Hoạt động của cơ quan hô hấp

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học trẻ em (lứa tuổi tiểu học) (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG I. CƠ THỂ CON NGƯỜI LÀ MỘT KHỐI THỐNG NHẤT

4.3. Hoạt động của cơ quan hô hấp

43 4.3.1.1. Động tác hít vào

Hít vào được coi là quá trình tích cực chủ động, tốn năng lượng. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng lên theo ba chiều:

- Chiều thẳng đứng (chiều trên xuống) tăng do cơ hoành co lại, đỉnh vòm cơ hoành bớt cong và hạ thấp xuống dưới ổ bụng, kết quả làm thể tích lồng ngực tăng lên, đồng thời các cơ quan nội tạng trong ổ bụng bị dồn xuồng dưới làm bụng phình to.

- Chiều trước sau, và chiều phải trái tăng lên do cơ liên sườn ngoài co lại nâng xương ức, xương sườn ra phía trước và giãn rộng ra hai bên.

Khi hít vào bình thường ngoài cơ hoành và cơ liên sườn ngoài còn có các cơ thang, cơ răng cưa sau và trên tham gia vào động tác hít vào. Các cơ này có điểm tựa là cột sống lưng (đoạn cổ và đoạn ngực).

Khi hít vào cố sức các cơ tham gia gồm cơ ức-đòn-chũm nâng xương ức, cơ răng cưa lớn, cơ ngực lớn, cơ ngực bé. Các cơ này có điểm tựa ở đầu và chi trên.

Lồng ngực là một buồng kín, nên khi hít vào, kích thước lồng ngực tăng lên làm cho phổi căng ra tạo điều kiện cho luồng không khí đi vào các phế nang.

4.3.1.2. Khi thở ra

Thở ra là một động tác thụ động vì nó không đòi hỏi năng lượng co cơ. Khi thở ra, các cơ hít vào giãn ra, đỉnh vòm cơ hoành nâng lên, các cơ quan nội tạng trở lại tạng thái ban đầu, thể tích lồng ngực giảm xuống, cùng với sự đàn hồi của phổi, kết quả làm cho phổi xẹp xuống, không khí bị đẩy ra ngoài.

Khi thở ra cố sức (cử động theo ý muốn), còn có sự tham gia của các cơ khác như: cơ liên sườn trong và các cơ thành bụng. Các cơ này co lại, kéo xương sườn xuống thấp hơn đồng thời ép lên các cơ quan nội tạng ở bụng đầy cơ hoành lên trên, kết quả kích thước lồng ngực bị thu hẹp lại.

4.3.2. Nhịp thở

Số lần thở trong một phút gọi là nhịp thở (tần số thở). Ở trẻ, nhịp thở thay đổi theo độ tuổi, kích thước cơ thể, trạng thái sinh lý, tâm lý, trạng thái hoạt động và sự tăng giảm nhiệt độ… Nhịp thở ở trẻ 6 tuổi khoảng 20-25 lần/phút, 15 tuổi là 18-20 lần phút. Nhịp thở của trẻ em vào mùa hè cao hơn mùa đông khoảng 2-6 nhịp/phút.

Nhịp thở của trẻ em cao hơn người lớn. Ngoài ra do trung khu hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên nhịp thở cả trẻ em dễ bị rối loạn, có lúc trẻ thở nhanh, có lúc trẻ thở chậm, có lúc trẻ thở nông, có lúc trẻ thở sâu.

4.3.3. Một số động tác hô hấp bất thường

44

- Rặn: khi đối tượng hít vào sâu, đóng thanh môn, rồi cố thở ra tối đa tạo một áp suất lớn trong lồng ngực đẩy cơ hoành xuống dưới, các cơ thành bụng co lại ép vào tạng trong ổ bụng, tạo lực đẩy nước tiểu, phân ra ngoài.

- Ho: là phản xạ do bị kích thích ở đường dẫn khí. Ho là một chuỗi các phản xạ kế tiếp nhau. Đầu tiên là hít vào thật sâu, sau đó đóng thanh môn lại, rồi thở ra mạnh tạo ra một áp suất lớn trong lồng ngực, rồi thanh môn đột ngột mở ra tạo ra một luồng không khí có áp suất cao đi với tốc độ nhanh qua miệng có tác dụng đẩy vật lạ trong đường hô hấp ra ngoài.

- Hắt hơi: cũng tương tự như ho, nhưng luồng không khí có áp suất lớn đi qua mũi đẩy các vật lạ từ mũi ra ngoài.

- Nói: là động tác thở ra gây rung động dây thanh âm nhờ cử động phối hợp của lưỡi và môi phát thành âm. Nói và hát là động tác của bộ máy hô hấp, nhưng có ý nghĩa đặc biệt ở loài người.

4.3.4. Điều hòa hoạt động hô hấp

Hoạt động hô hấp được điều hòa theo cơ chế thần kinh - thể dịch. Các trung khu hô hấp hưng phấn tự động theo chu kì, đảm bảo cho hô hấp xảy ra nhịp nhàng.

Vỏ não có thể tạo ra hoạt động hô hấp tùy ý, nên con người có tể chủ động nín thở, thở nhanh, thở chậm trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều hoà hoạt động hô hấp là trung khu hô hấp nằm rải rác ở nhiều nơi của trung ương thần kinh, nhưng quan trọng hơn cả là trung khu ở hành tuỷ. Vỏ não cũng điều chỉnh hô hấp khi nói, khi hát, khi lao động hoặc khi hoạt động thể dục thể thao như bơi, lặn…Hoạt động của các trung khu hô hấp phụ thuộc vào nồng độ CO2, O2, ion H+ trong máu và huyết áp.

4.3.5. Các thể tích và dung tích thở

Để đánh giá chức năng hô hấp, người ta căn cứ vào nhiều chỉ tiêu như các thể tích thở và các dung tích hô hấp.

Một thể tích thở là một lượng khí được tính bằng lít được huy động trong một động tác hô hấp cơ bản. Có các loại thể tích thở sau:

- Thể tích lưu thông là số lít khí ra vào phổi trong một lần thở.

- Thể tích dự trữ hít vào là số lít khí hít vào được thêm sau khi hít vào bình thường nhưng không thở ra.

- Thể tích dự trữ thở ra là số lít khí thở ra thêm sau khi đã thở ra bình thường nhưng chưa hít vào.

- Thể tích cặn là số lít khí còn tồn tại trong phổi sau khi thở ra cố sức.

Dung tích hô hấp là tổng của hai hay nhiều thể tích thở. Có các loại dung tích hô hấp sau:

45

- Dung tích sống hay sinh lượng (Vital Capacity = VC): tổng số của khí lưu thông, khí dự trữ hít vào, khí dự trữ thở ra. Nghĩa là thể tích khí tối đa của một lần thở ra cố sức sau khi đã hít vào cố sức. Dung tích sống thể hiện khả năng tối đa của một lần hô hấp.

Bảng 4.2. Dung tích sống của trẻ em lứa tuổi tiểu học.

Tuổi Dung tích sống

Nam Nữ

6 0,82 0,77

7 0,86 0,89

8 1,01 1,05

9 1,12 1,15

10 1,38 1,25

11 1,60 1,36

Dung tích sống phụ thuộc vào kích thước cơ thể, phụ thuộc vào chiều cao.

Mối tương quan giữa dung tích sống và chiều cao có quy luật nhất định và được thể hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính. Phương trình hồi quy tuyến tính dung tích sống của trẻ em Việt Nam có dạng:

Nam: VC = 2,0879H + 0,1451A – 2,6456 Nữ: VC = 2,5876H + 0,0415A – 2,4435 Trong đó VC: dung tích sống (l)

H: chiều cao (m) A: tuổi (năm)

- Dung tích phổi toàn bộ (Total Lung Capacity = TLC): tổng số của dung tích sống và khí cặn. Bình thường dung lượng phổi khoảng 5 lít, thể hiện khả năng chứa đựng khí tối đa của phổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý học trẻ em (lứa tuổi tiểu học) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)