Chương 4: NHẬN XÉT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT
4.3. Một số hạn chế của hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam
Bên cạnh các khía cạnh tích cực, hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam qua thời gian hoạt động cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong việc quản lý điều hành.
4.3.1. Tình trạng gian lận, lừa đảo trong hoạt động ngân hàng
Một số ngân hàng hoạt động gian lận, bị thanh tra NHQG phát hiện gian dối, lừa đảo khách hàng. Ngay từ 9/1956 một vụ tai tiếng xảy ra tại NHQG làm rung động cả hệ thống ngân hàng. Vũ Đình Đa, một viên chức trung cấp thuộc Nha Ngân Quỹ, đã cấu kết với viên Thủ quỹ người Pháp tên André Heurtier thực hiện âm mưu ăn cắp số bạc đang chuẩn bị chờ tiêu hủy có trị giá lên đến 200 triệu đồng (tương đương 8 triệu USD lúc bấy giờ). Âm mưu bị phát hiện, Vũ Đình Đa và André Heurtier bị bắt. Vụ việc này xảy ra khiến ông Vũ Quốc Thúc phải đệ đơn từ chức Thống Đốc [38, tr. 77].
Ngoài ra, một số ngân hàng cũng có những mánh khóe, thủ đoạn để ăn gian với khách hàng74. Thậm chí một số nhà băng ngoại quốc có nhiệm vụ chính là gián điệp kinh tế, có âm mưu chi phối VNCH bằng kinh tế [87, tr. 216]. Một số ngân hàng thương mại sau khi bị kiểm tra phát hiện gian dối và lừa đảo đã phải đóng cửa như trường hợp của Tín Nghĩa Ngân hàng, Nam Việt ngân hàng và Sài Gòn tín dụng. Tín Nghĩa Ngân hàng là một ngân hàng thương mại tư nhân thành lập sau năm 1963 nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh, do ông Nguyễn Tấn Đời làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc. Chỉ sau một thời gian hoạt động tương đối ngắn, Tín Nghĩa Ngân hàng đã qua mặt các đàn anh khác và trở thành một ngân hàng thương mại Việt Nam lớn thứ hai trong ngành, chỉ sau Việt Nam Thương Tín. Tuy nhiên, Thanh tra NHQG phát hiện một vụ việc gian dối tài chính lớn của ngân hàng này và đã quyết định trừng phạt bằng cách rút giấy phép và thanh lý ngân hàng [87, tr. 260-268].
Hay trường hợp của ngân hàng Sài Gòn tín dụng – ngân hàng do một nhóm nhà tư sản liên kết với những người đứng đầu của một số cơ quan chính phủ và những thương gia cỡ lớn lập ra. Theo báo cáo của Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước Trung ương sau ngày giải phóng thì ngân hàng này thu hút ký gửi và tiết kiệm để cho vay bừa bãi những nhà tư sản và những người lãnh đạo ngân hàng để tham ô và biển thủ.
lúc nào hối phiếu đó cũng có thể đòi lấy tiền được. Khối lượng lưu thông giấy bạc ngân hàng cũng như khối lượng lưu thông tiền tệ quyết định, đều do số lượng hàng hoá giao dịch quyết định; (3) Không dùng tiền mặt để kết toán: ngân hàng kết toán bằng chuyển khoản là một hình thức lưu thông tín dụng của ngân hàng.
74 Ví dụ ăn gian cách tính tiền lãi các quỹ tiết kiệm, ăn gian từ lãi suất đến cách tính, chẳng hạn lệ phí, hoa hồng đều tính 3 tháng một, mặc dù vay chỉ có 1-2 tháng
Những cổ đông lớn trong Hội đồng Quản trị Sài Gòn ngân hàng cũng lợi dụng tình hình để có những hành vi bất chính75. Tiền lãi của ngân hàng này dùng để hùn vốn cổ phần của các công ty khác, hoặc ngân hàng khác để nắm và lũng đoạn các tổ chức này.
Đặc biệt Sài Gòn ngân hàng đã bỏ vốn thành lập Trung Việt Ngân hàng ở Đà Nẵng và trực tiếp chi phối ngân hàng này [222, tr. 34].
4.3.2. Tình trạng bất bình đẳng trong phân phối tín dụng ngân hàng
Tín dụng của ngân hàng thương mại thường chỉ dành cho một thiểu số đối tượng chọn lọc, chủ yếu là những nhà tư sản và những người thuộc tầng lớp thị dân.
Báo chí dư luận miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ cũng cho rằng tín dụng ngân hàng chỉ dành cho một thiểu số người [159, tr. 10].
Trước hết phải kể đến là giới kinh doanh người Hoa, đã nhận được đa số tín dụng cấp phát từ hệ thống ngân hàng. Từ giữa những năm 1960, dưới sự tác động của nhu cầu tiếp nhận và cung cấp tín dụng cho hoạt động thương mại, nhất là nhập khẩu và kinh doanh tài chính ngân hàng nói chung, của người Hoa nói riêng phát triển rất nhanh. Tư bản người Hoa đã chi phối ít nhất 50% các hoạt động cho vay tín dụng của miền Nam [53, tr. 81]. Chính sự khởi sắc của lĩnh vực này đã củng cố thêm vị trí nổi trội của người Hoa trong ngành thương mại nói chung, xuất nhập khẩu nói riêng.
Trong số các ngân hàng của người Việt Nam, số lượng các ngân hàng của người Việt gốc Hoa chiếm tỷ lệ lớn. Do vậy, người Hoa được hưởng đa số tín dụng cấp phát.
Người Hoa vay được 80% tổng số tín dụng thương mại cấp phát trong nước. Trong lĩnh vực tín dụng phát triển (trung và dài hạn), người Hoa cũng được hưởng gần 60% tổng số tín dụng cấp phát [220, tr. 19]. Năm 1972, tổng số tín dụng được cấp phát là 7,6 tỷ VN$, trong có 4,3 tỷ (56%) được cấp phát cho các xý nghiệp người Hoa [220, tr. 19].
Thậm chí, đến năm 1974, người Hoa kiểm soát tới 49% tổng số vốn của 11 ngân hàng tư nhân miền Nam [276, tr. 39].
Trong công trình nghiên cứu của mình, Trần Khánh (2002) đã phân tích cơ cấu tín dụng của 3 ngân hàng lớn dưới chính thể VNCH là Ngân hàng Thương tín Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Nông công thương Việt Nam thì có tới 80% nguồn vốn cho vay là khách hàng người Hoa [53, tr. 14]. Hai trong ba ngân hàng trên lúc đầu được nhà nước lập ra để hỗ trợ tín dụng cho người Việt bản địa
75 Theo danh sách có 24 cổ đông gồm 16 thể nhân và 8 pháp nhân, nhưng thực tế là công cụ của một số nhóm người là Thành Nghệ, Nguyễn Thị Giàu và Phạm Ngọc Khuyến nắm giữ 44.811 cổ phần (tức 2/3 tổng số cổ phần) để thao túng, kinh doanh kiếm lời bằng mọi biện pháp hợp pháp và bất hợp pháp. Vốn của ngân hàng này chỉ có 405 triệu VN$, nhưng tổng số tiền tham ô và chi tiêu bất hợp pháp là 799 triệu. Ngoài ra, Sài Gòn tín dụng còn lấy tiền ký gửi và tiết kiệm của người dân để cho vợ con và những người quen của lãnh đạo vay 649 triệu VN$ bằng cách lập sổ cho khách hàng nhưng tiên không nộp quỹ, không lập sổ lưu; bảo lãnh và cam kết đối với Tổng cuộc Thực phẩm là 4.576 triệu VN$ [222, tr. 33]
nhưng sau đó, khách hàng là người Hoa vẫn trở thành bạn hàng chính. Như vậy, người Hoa đã đóng vai trò quan trọng trong nền tài chính – ngân hàng của miền Nam Việt Nam.
Thứ hai, hệ thống ngân hàng tập trung phục vụ chủ yếu cho những đối tượng là các nhà tư sản, những người trong giới kinh doanh và các hãng thầu lớn. Những người gửi tiền cho ngân hàng phần lớn là những người giàu có, họ “cần một nơi an toàn để ký gửi và hưởng chút lời trên tiền ký gửi” [88, tr. 11-13]. Những người vay tiền đa số là thương gia vay chủ yếu cho nghiệp vụ nhập cảng. Thương gia lớn là những người mang lại sinh lực và là nguồn sống của ngân hàng. Quyền kiểm soát và điều hành hệ thống ngân hàng thương mại tập trung vào một bộ phận nhỏ các nhà tư bản, khống chế các hoạt động của các ngân hàng.
Theo tài liệu của Trung tâm Rủi ro của Ngân hàng Quốc gia, tính đến thời điểm ngày 31.12.1968 trong 1.863 khách hàng vay được 22,8 tỷ $VN (chỉ tính số nợ trên 1 triệu đồng) thì có 43 đại công ty vay đến 14,6 tỷ. Như vậy 64% tín dụng ngân hàng dành cho 43 đại công ty, trong đó đa số là công ty ngoại quốc [56]. Theo Bảng tổng kết 31/07/1973 của NHQG cho biết có 77 xí nghiệp (chiếm 3,1% tổng số xý nghiệp) được vay từ 200 triệu đến trên 1 tỉ VN$ cho mỗi xí nghiệp (trong đó có 16 xí nghiệp vay trên 1 tỷ $VN), trong khi đó có 2.352 xí nghiệp khác (chiếm 96,9% tổng số xí nghiệp được vay) chỉ chia nhau vay được 48,8% tổng số tín dụng cấp phát với mức vay từ 3 triệu đến 200 triệu cho mỗi xý nghiệp.
Các công ty vay trên 1 tỷ $VN như: Vinatexco (3,6 tỷ $VN), Saigon Flour mill (3,4 tỷ $VN), Vimytex (3,3 tỷ $VN), Công ty sữa Việt Nam (2,8 tỷ $VN), MIC (thuốc lá) vay 2,5 tỷ $VN, BGI (1,5 tỷ $VN), Citroen (1,5 tỷ $VN), Donafitex (1,5 tỷ $VN)…
Ngoài ra có hiện tượng một tập đoàn tư bản lại chi phối nhiều ngân hàng thông qua việc hùn vốn. Ví dụ, tập đoàn Vinatexco có phần góp vốn quyết định trong 4 ngân hàng (Sài Gòn ngân hàng, Nam Đô ngân hàng, Đông Nam Á, Ngân hàng Nông doanh). Tập đoàn Nguyễn Cao Thăng có phần hùn trong Nam Đô Ngân hàng, Đông Nam Á Ngân hàng và Ngân hàng Nông doanh; Tập đoàn Lý Sen (Công ty Sadakim) bỏ vốn vào Ngân hàng Nông công thương và Đông Nam Á Ngân hàng [62, tr. 153].
Lợi ích của các tập đoàn tư bản được củng cố thông qua các khác hàng lớn của ngân hàng và thông qua chính sách cho vay. Các ngân hàng miền Nam được thành lập thường nhằm mục tiêu tài trợ các nghiệp vụ kinh doanh, sản xuất của chính bản thân tập đoàn sáng lập hoặc các tập đoàn ngân hàng thân thuộc, thông qua tiền gửi của nhân dân. Các tập đoàn còn sử dụng hình thức cho vay lẫn nhau gián tiếp thay vì vay nội bộ.
Ví dụ, nhà tư sản Lý Long Thân là quản trị viên của hai ngân hàng Nam Đô và Trung
Nam lại đứng ra vay và bảo lãnh ở các ngân hàng khác số nợ lên tới 6,6 tỷ VN$, hay Trương Thị Bích Diệp và Trương Thị Sương Hà- cả hai là cổ đông của Sài Gòn Ngân hàng đã vay và bảo lãnh số nợ lên tới 4,7 tỷ và 4,2 tỷ [62, tr. 153].
Năm 1969, trên tạp chí Bulletin Vietnam, chuyên đề về ngân hàng, một số chuyên gia kinh tế của chính quyền Sài Gòn như Tổng trưởng kinh tế Âu Ngọc Hồ, Thủ tướng, nguyên Tổng trưởng kinh tế Nguyễn Xuân Oánh thì:
Rất nhiều ngân hàng đang đóng vai trò như những nhà kinh doanh cho vay tiền ở các địa phương. Lãi suất mà những ngân hàng này áp dụng do chính phủ quy định ở mức 10% (cộng thêm cả tiền hoa hồng), và các ngân hàng đang mở rộng tín dụng tới những điểm có chọn lọc. Điều này đẩy nhiều người phải tìm đến những người cho vay “cắt cổ” và bắt họ phải trả từ 30-50% lãi suất” [254, tr. 5].
Thực trạng cho vay trên của hệ thống ngân hàng mặc dù góp phần phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản trong quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong nền kinh tế, nhưng dẫn đến kết quả là chỉ những người giàu mới vay được tín dụng của ngân hàng, trong khi đó những người bình dân đô thị hay nông dân ở vùng thôn quê thì ít có khả năng tiếp cận với hệ thống ngân hàng.
Tiểu kết chương 4
Như vậy, trong hơn hai mươi năm tồn tại hệ thống ngân hàng đã gắn bó khăng khít, có ảnh hưởng nhiều mặt tới với đời sống kinh tế và dân cư, các nghiệp vụ ngân hàng có bước phát triển đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế miền Nam Việt Nam. Với sự phát triển mạnh của hệ thống ngân hàng, sự mở rộng mạng lưới các chi nhánh và đại lý ở khắp cảnh tỉnh và vùng miền của miền Nam Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn, hệ thống ngân hàng đã có vai trò lớn trong việc góp phần to lớn trong việc cung cấp tín dụng cho các ngành kinh tế. Dù rằng số vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của đại bộ phận quần chúng nhân dân nhưng nhìn chung hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo ra sự phát triển nhất định của các ngành nông, công và thương nghiệp, cải thiện bộ mặt nông thôn miền Nam.
Về mặt tài chính, cùng với nỗ lực ổn định tình hình kinh tế của Chính phủ, Ngân hàng Quốc gia VNCH đã hỗ trợ chính quyền giải quyết các vấn đề thiếu hụt ngân sách và thực hiện các chương trình ổn định và phát triển kinh tế, chống lại áp lực lạm phát và mức độ gia tăng của giá cả. Việc thiết lập của thị trường chứng khoán ở miền Nam Việt Nam, dù chỉ ở mức độ sơ khai, đã chứng tỏ hệ thống ngân hàng thương mại ở miền Nam đã phát triển ở mức độ nhất định, và có sự ổn định tương đối. Các ngân hàng thương mại đã đóng vai trò lớn trong quá trình chuyển nhượng vốn cổ phần từ Chính phủ sang cho tư nhân, tạo điểu kiện cho nền kinh tế bước vào giai đoạn kinh tế thị trường.
Về mặt xã hội, mặc dù đã có một số ngân hàng lấy đối tượng khách hàng chính là tầng lớp trung và tiểu thương, một số ngân hàng nông thôn cấp tín dụng cho nông dân, tuy nhiên nguồn vốn về cơ bản vẫn chỉ tập trung cho thiểu số người, là các nhà tư sản, chủ yếu là người Việt gốc Hoa và chủ yếu là ở đô thị. Trong khi đó, những nông dân nghèo ở nông thôn, những tầng lớp bình dân thành thị ít có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng. Chính vì thế, hệ thống ngân hàng đã tạo nên một tầng lớp tư bản mới làm giàu nhờ ngân hàng và tạo nên tâm lý kinh doanh tư bản chủ nghĩa ở miền Nam Việt Nam và đồng thời gạt người nghèo ra ngoài lề của guồng máy đó.