CHƯƠNG I. CƠ THỂ CON NGƯỜI LÀ MỘT KHỐI THỐNG NHẤT
8.1. Các cơ quan sinh dục nam
8.1.1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nam
Các cơ quan sinh dục nam gồm hai tinh hoàn, hai mào tinh hoàn, các ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục, các tuyến sinh dục phụ và dương vật (Hình 8.1).
Hình 8.1. Các cơ quan sinh dục nam [15].
a. Tinh hoàn
Tinh hoàn là một đôi tuyến hình trứng nằm trong bìu vừa làm nhiệm vụ sản xuất tinh trùng, vừa thực hiện chức năng của tuyến nội tiết. Trong quá trình phát triển của trẻ em, kích thước tinh hoàn tăng dần.
Tinh hoàn gồm một số lượng lớn các ống sinh tinh uốn khúc nằm trong các ô được phân cách bởi các vách ngăn bằng mô liên kết. Các ống sinh tinh có chức năng sản sinh tinh trùng. Nằm chen giữa các ống sinh tinh là các tế Leydig (tế bào kẽ) thực hiện chức năng chế tạo hormon sinh dục nam. Tinh hoàn chỉ thực sự hoạt động bắt đầu ở tuổi dậy thì (9 đến 14 tuổi). Lúc này các ống sinh tinh bắt đầu sản sinh tinh trùng, các tế bào Leydig cũng bắt đầu hoạt động tiết hormon sinh dục nam testosterone, có tác dụng đến sự hình thành những đặc điểm giới tính nam rõ rệt, sự
74
sản sinh tinh trùng tiến hành một cách thường xuyên, kéo dài suốt tuổi dậy thì cho đến lúc già.
b. Mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn là phần phụ tinh hoàn. Tinh trùng được sản sinh trong tinh hoàn sẽ theo các ống dẫn đi vào mào tinh hoàn. Tại đây tinh trùng tiếp tục quá trình trưởng thành.
c. Ống dẫn tinh
Tinh trùng được chuyển từ mào tinh hoàn qua ống dẫn tinh đến chứa trong túi tinh, từ đây tinh trùng sẽ được phóng qua ống phóng tinh vào niệu đạo rồi ra ngoài, đó là sự xuất tinh. Khi đi qua phần đầu của niệu đạo nằm trong ống tiền liệt, tinh trùng được hoà lẫn với dịch từ tuyết tiền liệt tiết ra tạo thành tinh dịch để ra ngoài. Tinh dịch có thể thoát ra ngoài qua những giấc mơ, đó là hiện tượng mộng tinh, một hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể kể từ tuổi dậy thì.
d. Các tuyến sinh dục phụ
Gồm tuyến tiền liệt và tuyến hành (tuyến Cowper).
- Tuyến tiền liệt là tuyến tương đối lớn, nằm dưới bàng quang, bao quanh phần đầu niệu đạo (ống đái). Tuyến tiền liệt tiết một chất dịch trắng như sữa hoà lẫn với tinh trùng từ túi tinh phóng ra tạo thành tinh dịch, nhờ đó tinh trùng hoạt động được dễ dàng.
- Tuyến hành là đôi tuyến nhỏ nằm gần tuyến tiền liệt, tiết ra dịch nhờn đổ vào niệu đạo, dịch này vừa có tác dụng rửa niệu đạo trước khi tinh trùng phóng qua, vừa làm giảm tính acid của dịch âm đạo, đảm bảo tỷ lệ sống sót cao của tinh trùng.
Ngoài hai tuyến trên, túi tinh cũng được coi là một tuyến sinh dục phụ tiết dịch trong đó có chứa chất nuôi dưỡng tinh trùng trong thời gian tinh trùng ở trong túi tinh.Tất cả các tuyến sinh dục đều chỉ bắt đầu hoạt động từ tuổi dậy thì để thực hiện chức năng của cơ quan sinh sản.
e. Dương vật
Dương vật trong đó có niệu đạo vừa là đường ống dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh và các tổ chức cương cứng. Dương vật tận cùng bằng quy đầu là nơi tập trung nhiều tổ chức thần kinh, rất nhạy cảm với các kích thích. Quy đầu được phủ bằng một nếp da gọi là bao quy đầu, mặt trong có nhiều tuyến tiết chất nhờn.
8.1.2. Sinh lý sinh dục nam a. Chức sinh sản tinh trùng
Sự sản sinh tinh trùng xảy ra ở tất cả các ống sinh tinh trong suốt đời sống sinh dục nam. Quá trình sản sinh tinh trùng bắt đầu từ khi nam dậy thì và được duy trì trong suốt đời sống.
75
Những tế bào mầm được gọi là tinh nguyên bào (spermatogonia) ở gần màng đáy của ống sinh tinh phát triển thành tinh bào I. Mỗi tinh bào I phân chia giảm nhiễm thành 2 tinh bào II, sau đó mỗi tinh bào II là tiếp tục phân chia giảm nhiễm để cho ra ra 2 tiền tinh trùng. Các tiền tinh trùng được nuôi dưỡng sau vài tuần đã có những thay đổi nhất định như: Mất một ít bào tương, tổ chức lại chromatin của nhân để tạo đầu tinh trùng; phần bào tương và màng tế bào còn lại thay đổi tạo thành đuôi tinh trùng. Các giai đoạn tạo tinh bào, tiền tinh trùng, tinh trùng đều xảy ra trong tế bào Sertoli. Thời gian của quá trình sản sinh tinh trùng từ tế bào mầm là 64 ngày.
Sản sinh tinh trùng cần nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Tinh hoàn nằm trong lớp cơ bìu (cơ dartos) và sự sắp xếp các mao mạch của tinh hoàn có tác dụng duy trì nhiệt độ thích hợp cho việc sản sinh tinh trùng. Trường hợp tinh hoàn ẩn (cryptorchism), nghĩa là tinh hoàn không di chuyển xuống bìu còn nằm lại trong ổ bụng sẽ không có khả năng sinh tinh trùng.
Tinh trùng gồm có: đầu, cổ, thân và đuôi.
- Đầu tinh trùng được tạo thành từ nhân tế bào, chỉ có một lớp bào tương mỏng và màng tế bào bao nhanh bề mặt. Phía trước đầu tinh trùng có một lớp dày lên gọi là cực đầu. Cấu trúc này chứa một lượng lớn enzym giống các enzym trong bọc lysosom gồm hyaluronidase và các enzym phân giải protein. Đây là enzym quan trọng vì nhờ chúng mà tinh trung có thể phá vỡ được lớp vỏ của noãn.
- Cổ tinh trùng rất ngắn, có nhiều ty thể để cung cấp năng lượng cho đuôi hoạt động.
- Thân tinh trùng gồm có sợi trục và tế bào chất xung quanh. Ty thể chiếm hầu hết tế bào chất và được xếp theo đường xoắn ốc quanh sợi trục.
- Đuôi tinh trùng là một ống nhỏ giúp tinh trùng có thể chuyển động được.
Tinh trùng có hai loại mang nhiễm sắc thể giới tính khác nhau và có lượng bằng nhau: loại mang nhiễm sắc thể Y và loại mang nhiễm sắc thể X. Chúng khác nhau về đặc điểm cấu tạo, khả năng sống và tốc độ vận chuyển. Tinh trùng Y nhỏ, nhẹ, vận động nhanh hơn tinh trùng X, nhưng khả năng sống của tinh trùng Y kém so với tinh trùng X, đặc biệt trong môi trường acid.
b. Chức năng nội tiết
Tinh hoàn bài tiết các hormone sinh dục nam như testosteron, dihydrotestostron, androstenedion gọi chung là androgen. Trong đó, testosterone được coi là hormone quan trọng nhất của tinh hoàn. Testosteron có tác dụng sau:
- Tác dụng biệt hoá sinh dục: ở thời kỳ bào thai, testosterone có tác dụng biệt hoá sinh dục. Khi dậy thì, testosterone làm phát triển cơ quan sinh dục phụ: tuyến
76
tiền liệt, túi tinh to ra và túi tinh bắt đầu bài tiết fructose để nuôi dưỡng tinh trùng và những giới tính thứ phát.
- Cùng với FSH, testosterone tác dụng đến sự phát triển và đặc biệt chuyển tiền tinh trùng thành tinh trùng, ảnh hưởng đến sự hoạt động của tinh trùng và có tác dụng dinh dưỡng đối với cơ quan sinh dục phụ.
- Testosterone tác dụng đến chuyển hoá, đặc biệt là tác dụng đồng hoá protein và kích thích sự tăng trưởng. Những chất dẫn của testosterone như nerobol, nerobolin... là những chất tăng đồng hoá, có tác dụng tăng tổng hợp protein của cơ.
8.1.3. Dậy thì ở nam giới
Dậy thì là thời kỳ có những biến đổi lớn về thể chất, tâm lý và đặc biệt là hoạt động chức năng của cơ quan sinh dục.
Ở trẻ em, nam giới bắt đầu dậy thì trong khoảng thời gian từ 9-12 tuổi, mốc để đánh dấu tuổi dậy thì của nam giới là thể tích tinh hoàn tăng lên 4ml. Thông thường, quá trình dậy thì ở nam kéo dài khoảng từ 2-5 năm, và kết thúc dậy thì ở giai đoạn khoảng từ 16-18 tuổi, mốc để đánh dấu thời điểm dậy thì hoàn toàn đó là lần xuất tinh đầu tiên.
Trong thời kỳ dậy thì, dưới tác dụng của hormone sinh dục nam kết hợp cùng với các hormone tăng trưởng khác của cơ thể, cơ thể trẻ phát triển nhanh đặc biệt là khối lượng cơ tăng nhanh. Tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng và bài tiết testosteron. Dưới tác dụng của testosteron cơ thể trẻ xuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ thứ phát như dương vật lớn lên về mặt kích thước, túi tinh và tuyến tiền liệt phát triển, …. Trẻ bắt đầu có khả năng hoạt động tình dục và sinh sản.