CHƯƠNG I. CƠ THỂ CON NGƯỜI LÀ MỘT KHỐI THỐNG NHẤT
6.3. Chức năng lọc máu và tạo nước tiểu ở thận
Cơ chế tạo nước tiểu theo quy luật áp suất thẩm thấu và những phương thức vận chuyển tích cực. Có 2 giai đoạn chủ yếu: lọc ở cầu thận và tái hấp thu ở ống thận.
* Sự lọc máu ở cầu thận
Khi máu chảy qua cầu thận, tại đây xảy ra quá trình lọc máu, nước và các chất hòa tan trong huyết tương thấm qua thành mao mạch ra nang Bowman tạo ra nước tiểu loạt một. Quá trình lọc máu của quản cầu thận phụ thuộc vào 2 yếu tố:
màng lọc và áp suất lọc.
- Màng lọc cầu thận gồm 3 lớp: lớp tế bào nội mô của mao mạch có hàng ngàn lỗ nhỏ gọi là các "cửa sổ"; Màng đáy là một mạng lưới của sợi callogen và proteoglycan ; Lớp tế bào biểu mô phủ trên bề mặt ngoài của mao mạch. Màng lọc chỉ cho các phân tử có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 8nm đi qua.
- Áp suất lọc phụ thuộc vào các loại áp suất: Áp suất máu trong mao mạch (huyết áp mao mạch) có tác dụng đẩy nước và chất hoà tan từ huyết tương vào nang
63
Bowman do đó, tạo điều kiện cho quá trình lọc; Áp suất thẩm thấu thể keo (áp suất thẩm thấu của protein trong huyết tương) có tác dụng giữ nước và chất hoà tan trong huyết tương do đó, ngăn cản quá trình lọc. Áp suất thuỷ tĩnh trong nang Bowman có tác dụng đẩy nước và các chất hoà tan trong nang Bowman vào huyết tương do đó, ngăn cản quá trình lọc.
Vậy áp suất lọc là giá trị chênh lệch giữa áp suất của máu trong mao mạch (75mmHg) và áp suất thẩm thấu thể keo do protein tạo thành trong áp suất thẩm thấu của huyết tương (30mmHg) cộng với áp suất thuỷ tĩnh trong nang Bowman.
Áp suất lọc tính theo công thức:
pL = ph - (pk + pb) trong đó: pL: áp suất lọc
pL = 75 - (30 + 6) = 39 mmHg ph: áp suất máu trong mao mạch pk: áp suất thấm thấu thể keo pb: áp suất thuỷ tĩnh
- Thành phần nước tiểu loạt một tương tự thành phần của huyết tương, nhưng có rất ít protein (khoảng 0,03% pro = 1/24 pro trong huyết tương) và nồng độ của các anino như Cl-, HCO3- trong dịch lọc cao hơn huyết tương khoảng 5%.
* Sự tái hấp thu và bài tiết ở ống thận
Khi nước tiểu loạt một chảy qua ống thận đã xảy ra quá trình tái hấp thu phần lớn nước tiểu và các chất khác trả lại cho máu như glucose, acid amin, protein, muối natri,... Còn các chất ure, axit uric, phenol và một số muối (cacbonat, sunphat,...) không được tái hấp thu, cùng với số nước còn lại tạo thành nước tiểu chính thức đổ vào ống góp chung. Một số chất như glucose, acid amin,… được tái hấp thu hoàn toàn cho nên không có trong nước tiểu chính thức. Tuy nhiên khi nồng độ của chúng trong máu vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không được tái hấp thu hoàn toàn nữa, mà theo nước tiểu ra ngoài (tiểu đường).
Các chất khác như ure, acid uric, sufat,… được thải ra ngoài nhiều hay ít là tuỳ theo nồng độ của chúng trong máu. Nồng độ trong máu càng cao thì nồng độ trong nước tiểu cũng càng cao.
Hoạt động của thận chịu sự chi phối của dây thần kinh dinh dưỡng và một số hormone. Bởi vậy, kích thích sợi giao cảm làm co mạch, lượng máu đến thận giảm, thành mạch ít căng nên lọc ít nước tiểu. Kích thích sợi đối giao cảm thì ngược lại, mạch giãn, lượng máu đến thận nhiều, thành mạch căng, lượng nước tiểu tăng.
Kích thích gây đau làm giảm lượng nước tiểu. Vỏ não cũng ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Các chất gây co mạch như adrenalin, vasopressin gây co mạch ở thận nên làm giảm lượng nước tiểu. Hormone của tuyến yên, tuyến giáp,
64
tuyến thượng thận đều ảnh hưởng đến sự lọc nước tiểu của thận. Hormone của tuyến tuỵ có tác dụng điều chỉnh nồng độ glucose trong máu nên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái hấp thu glucose ở thận.
* Sự bài tiết nước tiểu
Nước tiểu chảy xuống bàng quang nhờ nhu động của 2 niệu quản, cổ bàng quang có cơ thắt trơn ở phía trên và cơ thắt vân ở phía dưới. Các cơ này chịu sự chi phối của trung ương thần kinh. Khi nước tiểu chứa đầy bàng quang làm căng bàng quang, kích thích cơ quan thụ cảm, làm xuất hiện xung động thần kinh truyền về trung khu phản xạ tiểu tiện ở tuỷ sống, gây ra phản xạ. Trung khu ở tuỷ sống lại chịu ảnh hưởng của các trung khu cao hơn như hành tuỷ, não trung gian và vỏ não.
Ở trẻ em, khả năng kìm nén phản xạ tiểu tiện được tăng dần theo tuổi.
Số lượng nước tiểu của trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, chế độ ăn uống, thời tiết và chức năng thận.
Bảng 6.3. Lượng nước tiểu của trẻ em theo tuổi trong 1 ngày đêm [7].
Tuổi Lượng nước tiểu (ml)
1-4 ngày tuổi 20-60
5-7 ngày tuổi 100-150
2-3 tuần tuổi 150-300
1-2 tháng 250-450
2 tháng – 1 tuổi 400-600
1 tuổi – 7 tuổi V = 600 +100 (N-1) V: lượng nước tiểu
N: tuổi
600: lượng nước tiểu của trẻ 1 tuổi
100: lượng nước tiểu tăng thêm khi trẻ tang 1 tuổi
>7 tuổi 1200-1400
6.4. Một số về hệ tiết niệu ở trẻ em
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do vi khuẩn, virus hoặc nấm từ môi trường ngoài xâm nhập vào niệu đạo rồi theo niệu đạo vào bàng quang hoặc qua đường máu. Nhiễm khuẩn đường niệu đạo có thể gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang hay viêm thận. Bệnh thường gặp ở trẻ em có hệ miễn dịch kém hay dị dạng đường tiết niệu và vệ sinh không sạch sẽ. Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, trẻ đi tiểu sẽ bị buốt, đi tiểu rắt và bị rối loạn tiêu hóa… Trẻ ăn kém, hay nôn, tiêu chảy kéo dài,
65
trong một số trường hợp trẻ bỗng sốt cao, rét run và nổi vân tím. Nếu bị nặng, trẻ sốt kéo dài.
Bệnh viêm cầu thận cấp là một lý gây tổn thương thận cấp. Ở trẻ, bệnh viêm cầu thận cấp thường xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn. Bệnh khởi phát đột ngột với biểu hiện ban đầu là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau lưng, da hơi xanh, phù nhẹ ở mặt, tiểu ít, về sau có thể tăng huyết áp, đi tiểu ra máu, đi tiểu ra máu và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không được điều trị đúng cách, tồn thương thận kéo dài làm quy thận mạn. Để phòng bệnh viêm cầu thận cấp nên vệ sinh mũi họng, vệ sinh thân thể để tránh các bệnh viêm mũi họng, lở loét ngoài da…, giữ ấm cho trẻ vào mùa đông.
Đái dầm là hiện tượng tiểu tiện không tự chủ, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ tuổi. Có 2 loại là đái dầm nguyên phát và đái dầm thứ phát.
- Đái dầm nguyên phát là do bàng quang chưa phát triển hoàn thiện, trung khu điều tiết phản xạ tiểu tiện chưa hoàn thiện về mặt chức năng. Đái dầm nguyên phát thường gặp ở trẻ nhỏ, khi trẻ lớn lên hệ thần kinh và bàng quang hoàn thiện về mặt cấu trúc và chức năng, đái dầm nguyên phát sẽ giảm dẫn và chấm dứt không cần điều trị.
- Đái dầm thứ phát thường gặp ở trẻ từ 5-12 tuổi, nguyên nhân có thể là do yếu tố tâm lý, thay đổi môi trường sống và học tập, do stress cuộc sống (gia đình bất hòa, học tập căng thẳng), do yếu tố sinh lý như ngủ không sâu, thức giấc chậm, khó khăn, nằm mơ trong giấc mơ thấy mình đi tiểu, bị làm dụng tình dục và một số tổn thương thực thể. Trong trường hợp đái dầm thứ phát cha mẹ, thầy cô không nên la mắng trẻ, giúp trẻ tự chủ tiểu tiện, không cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ, đánh thức trẻ dậy đi tiểu…
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6
1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của cơ quan bài tiết nước tiểu ở trẻ 2. Trình bày quá trình lọc máu và tạo nước tiểu ở thận
3. Trình bày cơ chế bài xuất nước tiểu ở trẻ em. Giải thích vì sao xuất hiện hiện tượng đái dầm ở trẻ em?
4. Từ những kiến thức đã học, hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ hệ tiết niệu phòng tránh những bệnh về tiết niệu cho trẻ em lứa tuổi tiểu học.
66