CHƯƠNG I. CƠ THỂ CON NGƯỜI LÀ MỘT KHỐI THỐNG NHẤT
5.5. Một số bệnh về tiêu hóa ở trẻ em
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Biểu hiện ra ngoài của bệnh là trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày, có thể kèm theo các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước và mệt mỏi. Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp, nhưng nếu để tiêu chảy kéo dài, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải do đó, cần bù nước và điện giải cho bé kịp
58
thời bằng oresol. Cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày.
Nhiễm giun ở trẻ em là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Giun là một loại ký sinh trùng, sống trong đường ruột của trẻ. Tùy theo loại giun khác nhau, giun xâm của giun vào cơ thể trẻ bằng nhiều cách khác nhau: do trẻ vô tình nuốt phải giun hoặc trứng của chúng, một số loại giun có thể chui qua da khi chúng còn nhỏ, có thể nhiễm giun khi bị côn trùng nhiễm trùng cắn hoặc do ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh. Giun được truyền qua nước tiểu, phân của động vật hoặc người bị nhiễm bệnh ra môi trường ngoài. Khi trẻ bị nhiễm giun, trẻ sẽ kém phát triển về tinh thần và thể chất, rối loạn tiêu hóa, có thể bị tắt ruột, viêm ruột thừa, hội chứng loeffler, rối loạn thần kinh, thiếu máu, ngứa hậu môn…
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây ra tình trạng đau bụng và những thay đổi trong đại tiện. Khi bị rối loạn tiêu hóa, bé sẽ thường xuyên gặp bất tiện trong sinh hoạt do thay đổi trong vấn đề đi vệ sinh, thường xuyên bị đau bụng, đầy hơi, cảm giác khó chịu. Trẻ em là đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa do hệ thống tiêu hóa chưa được hoàn thiện cả về cấu trúc cũng như hoạt động và lượng enzyme tiêu hóa. Hơn nữa, sức đề kháng của trẻ yếu hơn, nên dễ bị loạn khuẩn đường tiêu hóa. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc sử dụng kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh khó chịu này. Rối loạn tiêu hóa lâu ngày khiến trẻ không hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh.
Hậu quả là trẻ thường bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và hệ miễn dịch kém phát triển. Để phòng tránh nhiễm giun, trẻ có thể thực hiện các biện pháp như:
rửa tay thường xyên, tránh tiếp xúc với đất bị nhiễm phân từ người hoặc động vật, không ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín,…. Cần tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng một lần.
Táo bón là biểu hiện thường gặp ở trẻ. Bé bị táo bón khi số lần đi đại tiện ít hơn bình thường, phân rắn hơn. Trẻ đôi khi bị đau quặn bụng mỗi khi đi đại tiện, rặn khi đi vệ sinh, đau rát, thậm chí nứt kẽ hậu môn dẫn đến chảy máu... Bệnh có thể gặp ở trẻ ít ăn rau và các thực phẩm giàu chất xơ, ít uống nước,...nhưng cũng có thể gặp ở những trẻ bị rối loạn chức năng đại tràng. Khi trẻ bị táo bón, có thể bổ sung thêm rau, hoa quả nhiều chất xơ vào chế độ ăn cho bé. Cũng có thể cho bé uống nhiều nước hơn trong ngày.
Tắt ruột là một bệnh biểu hiện trẻ không đi vệ sinh được, cũng không thể trung tiện được. Triệu chứng đầu tiên của trẻ thường là nôn ói nhiều, sau đó có thể ói ra nước mật. Ở trẻ sơ sinh tắc ruột có thể có lồng ruột hoặc thoát bị bẹn, cũng có
59
thể do dị tật ống tiêu hóa nên có chỗ bị xoắn. Trong trường hợp này, bắt buộc phải đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Bệnh kiết lỵ có biểu hiện bệnh là đi tiêu ra phân rất ít nhưng có kèm theo chất nhầy và máu cùng các triệu chứng như sốt, đau bụng, luôn có cảm giác muốn đi cầu. Nguyên nhân của bệnh kiết lỵ do Amip và Shigella gây ra. Tình trạng biểu hiện kiết lỵ kéo dài dẫn đến trẻ lả dần, vật vã, hôn mê rồi tử vong. Nguy cơ chủ yếu của bệnh kiết lỵ là trở thành mạn tính, kéo dài.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
1. Trình bày đặc điểm hệ tiêu hóa ở trẻ em: khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa.
2. Phân tích sự biến đổi thức ăn trong hệ tiêu hóa ở trẻ em.
3. Trình bày quá trình hấp thu các chất trong hệ tiêu hóa. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn ở trẻ.
4. Trình bày một số bệnh về tiêu hóa ở học sinh tiểu học. Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh?
5. Hãy thiết lập một chế độ ăn và vệ sinh ăn uống hằng ngày cho trẻ em lứa tuổi tiểu học.
6. Hãy đề xuất những biện pháp chăm sóc hệ tiêu hóa ở trẻ em lứa tuổi tiểu học.
60