Cấu tạo hệ hô hấp

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học trẻ em (lứa tuổi tiểu học) (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG I. CƠ THỂ CON NGƯỜI LÀ MỘT KHỐI THỐNG NHẤT

4.2. Cấu tạo hệ hô hấp

Hệ hô hấp gồm hệ thống ống dẫn khí và phổi (Hình 4.1). Hệ thống ống dẫn khí gồm: mũi, hầu, thanh quản, khí quản và phế quản. Phổi là nơi trao đổi khí giữa máu và không khí. Ở trẻ em, bộ phận hô hấp chưa hoàn toàn biệt hóa và có những đặc điểm riêng về mặt giải phẫu và sinh lý so với người lớn.

4.2.1. Mũi

Mũi là phần đầu tiên của hệ hô hấp, phía ngoài là tháp mũi, bên trong là hai hốc mũi và các xoang cạnh mũi.

Tháp là phần lộ ra ở chính giữa mặt được cấu tạo bằng khung xương-sụn phủ ngoài là cơ. Lớp da ở phía ngoài, phía trong được lót bởi niêm mạc.

40

Hốc mũi được vách mũi chi làm hai nửa. Mỗi nửa thông ra mặt tại lỗ mũi trước, liên tiếp với tỵ hầu qua lỗ mũi sau. Mỗi nửa có ba xoăn mũi: trên, giữa và dưới, các xoăn mũi làm tăng diện tích bề mặt thành ổ mũi. Trừ tiền đình mũi được che phủ bằng da, phần còn lại của hốc mũi được lót bởi niêm mạc. Niêm mạc được chia thành 2 vùng: vùng hô hấp và vùng khứu. Trong đó, vùng hô hấp là vùng dưới xoăn mũi, niêm mạc ở đây chứa nhiều mao mạch, lớp biểu mô có nhiều tế bào nhầy liên tiếp với niêm mạc của xoang. Vùng khứu giác là vùng niêm mạc lót mặt trên xoăn mũi trên và phần vách mũi liền kề, có ít mạch máu và chứa các tế bào cảm giác khứu giác.

Các xoang cạnh mũi là các hốc khí ở trong các xương quanh mũi. Chúng mở vào hốc mũi và được lót bằng một lớp niêm mạc liên tiếp với niêm mạc của ổ mũi.

Các xoang cạnh mũi gồm: xoang hàm trên, các xoang sàng, xoang trán, xoang bướm.

4.2.2. Hầu

Hầu là một ống hình phễu đi từ nền sọ tới đầu trên của thực quản ở ngang mức bờ dưới sụn nhẫn. Hầu nằm trước cột sống cổ, ở sau ổ mũi, ổ miệng và thanh quản. Thành hầu được cấu tạo bằng cơ bám xương và được lót bằng niêm mạc.

Hầu vừa là đường dẫn khí vừa là đường dẫn thức ăn. Nó còn là một buồng cộng hưởng âm thanh và chứa các hạnh nhân thành phần của hệ thống miễn dịch.

Hầu được chia thành 3 phần: phần mũi, phần miệng và phần thanh quản. Niêm mạc ở phần hầu mũi có nhiều mô dạng bạch huyết tạo nên hạnh nhân phần hầu. Hạnh nhân này phát triển ở trẻ em dưới 7 tuổi và hay bị viêm.

4.2.3. Thanh quản

Thanh quản nằm giữa hầu và khí quản vừa là đường dẫn khí và là cơ quan phát âm chính. Nó nằm giữa mặt trước cổ ngang mức các đốt sống cổ IV-VI. Thanh quản là một liên kết gồm 3 sụn đơn là sụn giáp, sụn nhẫn, sụn thượng thiệt (sụn nắp thanh môn) và 3 sụn đôi là sụn phễu, sụn sừng, sụn chêm nối với nhau và với các bộ phận khác bằng dây chằng. Trong thanh quản có các cơ và dây thanh âm, lối đi qua giữa các dây thanh âm gọi là khe thanh môn. Sụn thượng thiệt đậy đường vào thanh quản khi nuốt thức ăn.

Ở trẻ em, lòng thanh quản tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi kém phát triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng, niêm mạc nhiều mạch máu, do đó dễ bị nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh quản dễ bị phù nề, biến dạng. Trẻ dưới 6 tuổi, khe thanh môn ngắn nên giọng trẻ thường cao. Trước tuổi dậy thì, cấu tạo thanh quản của nam và nữ tương đối giống nhau nên giọng nói không khác nhau nhiều. Đến tuổi dậy thì, sự phát triển thanh quản của nam và nữ khác nhau thanh quản của nam dài và to hơn thanh quản nữ, giọng nói của nam sẽ trầm vang và giọng nói của các em nữ cao và

41 trong.

4.2.4. Khí quản, phế quản

Khí quản gồm 16 – 20 vành sụn móng ngựa (hay hình chữ C), sụn chiếm 3/4 phía trước khí quản, 1/4 phía sau tiếp giáp với thực quản là màng liên kết. Mặt trong được lót bởi lớp niêm mạc với các tế bào có những tiêm mao. Ngoài ra còn có các tế bào tuyến tiết dịch nhờn, lọc sạch không khí. Khi tới phổi, khí quản chia thành 2 nhánh đi vào 2 lá phổi.

Phế quản, tiếp theo khí quản, có 2 nhánh phải, trái. Phế quản cùng với các tổ chức thần kinh trên nó tạo thành cuống phổi. Phế quản có cấu tạo giống với khí quản nhưng các vòng sụn hoàn toàn tròn.

Ở trẻ em, thanh khí phế quản ở trẻ em lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu do đó, trẻ dễ bị viêm nhiễm đương hô hấp, niêm mạc khí, phế quản dễ bị phù nề và dễ bị biến dạng khi bị bệnh về đường hô hấp.

4.2.5. Phổi

- Phổi nằm trong lồng ngực, là cơ quan hô hấp chủ yếu. Ở phổi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Ở trẻ em khối lượng phổi tăng dần theo lứa tuổi. Phổi được bao bọc bởi màng phổi gồm 2 lá: lá thành và lá tạng, giữa 2 lớp này là khoang màng phổi, có lớp dịch mỏng có tác dụng làm giảm ma sát.

Khoang màng phổi ở trẻ dễ thay đổi vì các thành của màng phổi dính vào thành ngực chưa chắc chắn. Sự tích lũy các chất dịch do các quá trình viêm tạo nên trong màng phổi dễ gây hiện tương chuyển dịch các cơ quan trong trung thất. Phổi được chia thành các thùy, các tiểu thùy. Khi đi vào phổi các phế quản được phân chia lần lượt thành phế quản thùy, phế quản phân thùy, phế quản hạ phân thùy, tiểu phế quản. Các tiểu phế quản phân nhánh nhỏ dần, nhánh tận cùng có đường kính khoảng 0,1 – 0,2 mm và nối với các phế nang.

42

Hình 4.1. Hệ hô hấp [15].

Cấu trúc siêu hiển vi của phế nang: mỗi phế nang gồm nhiều túi nhỏ hay còn gọi là lỗ tổ ong, cú thành là màng mỏng, dày khoảng 0,7àm. Phớa ngoài màng cú các mao mạch bao quanh, đây là nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa phổi và không khí.

Đường kớnh của mỗi phế nang khoảng 100-300àm. Sự phỏt triển của phổi từ sơ sinh đến 8 tuổi chủ yếu là do tăng số lượng phế nang, còn thời kỳ sau tăng về kích thước phế nang. Giai đoạn 8 tuổi có khoảng 300 triệu phế nang và ở người lớn là khoảng 600-700 triệu phế nang.

Phổi trẻ em ít tổ chức đàn hồi, do đó dễ bị xẹp phổi, khí phế thũng, giãn phế nang khi bị viêm phổi, ho gà… Phổi trẻ em có nhiều mạch máu, các mạch bạch huyết và sợi cơ nhẵn. Nên phổi trẻ em có khả năng co bóp lớn, tái hấp thu dịch trong phế nang nhanh hơn.

Bảng 4.1. Khối lượng phổi của trẻ em Việt Nam lứa tuổi tiểu học.

(Nguồn: “Hằng số sinh học người Việt Nam”) [2]

Tuổi

Trọng lượng phổi theo tuổi

Nam Nữ

Toàn phổi Phổi phải Phổi trái Toàn phổi Phổi phải Phổi trái

6-10 390 210 180 325 175 150

11-15 695 370 325 580 315 265

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học trẻ em (lứa tuổi tiểu học) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)