuyến khích51.

Đến năm 1968, do ảnh hưởng của cuộc Tổng tấn công tết Mậu thân, nhu cầu tín dụng của giới công thương lại gia tăng, NHQG lại hạ mức dự trữ tối thiểu đối với ký gửi hoạt kỳ từ 25% xuống 20%. Biện pháp này đã giúp các ngân hàng có thêm 1,3 tỷ thanh khoản để hoạt động [144, tr. 13-14]. Ngoài ra, NHQG còn cấp tín dụng cho các ngân hàng thông qua việc nhận thế chấp thương phiếu và công chứng phiếu (tức là trái phiếu) do các ngân hàng tư đem đến để thế chấp và vay tiền với nhiều điều khoản ưu đãi52. Trong số các ngân hàng thì nhiều ngân hàng ngoại quốc tích cực mua trái phiếu chính phủ, thậm chí còn vượt mức quy định như: Ngân hàng Pháp Á (mua vượt mức hơn 580 triệu $VN, Bank of America: 282 triệu $VN, Ngân hàng Quốc gia Pháp: 202 triệu $VN, Việt Nam Công thương ngân hàng 188 triệu $VN) [153, tr. 132]. Theo báo cáo về Tình hình tài chính và tiền tệ của NHQG thì trong giai đoạn 1966-1970, số tín dụng cấp cho khu vực tư là gần 30 tỷ (gấp gần 4 lần số tín dụng đã cấp cho khu vực tư trong giai đoạn 1955-1965) [144, tr. 7]. Biện pháp này mặc dù không trực tiếp cấp tín dụng cho các ngân hàng tư nhân nhưng lại giúp các ngân hàng hưởng lợi hơn khi thế chấp thương phiếu tại NHQG. Đồng thời việc các ngân hàng tích cực mua trái phiếu đã tạo ra khối lượng tài nguyên lớn cho chính quyền, góp phần giảm bớt số lượng tiền phải ứng cho ngân khố của chính phủ.

Từ năm 1965, để giải quyết tình trạng thiếu hụt trong ngân sách do những chi tiêu lớn về quốc phớng, NHQG tiếp tục thực hiện chức năng ứng tiền cho ngân khố của                                                                                                                

51 Ngân hàng Quốc gia chỉ cho các ngân hàng tài trợ ngoại thương, sản xuất và phân phối các sản phẩm công nghiệp hay nông nghiệp theo 7 loại nghiệp vụ cần thiết cho kinh tế quốc gia là: tài trợ nhập cảng, tài trợ xuất cảng, tài trợ tàng trữ hàng hóa nhập cảng thế chấp, tài trợ tàng trữ sản phẩm công nghiệp hay nguyên liệu nội địa, tài trợ thu mua thóc gạo, tài trợ dụng cụ trang bị, tài trợ vốn luân chuyển các xí nghiệp thương mại, công nghiệp [144, tr. 66].

52 Thời hạn thế chấp từ năm 1968 được tăng từ 180 ngày lên 270 ngày cho các thương phiếu liên quan đến việc lập kho tồn trữ nguyên liệu nhập cảng và từ 120 ngày lên 180 ngày cho các thương phiếu lập kho dự trữ cho các sản phẩm nhập cảng khác [198, tr. 99]

quốc gia. Bản “Quy ước đặc biệt về việc ứng trước tiền cho Chính phủ” được ký kết giữa Ủy viên Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Quốc gia ngày 29/12/1965 đã quyết định ứng một số tiền tối đa là 6 tỷ bạc Việt Nam để bù vào số tiền thiếu hụt của Ngân hàng Quốc gia [157, tr. 9]. Từ năm 1970, để hỗ trợ cho chính phủ trong việc thực hiện Luật Người cày có ruộng (26/3/1970), NHQG đã nhận chi trả bằng chi phiếu và trái phiếu trong việc bồi thường cho những người bị mất đất. Cho đến ngày 26/3/1974, NHQG đã trả bằng chi phiếu trị giá 37.360 triệu $VN và trả bằng trái phiếu trị giá 198.342 triệu $VN [201, tr. 56].

Việc ứng tiền cho khu vực công của Chính phủ trong đã tạo điều kiện cho tình trạng tham nhũng ở một số cơ quan ban ngành, trong đó điển hình là vụ tham nhũng tiếp tế gạo ở các tỉnh miền Trung. Từ tháng 8/1965, Cơ quan mãi vụ và tiếp liệu (thuộc Bộ Tài chính) nhận trách nhiệm như một nhà nhập cảng đứng ra đại diện nhập cảng gạo theo chương trình viện trợ của Hoa Kỳ. Theo nguyên tắc viện trợ thương mại, các thương gia nhập cảng phải đóng một số tiền bằng bạc VNCH tương đương với trị giá hàng nhập vào Quỹ Đối giá (do NHQG quản lý). Tuy nhiên, do không đủ ngân khoản để ứng trước, NHQG đã ứng trước cho cơ quan này 23,7 tỷ VN$. Cho đến tháng 5/1970 thì Bộ Tài chính và Bộ Kinh tế mới trả lại cho NHQG 2,6 tỷ và số còn thiếu là 21,2 tỷ. Theo điều tra thì lý do là gạo đã bán cho dân chúng nhưng đã bị tiêu hết và không hoàn trả cho NHQG [84, tr. 89].

Ngoài ra để quản lý chặt chẽ hơn các ngân hàng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và tín dụng, NHQG đã tiến hành thanh kiểm tra nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng trong nhiều trường hợp cho vay quá 50% tổng số ký thác, không tôn trọng mức dự trữ tối thiểu do NHQG quy định. Trong năm 1972, Nha Tổng thanh tra Ngân hàng đã thực hiện được 51 vụ thanh tra tại chỗ gồm: 17 vụ tại trụ sở trung ương các ngân hàng; 23 vụ tại các chi nhánh ngân hàng ở Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định; 10 vụ tại các chi nhánh ngân hàng ở các tỉnh và 1 vụ tại Ngân hàng nông thôn Cam Ranh [153, tr. 284]. Đặc biệt ngày 2/1/1973, NHQG đã khám phá ra nhiều vi phạm luật lệ trầm trọng, đưa đến việc rút giấy phép hành nghề của Tín Nghĩa Ngân hàng. Tuy nhiên, với kết quả trên thì hoạt động thanh tra vẫn chưa đáp ứng nhu cầu kiểm soát, so với số lượng 246 đơn vị ngân hàng và chi nhánh đang hoạt động đến cuối năm 1972.

Ngoài những đợt kiểm tra thường xuyên, trong năm 1972, khối Thanh tra còn thực hiện 45 vụ kiểm soát đặc biệt kể cả với các ngân hàng ngoại quốc về các vấn đề:

xin làm ngân hàng trung gian về nghiệp vụ ngoại thương và hối đoái, kiểm soát tỷ lệ cho vay và tỷ lệ ký gửi, kiểm soát đối chiếu biểu thành lập ngân hàng, kiểm soát việc thi hành các khuyến cáo của Nha Tổng thanh tra, Kiểm soát hồ sơ thế chấp với sự hợp tác của Nha Tín dụng và kiểm soát chi phiếu [153, tr. 284-286]. Bên cạnh các ngân hàng người Việt, các ngân hàng ngoại quốc cũng bị kiểm tra gồm có: First Naitonal City Bank (của Mỹ), Ngân hàng Giao thông (của Trung Hoa), Viễn Đông ngân hàng, Ngân hàng Hàn Quốc (Hàn Quốc), Bank of China, Ngân hàng Pháp Hoa, Bank of Tokyo.

Tóm lại, trước những xáo trộn của nền kinh tế, NHQG cũng liên tục thay đổi chính sách tín dụng, tuy nhiên, chính sách tín dụng chung của NHQG là nhằm kiểm soát và điều hòa lượng cung tiền, đảm bảo khả năng thanh toán của các ngân hàng.

Theo những nhận định của VNCH thì đó là những chính sách “mềm dẻo và thích nghi”

[198, tr. 132]. Nhưng theo đánh giá của phái bộ Viện trợ kỹ thuật thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế ở Sài Gòn từ ngày 18/2 đến ngày 6/3/1974 đã cho rằng chính sách lãi suất đã giữ vai trò thụ động, mục tiêu tín dụng hàng năm chưa phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc gia [159, tr. 143].

3.3.1.3 .Quản lý hối đoái:

- Quản lý ngoại tệ: Để quản lý nguồn ngoại tệ, NHQG tập trung vào việc quản lý lượng thu đổi ngoại tệ cho quân đội Mỹ và xem xét mức độ dự trữ ngoại tệ của quốc gia trong mối tương quan với chính sách ngoại giao với Hoa Kỳ.

Đối với việc thu đổi ngoại tệ cho lính Mỹ: Từ năm 1965, với sự xuất hiện của đông đảo lính Mỹ và quân đồng minh ở miền Nam Việt Nam, kinh tế Sài Gòn bị căng phồng bởi nguồn ngoại tệ do người Mỹ mang lại, việc lưu hành đồng đôla trở nên phổ biến trong nền kinh tế. Số lượng 600.000 quân đồng minh mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng (vì họ phải bỏ ngoại tệ để mua bạc $VN để tiêu ở Việt Nam). Số ngoại tệ này chia làm 3 phần: một phần do Mỹ chính thức bán cho VNCH để đổi lấy bạc Việt Nam cho lính Mỹ, số ngoại tệ này được coi như đôla sở hữu của VNCH; Một phần nữa được quân Mỹ đổi lén lút cho giới buôn lậu, giới này dùng để mua hàng ở ở căng tin Mỹ (Post Exchange – PX). Số ngoại tệ này tuy không được thống kê chính thức, song cũng làm tăng thêm số cung hàng hoá tại VNCH; phần thứ ba được chuyển lậu ra ngoại quốc: đây là những ngoại tệ bị mất hẳn53.

                                                                                                               

53 Thực tế cho thấy các cơ hội để vận chuyển lậu ở VNCH có khá nhiều con đường. VNCH có nhiều sân bay, nhưng chỉ sân bay Tân Sơn Nhất được coi là biên giới quan thuế, có nhân viên quan thuế khám xét, còn các sân bay khác thì tự do. Qua Tân Sơn Nhất, có phòng khách danh dự, cũng không bao giờ nhân viên quan thuế tới

Hậu quả của việc chi tiêu của quân đội Mỹ ở miền Nam đã dẫn đến tình trạng đôla hoá nền kinh tế, đồng thời với nạn đôla chợ đen khiến tỷ giá đôla trên thị trường chợ đen tăng vọt đến 130 VN$ vào năm 1964 và đến tháng 2 năm 1965 tăng lên 140 VN$54. Lính Mỹ thường không thích bán đôla cho ngân hàng mà thích tiêu trực tiếp hoặc bán đôla trên thị trường đen. Theo báo cáo của chính quyền Sài Gòn thì số cung ngoại tệ chủ yếu trên thị trường “chợ đen” trong những năm 60 là do quân nhân ngoại quốc ở miền Nam Việt Nam, chiếm 70% [149, tr. 55]. Điều này làm ảnh hưởng đến chủ quyền tiền tệ của VNCH, làm giá cả gia tăng, tình trạng chuyển ngân lậu ngoại tệ cũng gia tăng và làm mất đi một nguồn ngoại tệ quan trọng cho dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Tình hình này khiến cho việc quản lý nguồn ngoại tệ trở nên hết sức khó khăn. Trong biên bản đề Tối mật về phiên họp ngày 5/7/1965 của Hội đồng Quản trị NHQG đã nhận định về tình hình tiền tệ của VNCH và cho rằng số ngoại tệ mà quân nhân Mỹ chi tiêu trên thị trường miền Nam đã được thu hút trực tiếp vào thị trường đen. Do vậy, cả một hệ thống trung gian đã được tổ chức sâu rộng để buôn bán đôla gần như công khai [162, tr. 1]. Giá hối suất trên thị trường lúc đó là 1 đôla = 73,50 VN$, tuy nhiên, hối suất ở Hồng Kông là 1 đôla=130 đến 140 VN$.

Để chấm dứt tình trạng nói trên, ngày 24/8/1965, chính phủ VNCH đã ký với Hoa Kỳ một Thoả Hiệp áp dụng từ ngày 31/8/1965 quy định:

Phát hành Chứng chỉ thanh toán quân Đội (Military Payment Certificate- viết tắt là MPC), hay còn gọi là đô la đỏ, có thời hạn cho viên chức và quân đội Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, thay thế cho đồng đôla chính thức (còn gọi là đôla xanh). MPC chỉ có thể mua hàng trong các căng-tin Mỹ, các kho hàng của quân đội Mỹ hay đổi lấy bạc Việt Nam qua trung gian của Văn phòng phân phối Hoa Kỳ (US Disbursing Officer).

Mọi sự lưu hành MPC giữa tư nhân ở ngoài đều tuyệt đối cấm chỉ, trong đó có các quy định: cấm viên chức Mỹ và quân đội Mỹ mang vào và sử dụng tại VNCH đồng đô la xanh; quân đội Mỹ còn lập những điểm đổi tiền, đổi MPC ra đồng Việt Nam, và cung cấp cho chính phủ VNCH các số liệu liên quan đến số lượng đô la Mỹ mà viên chức Mỹ bán cho Qũy Đặc Biệt và về số lượng MPC lưu hành [149, tr. 56].

Tiếp đó, ngày 31/8/1965 Chính phủ Sài Gòn ban hành Sắc lệnh số 010/65 cho thành lập tại NHQG một Quỹ Đặc biệt, do Ủy ban Quản trị đặc biệt quản lý. Ủy ban

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           

khám xét. Qua các hải cảng, nhất là đối với các tàu chiến đồng minh, không có việc lục soát các tàu, ngay việc di chuyển tàu chưa chắc VNCH đã nắm được [182, tr. 16].

54 Tài liệu do chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn cung cấp trong cuộc gặp gỡ tại Văn phòng làm việc, ngày 11/5/2015, Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng ở miền nam việt nam (1954 1975) (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(245 trang)