CHƯƠNG I. CƠ THỂ CON NGƯỜI LÀ MỘT KHỐI THỐNG NHẤT
5.2. Cấu tạo hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Ống tiêu hoá chủ yếu được cấu tạo từ mô cơ trơn, bên trong có niêm mạc bao phủ. Các tế bào niêm mạc tiết ra niêm dịch. Lớp dưới niêm mạc gồm hệ thống các lông ruột, mạng lưới mao mạch, mạch bạch huyết và các sợi thần kinh. Ống tiêu hoá gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non (tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng), ruột già (manh tràng, kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống, kết tràng sigma, trực tràng) và hậu môn (Hình 5.1).
50
Hình 5.1. Hệ tiêu hóa [15].
5.2.1. Khoang miệng
Khoang miệng là đoạn đầu tiên của ống tiêu hóa để tiếp nhận thức ăn. Trong khoang miệng có răng, lưỡi và tuyến nước bọt.
- Răng có màu trắng ngà, rắn, chắc, được cắm vào các hốc răng (huyệt răng) của xương hàm nhờ lợi, hốc răng, dây chằng hốc răng. Mỗi răng gồm 3 phần: thân răng (vành răng), cổ răng, chân răng (rễ răng). Cấu tạo răng từ trong ra ngoài gồm:
ổ răng chứa tủy răng, xương răng (ngà răng), ngoài cùng, phần thân được phủ bởi men răng, phần chân răng được phủ bởi cementum.
Từ 6 đến 11 tuổi là giai đoan thay răng ở trẻ, 20 răng sữa rụng dần và thay bằng răng vĩnh viễn, từ 15-17 tuổi sự thay răng kết thúc. Răng vĩnh viễn ở người gồm 32 răng theo công thức.
i2 2c1
1p2 2m3
3
Trong đó i: răng cửa c: răng nanh p: răng tiền hàm m: răng hàm
Vai trò của răng: cắn, xé và nghiền thức ăn. Ngoài ra răng còn tham gia vào việc phát âm.
51
- Lưỡi là bộ phận cơ vân chắc và rất mềm dẻo, có thể cử động tự do và linh hoạt để xáo trộn thức ăn và tham gia việc hình thành tiếng nói. Lưỡi nằm trên nền miệng, được niêm mạc bao phủ, có các gai vị giác để cảm nhận vị giác.
5.2.2. Hầu
Hầu là ngã tư của đường tiêu hóa và đường hô hấp, cấu tạo gồm 3 phần:
- Phần tỵ hầu (hầu mũi) thông với hốc mũi bởi hai lỗ mũi sau và thông với hòm nhĩ qua hai vòi nhĩ;
- Phần khẩu hầu (hầu miệng) mở trực tiếp với ô miệng qua eo họng;
- Phần thanh hầu (hầu thanh quản) mở trực tiếp vào thực quản ngang mức đốt cổ 6,7 và thanh hẫu cũng thông với thanh quản qua lỗ thanh quản.
Giữa hầu và cột sống là một mô liên kết thưa, nên có tác dụng đảm bảo cho hầu cử động được dễ dàng khi nuốt. Hầu có vai trò là dẫn thức ăn vào thực quản và dẫn khí qua thanh quản vào khí quản, phế quản và vào phổi và ngược lại.
Thành hầu được cấu tạo bởi 3 lớp: Lớp trong cùng là lớp niêm mạc có tổ chức hạch bạch huyết phát triển thành các hạch hạnh nhân bao quanh hầu; Lớp giữa là lớp cơ vân gồm cơ nâng hầu (có tác dụng nâng hầu lên cho động tác nuốt), cơ khít hầu có tác dụng đón và đẩy thức ăn xuống dưới. Lớp ngoài cùng là tổ chức liên kết.
5.2.3. Thực quản
Thực quản là một ống dài đi vào khoang bụng qua một lỗ đặc biệt ở cơ hoành.
Cấu trúc thực quản gồm 3 lớp: Lớp cơ (cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài); lớp dưới niêm mạc lỏng lẻo có các mạch máu và thần kinh; Lớp niêm mạc lót trong lòng thực quản, có các tuyến tiết dịch nhầy.
Ở trẻ em thành thực quản mỏng, tổ chức đàn hồi và lớp cơ chưa phát triển đầy đủ, nên trẻ dễ bị nghẹn. Thực quản trẻ em nhỏ và ngắn nên dễ bị nôn, trớ. Chức năng của thực quản là dồn thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
5.2.4. Dạ dày
Dạ dày là phần rộng nhất của ống tiêu hóa, đây là nơi chứa đựng thức ăn và là nơi thức ăn được tiêu hóa về mặt hóa học và cơ học.
Hình dạng dạ dày thay đổi tùy theo lượng thức ăn chứa đựng bên trong, tùy theo tư thế cơ thể và tùy theo độ tuổi. Ở trẻ sơ sinh, dạ dày hơi tròn nằm ở vị trí tương đối cao, trẻ từ 1 tuổi trở đi dạ dày có hình thuôn dài, đến 11 tuổi dạ dạy của trẻ có hình dạng hình chữ J khi rỗng. Dung tích dạ dày của trẻ giai đoạn 7 tuổi khoảng 1000m3 ở người trưởng thành là khoảng 1200m3. Dạ dày gồm các phần: tâm vị, đáy vị, thân vị, môn vị.
Cấu tạo của thành dạ dày từ ngoài vào gồm 4 lớp:
52
- Lớp thanh mạc, thuộc lá của phúc mạc và là sự liên tục của mạc nối nhỏ phủ hai mặt trước và sau của dạ dày.
- Lớp cơ trơn rất dày, kể từ ngoài vào trong gồm: lớp cơ dọc, lớp cơ vòng và lớp cơ chéo.
- Lớp dưới niêm mạc là tổ chức liên kết lỏng lẻo, có nhiều mạch máu.
- Lớp niêm mạc lót mặt trong của dạ dày. Mặt niêm mạc có nhiều núm con.
Trên mặt núm có nhiều hố dạ dày đây là nơi mà các tuyến dạ dày đổ vào.
Giữa lớp cơ trơn với lớp niêm mạc có đám rối Meissner và Auerbach.
5.2.5. Ruột non
Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa là phần quan trọng để tiêu hóa thức ăn. Ở trẻ, ruột non tương đối dài gấp 6 lần chiều dài cơ thể. Ở người lớn dài gấp 4 -5 lần chiều dài cơ thể. Ruột non được treo vào thành bụng sau bởi màng treo ruột non trong đó có mạch máu, thần kinh chạy đến ruột. Mạc treo này ở trẻ em dài và rộng nên dễ bị lồng ruột.
Ruột non được chia làm 3 phần chính: tá tràng, hổng tràng, hồi tràng. Tá tràng là đoạn đầu của ruột non. Đoạn đầu của tá tràng gọi là hành tá tràng do thường xuyên chịu sự tấn công của acid dạ dày nên dễ bị loét. Hỗng tràng tiếp nối với tá tràng và hồi tràng là đoạn cuối cùng của ruột non. Những sự phân chia giữa hỗng tràng và hồi tràng chỉ là quy ước và không có ranh giới giải phẫu nào phân biệt giữa hai đoạn này.
Thành ruột non được cấu tạo bởi 3 lớp: ngoài là thanh mạc, giữa là lớp cơ và bên trong là lớp niêm mạc. Lớp niêm mạc gồm nhiều nếp gấp (van tràng) và nhiều lông ruột. Van tràng phủ bởi 1 lớp tế bào, ở đó có tế bào chứa chất nhầy.
Lông ruột dài 0,5 – 1 mm, dày 0,1 mm. Nhờ có cấu tạo lông ruột và van tràng nên diện tích bề mặt hấp thụ của ruột non tăng lên.
Trong niêm mạc ruột non có tuyến tiết ra dịch ruột, chứa nhiều loại enzyme tiêu hoá các loại thức ăn khác nhau.
Đổ vào đầu ruột non còn có tuyến tuỵ và gan cũng được tham gia chức năng tiêu hoá. Tuyến tuỵ tiết dịch tiêu hoá, đổ vào tá tràng. Dịch tuỵ giàu enzyme tiêu hoá, có tác dụng tiêu hoá tất cả các loại thức ăn. Gan tiết ra mật, có tác dụng hỗ trợ, kích thích tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.
Chức năng của ruột non là tiếp tục tiêu hóa, biến đổi thức ăn và hoàn thành quá trình tiêu hóa thức ăn, đồng thời hấp thu các chất đã được biến đổi tới dạng đơn giản nhất vào máu để rồi đi nuôi cơ thể.
5.2.6. Ruột già
53
Ruột già là phần tiếp theo của ruột non và là phần cuối của ống tiêu hóa.
Ruột già được chia làm 3 đoạn: Manh tràng (thành sau có ruột thừa, ở trẻ em, manh tràng ngắn và di động được nên trẻ em dễ bị lồng ruột); Kết tràng (kết tràng lên, kết tràng ngang và kết tràng xuống, kết tràng sigma); Trực tràng (nơi tích trữ phân) tận cùng là hậu môn. Ruột già chứa hệ thống vi khuẩn phong phú, chủ yếu là vi khuẩn hoại sinh, có tác dụng phân huỷ các chất bã của thức ăn để tạo thành phân.
Thành ruột già được cấu tạo bởi 3 lớp: ngoài cùng là thanh mạc, giữa là lớp cơ và trong là lớp niêm mạc có chứa tế bào tiết dịch nhầy.