Cấu tạo của hệ tuần hoàn

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học trẻ em (lứa tuổi tiểu học) (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG I. CƠ THỂ CON NGƯỜI LÀ MỘT KHỐI THỐNG NHẤT

3.1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn

Tim nằm trong trung thất giữa của lồng ngực, trên cơ hoành, sau xương ức, giữa hai phổi, hơi lệch về phía trái. Ở trẻ sơ sinh, tim nằm ngang, do cơ hoành ở vị trí tương đối cao. Khi trẻ 1 tuổi tim chéo, chếch về trái. Từ 4 tuổi trở lên tim có vị trí thẳng và mỏm tim hơi chếch về bên trái, trước.

Tim là khối cơ được bao bọc bởi màng tim. Ở trẻ từ 6-10 tuổi tim có khối lượng khoảng 100g đối với nam và 92g đối với nữ (Nguồn: Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập niên 90 – thế kỷ XX”) [2]. Tim được chia làm 4 ngăn: hai tâm nhĩ và hai tâm thất, được chia làm 2 nửa riêng biệt, nửa phải và nửa trái. Mỗi nửa gồm 1 tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất đảm bảo cho máu chỉ chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất (giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van 3 lá, giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là van 2 lá). Van tim có cấu tạo bởi mô liên kết, không có mạch máu, một đầu gắn cố định vào mấu lồi cơ ở thành trong tâm thất bằng các dây chằng, một đầu gắn với bờ ngăn tâm nhĩ với tâm thất của tim. Ngoài van nhĩ – thất, giữa tâm thất với động mạch chủ và động mạch phổi có van bán nguyệt (Hình 3.1).

27

Hình 3.1. Cấu tạo của tim [15].

Thành tim được cấu tạo bởi ba lớp:

- Lớp ngoại tâm mạc (màng ngoài tim) là một túi kín gồm 2 bao: Bao sợi gọi là ngoại tâm mạc sợi, bao bọc phía ngoài tim, có các thớ dính vào các cơ quan lân cận; Bao thanh mạc gọi là ngoại tâm mạc thanh mạc ở trong, có hai lá: lá thành ở ngoài và lá tạng ở trong dính sát vào cơ tim, giữa 2 lá là một khoang ảo, trong khoang có ít thanh dịch làm cho co bóp được trơn, dễ dàng.

- Lớp cơ tim được biệt hóa một cách rất đặc biệt để phù hợp với chức năng co bóp của tim và chiếm gần 50% khối lượng của tim. Cơ tim được tạo thành bởi những tế bào hay sợi cơ tim. Những sợi cơ này chia nhánh và nối với nhau thành một lưới sợi cơ, trong các lỗ lưới có các mô liên kết thưa, mạch máu và dây thần kinh. Các sợi cơ tim có cấu tạo giống sợi cơ vân, chúng có những vân dọc (tơ cơ) và vân ngang (những đoạn sáng và tối nối tiếp nhau). Tuy nhiên khác với sợi cơ vân, mỗi sợi cơ tim có cấu trúc rất phức tạp, bên trong tế bào có nhiều nhân, bên ngoài mỗi sợi đều có màng riêng bao bọc, dọc hai bên của mỗi sợi kề nhau, màng hòa nhau một đoạn làm thành một cầu dẫn truyền sung động từ sợi cơ này sang sợi cơ khác, do đó tim hoạt động như một hợp bào. Phần lớn các sợi cơ tim là các sợi co rút, một phần nhỏ là các sợi cơ kém biệt hóa mang tính chất thần kinh gọi là “hệ dẫn truyền của tim” nhờ vậy mà tim co bóp nhanh, nhịp nhàng và tự động, không bao giờ trở nên co cứng. Ở trẻ em, cơ tim mỏng và ngắn nhưng trong cơ tim lại có nhiều mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho nó hoạt động.

- Lớp nội tâm mạc (màng trong tim) là một màng mỏng, phủ và dính chặt lên tất cả mặt trong các ngăn tim và liên kết với nội mạc của mạch máu về tim.

28

Thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất vì nhiệm vụ của nó là thu nhận máu và co bóp để đẩy máu xuống tâm thất, còn tâm thất khi co bóp tống máu đến phổi và đi đến các cơ quan trong cơ thể để nuôi cơ thể.

Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải vì áp lực tống máu trong vòng tuần hoàn lớn mạnh hơn nhiều so với áp lực tống máu trong vòng tuần hoàn nhỏ.

Hệ thống dẫn truyền của tim là một cấu trúc đặc biệt có khả năng phát sinh ra hưng phấn và dẫn truyền hưng phấn. Hệ thống dẫn truyền gồm: nút xoang nhĩ, đây là nơi phát sinh xung động nhịp nhàng; đường liên nút truyền xung động từ nút xoang nhĩ đến nút nhĩ thất; nút nhĩ nhất là nơi xung động từ tâm nhĩ tới, dừng lại một thời gian ngắn trước khi đi xuống tâm thất; bó His có vai trò truyền xung động từ tâm nhĩ đến tâm thất. Bó His xuất phát từ hạch nhĩ thất tới vách liên thất chia thành 2 nhánh: phải và trái để đi đến cơ của 2 tâm thất. Mỗi nhánh lại chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn chạy giữa các sợi cơ tim và tạo thành mạng lưới Purkinje.

3.1.2. Cấu tạo của mạch máu

Có 3 loại mạch máu: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch (Hình 3.2).

Hình 3.2. Mạch máu [15].

Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tâm thất đi đến lưới mao mạch, động mạch càng xa tim càng chia nhánh nhiều lần và thiết diện của mỗi động mạch càng nhỏ dần nhưng tổng diện tích hệ động mạch càng lớn, do đó, máu chảy trong động mạch càng xa tim, tốc độ càng giảm. Những nhánh nối với lưới mao mạch được gọi là tiểu động mạch. Thành động mạch rất dày gồm 3 lớp:

29

- Lớp ngoài là mô liên kết giàu sợi collagen và sợi chun, có mạch máu nuôi dưỡng và có các sợi thần kinh giao cảm. Lớp ngoài có chức năng nâng đỡ và bảo vệ mạch máu.

- Lớp giữa là lớp này dày nhất, do các sợi cơ trơn và các sợi chun tạo nên. . Sợi chun ở lớp giữa giúp cho thành mạch có tính đàn hồi, sợi cơ trơn giúp thành mạch co lại. Tỷ lệ sợi cơ và sợi chun thay đổi theo đường kính động mạch, các động mạch lớn có nhiều sợi chun, ít sợi cơ trơn; động mạch càng nhỏ thì càng có nhiều sợi cơ trơn, ít sợi chun. Lớp áo ngoài ngăn cách lớp áo giữa bằng một màng chun gọi là lớp đàn hồi ngoài.

- Lớp trong (áo trong) còn gọi là lớp nội mạc động mạch, được tạo thành bởi lớp nội mô ở trong cùng, bề mặt lớp tế bào này trơn nhẵn giúp cho máu vận chuyển được dễ dàng. Lớp trong ngăn cách với lớp giữa bằng một màng chun gọi là lớp đàn hồi trong.

Mao mạch là nơi trực tiếp xảy ra sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào và mô. Chúng là những mạch máu nhỏ, kích thước tương đối đồng đều, nối tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch tạo thành lưới mao mạch. Thành của mao mạch rất mỏng khoảng 0,5àm và được cấu tạo bởi: 1 lớp tế bào nội mụ màng đỏy hoặc ngoại mạc.

Đường kớnh mao mạch khoảng 4-9àm.

Tĩnh mạch là những mạch máu dẫn máu từ các cơ quan, tổ chức về hai tâm nhĩ, nên dòng máu chảy ngược chiều với dòng máu động mạch. Tĩnh mạch càng gần tim đường kính càng lớn. Phần lớn tĩnh mạch thường đi kèm với động mạch nằm sâu trong cơ thể, nhưng cũng có nhiều tĩnh mạch không đi kèm với động mạch, đó là tĩnh mạch da và một số tĩnh mạch sâu. Một số động mạch có hai tĩnh mạch đi kèm và tĩnh mạch lại rộng lòng do đó, hệ tĩnh mạch có số lượng và dung tích lớn hơn so với động mạch.

- Thành tĩnh mạch cũng có 3 lớp như động mạch, tuy nhiên, lớp giữa mỏng hơn, màng chun kém phát triển, không có màng chun trong, thành phần cơ trơn cũng ít hơn động mạch nên khả năng đàn hồi kém, dễ bị xẹp khi tĩnh mạch bị đứt và không có khả năng điều chỉnh dòng máu bằng cách thay đổi đường kính lòng mạch được. Khi tĩnh mạch bị giãn quá nhiều, khả năng co lại sẽ khó.

Ở trẻ em, các động mạch phát triển và có kích thước lớn hơn tĩnh mạch. Khi lớn lên, lòng tĩnh mạch phát triển dần và ngày càng lớn hơn động mạch. Dưới 10 tuổi, động mạch phổi lớn hơn động mạch chủ, từ 10 đến 12 tuổi, động mạch chủ và động mạch phổi bằng nhau và sau dậy thì, động mạch chủ lớn hơn động mạch phổi.

Mao mạch của trẻ em phát triển theo tuổi của trẻ và ngừng phát triển ở tuổi dậy thì.

30 3.1.3. Các vòng tuần hoàn

Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch) tạo thành hệ kín. Khi tim co bóp, máu được đẩy vào các động mạch và khi tâm giãn ra, máu từ các tĩnh mạch được hút về tim. Hệ thống tuần hoàn được chia làm 2 vòng:

vòng đại tuần hoàn và vòng tiểu tuần hoàn.

- Vòng đại tuần hoàn (vòng tuần hoàn hệ thống): máu từ tâm nhĩ trái được đẩy xuống tâm thất trái. Khi tâm thất co lại, máu được đẩy vào động mạch chủ, từ đó phân bố đến khắp cơ thể. Qua hệ mao mạch, quá trình trao đổi chất và khí diễn ra giữa máu và mô, sau đó máu theo các tĩnh mạch nhỏ đổ vào tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới rồi cùng đổ vào tâm nhĩ phải.

- Vòng tiểu tuần hoàn (vòng tuần hoàn phổi): máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, sau đó vào động mạch phổi đến mao mạch phổi. Tại mao mạch phổi, quá trình trao đổi khí được diễn ra O2 thành máu giàu phế nang vào máu và CO2 từ máu đi ra phế nang. Từ tĩnh mao mạch phổi máu đổ vào tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học trẻ em (lứa tuổi tiểu học) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)